Bài 17: Quang hợp – Sinh học 10

Quang hợp là quá trình không thể thiếu ở thực vật, ngay trong bài học hôm nay chúng tôi sẽ đưa đến cho các bạn những khái niệm và các pha của quá trình quang hợp.

A:  Tóm tắt lý thuyết và những vấn đề cần lưu ý của quang hợp

I. Khái niệm quang hợp

  1. Khái niệm:

Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.

  2. Phương trình tổng quát

CO2 + H2O + NLAS à (CH2O) + O2

II. Các pha của quá trình quang hợp

Quang hợp được chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối.

  1. Pha sáng:

a. Khái niệm:

Pha sáng là pha mà năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành năng lượng trong các phân tử ATP, NADH.

Pha sáng còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

b. Diễn biến:

– Nơi diễn ra: Màng tilacôit của lục lạp.

– Các sắc tố quang hợp và các thành phần của chuỗi truyền điện tử được sắp xếp thành những phức hệ có tổ chức trong màng tilacôit, nhờ đó quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng được xảy ra có hiệu quả.

– Các phân tử sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng à năng lượng được chuyển vào chuỗi truyền electron à tổng hợp ATP và NADH.

NLAS + H2O + NADP+ + ADP + Pi à NADPH + ATP + O2

>> Xem thêm:  Bài 13: Khái quát năng lượng và chuyển hóa vật chất - Sinh học 10

– O2 được tạo ra trong pha sáng có nguồn gốc từ các phân tử nước.

  2. Pha tối:

a. Khái niệm:

Pha tối là pha cố định CO2 tự do trong các phân tử cacbohiđrat.

b. Diễn biến:

Có một số con đường cố định CO2: C3, C4, CAM.

Con đường C3 là con đường phổ biến nhất (chu trình Canvin).

– CO2 từ khí quyển + chất 5C (RiDP) à chất 6C không bền à  chất có 3C (bền) à AlPG.

– AlPG được chia làm 2 phần: AlPG à RiDP, AlPG à tinh bột và saccarôzơ.

Chu trình C3 sử dụng năng lượng ATP và NADPH từ pha sáng.

    3. Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối

– Pha sáng: chỉ diễn ra khi có ánh sáng. Năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP.

– Pha tối: diễn ra cả khi có ánh sáng hoặc bóng tối. Nhờ ATP và NADPH mà CO2 được biến đổi thành cacbohiđrat.

B: Bài tập:

Câu 1. Quang hợp được thực hiện ở những nhóm sinh vật nào?

Câu 2. Quang hợp thường được chia thành mấy pha? Là những pha nào?

Câu 3. Những phân tử nào chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp?

Câu 4. Oxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp?

Câu 5. Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra sản phẩm gì để cung cấp cho pha tối?

Câu 6. Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là gì? Tại sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình?

Trả lời:

>> Xem thêm:  Bài 31: Virut gây bệnh - ứng dụng của virut trong thực tiễn - Sinh học 10

Câu 1. Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. Trong sinh giới, những nhóm thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp. Quang hợp ở vi khuẩn có những điểm khác biệt so với quang hợp ở thực vật tảo nhưng sự sai khác đó là không nhiều.

Câu 2. Quang hợp thường được chia thành hai pha: pha sáng và pha tối. Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành dạng năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH. Vì vậy, pha này còn được gọi là giai đoạn chuyển đổi năng lượng ánh sáng.
Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền của lục lạp. Trong pha tối, CO2   sẽ bị khử thành cacbohiđrat. Quá trình này còn được gọi là quá trình cố định CO (có nghĩa là nhờ quá trình này, các phân tử CO2   tự do được “cố định” lại trong các phân tử cacbohiđrat.

Câu 3. Trong quang hợp, các phân tử hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quá trình quang hợp là các sắc tố quang hợp: clorophyl (chất diệp lục), carôterôit (sắc tố vàng, da cam, tím đó), phicôbilin).

Câu 4. Trong quá trình quang hợp, ôxi được sinh ra trong pha sáng, từ quá trình quang phân li nước. Quá trình quang phân li nước diễn ra nhờ vai trò xúc tác của phức hệ giải phóng ôxi.

>> Xem thêm:  Bài 5: Protein - Sinh học 10

Câu 5. Ở thực vật, pha sáng diễn ra khi có ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP và NADPH để cung cấp cho pha tối.

Câu 6. Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền của lục lạp. Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là một hợp chất có ba cabon (do đó chu trình này có tên là chu trình C3). Người ta gọi đây là chu trình vi trong con đường này, chất kết hợp với C02 đầu tiên là RuBP lại được tái tạo trong giai đoạn sau để con đường tiếp tục quay vòng.

Bài viết trên đã đề cập cho các bạn những kiến thức cơ bản của Quang hợp cùng một số bài tập áp dụng. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích cho bạn. Chúc các bạn học tập tốt! 

Check Also

myhuyen 1 310x165 - Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật - Sinh học 10

Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật – Sinh học 10

Để hiểu được quá trình sinh sản của vi sinh vật, bài học hôm nay …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *