Home / Tài liệu môn Sinh học / Sinh học lớp 12 / Giải bài tập sách giáo khoa môn Sinh học lớp 12 / Bài 10. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen – Sinh học 12

Bài 10. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen – Sinh học 12

Để hiểu hơn về tương tác gen và tác động đa hiệu của gen, bài học này chúng tôi sẽ tìm hiểu nó thông qua khái niệm tương tác gen.

A: Lý thuyết về khái niệm tương tác gen và các tác động đa hiệu của gen

I. Tương tác gen:

1. Tương tác bổ sung:

– Là kiểu tác động qua lại của 2 hay nhiều gen không alen làm xuất hiện tính trạng mới.

TD: Lai 2 dòng cây thuần chủng đều có hoa trắng. Ở F1 ta thu được 100% cây đỏ. Cho F1 tự thụ phấn,  F2:9 đỏ: 7 trắng

* Giải thích kết quả lai:

– Nếu tạo hoa đỏ thì kiểu gen của P phải có mặt đồng thời 2 gen trội A và B. Nếu chỉ có A hoặc B thì tạo hoa trắng

* Sơ đồ lai:

P: AAbb x aaBB

(trắng) (trắng)

Giao tử P: Ab aB

F1: 100% AaBb

Cho F1 tự thụ phấn  có 4 giao tử:

AB, Ab, aB, ab.

Kiểu hình F2: 9 đỏ: 7 trắng.

Chú ý: Các gen không trực tiếp tương tác với nhau mà sản phẩm của chúng (protein, enzim) tương tác nhau làm xuất hiện kiểu hình chung.

2. Tương tác cộng gộp:

– Là kiểu tác động của nhiều gen, trong đó mỗi gen đóng góp 1 phần như nhau vào sự phát triển của cùng 1 tính trạng.

TD: Tính trạng da trắng ở người do các alen:

a1 a1 a2 a2 a3 a3 quy định. (vì các alen này không có khả năng tạo sắc tố melanin), gen trội A1 A2 A3 làm cho da màu đậm.

>> Xem thêm:  Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển - Sinh học 12

P: A1A1 A2A2 A3A3 x a1 a1 a2 a2 a3 a3

(da đen) (da trắng)

F1: A1a1 A2a2 A3a3 (da nâu đen)

II. Tác động đa hiệu của gen:

– Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau được gọi là gen đa hiệu.

– Trong tế bào có nhiều gen, trong cơ thể có nhiều tế bào. Các gen trong cùng tế bào không hoạt động độc lập, và các tế bào trong cơ thể có quan hệ qua lại với nhau vì cơ thể là 1 bộ máy thống nhất.

B. Bài Tập

Bài 1. Hãy giải thích các mối quan hệ giữa gen và tính trạng sau đây và cho biết kiểu quan hệ nào là chính xác hơn:

– Một gen quy định một tính trạng.

– Một gen quy định một enzim/prôtêin.

– Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit.

Trả lời:

Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit chính xác hơn vì một prôtêin có thể gồm nhiểu chuỗi pôlipeptit khác nhau cùng quy định. Một tính trạng lại có thể được quy định bởi nhiều loại prôtêin khác nhau.

Bài 2. Trong một thí nghiệm, người ta cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng và thu được F1, cho toàn hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, người ta thu được các cây F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình là: 245 cây hoa trắng và 315 cây hoa đỏ. Hãy giải thích kết quả lai và viết sơ đồ lai từ thế hệ P tới F1 và F2.

>> Xem thêm:  Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã - Sinh học 12

Trả lời:

Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F là xấp xỉ 9: 7 vì thế đây là kiểu tương tác bổ sung.

Hiện tượng tương tác gen là phổ biến còn hiện tượng một gen quy định một tính trạng đúng như quy luật Menđen là khá hiếm gặp.

Bài 3. Hai alen thuộc cùng một gen có thể tương tác với nhau hay không? Giải thích.

Trả lời:

Các alen thuộc cùng 1 gen có thể tương tác với nhau theo kiểu trội -lặn hoàn toàn, trội – lặn không hoàn toàn hoặc đồng trội (khi hai alen cùa cùng một gen đểu biểu hiện ra kiểu hình, ví dụ kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB ở người.

Bài 4. Sự tương tác giữa các gen có mâu thuẫn gì với các quy luật phân li của các alen hay không? Tại sao?

Trả lời:

Sự tương tác giữa các gen không mâu thuẫn gì với các quy luật của Menđen vì tương tác gen là sự tác động qua lại giữa sản phẩm của các gen chứ không phải bản thân của các gen.

Cây dị hợp tử Aa chỉ cần một alen A cũng tổ hợp được đủ một lượng enzim cần thiết để chuyển chất A thành chất B. Tương tự. chỉ cần một alen B cũng tạo ra được lượng enzim cần thiết chuyển chất B thành sản phẩm p (sắc tố đỏ). Các alen đột biến a và b đều khổng tạo ra được các enzim A và B tương ứng. Do cây có kiểu gen aaBB không sản xuất ra được enzim A chuyển hoá chất A thành B nên cho dù có tạo ra được enzim B cũng không có cơ chất (chất B) để chuyển thành sản phẩm p nên hoa của chúng có màu trắng.

>> Xem thêm:  Bài 21. Di truyền y học - Sinh học 12

Bài 5. Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Thế nào là gen đa hiệu?

A. Gen tạo ra nhiều loại mARN.

B. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác.

C. Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.

D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.

Trả lời: C.

Bài viết trên rất mong nhận được ý kiến phản hồi của các bạn. Chúc các bạn học tập hiệu quả!

Check Also

dd926f3ede44a75eb0c4e08157ef0d17 310x165 - Bài 41: Diễn thế sinh thái - Sinh học 12

Bài 41: Diễn thế sinh thái – Sinh học 12

Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về diễn thế sinh thái, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *