Nông nghiệp được coi là một ngành kinh tế cơ bản, nền móng của nước ta, vậy để tìm hiểu đặc điểm nền nông nghiệp đó trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức lý thuyết tổng hợp cùng một số dạng bài tập áp dụng hữu ích.
A. Lý thuyết
1. Nền nông nghiệp nhiệt đới
a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới
+ Thuận lợi
– Chế độ nhiệt ẩm phong phú cho phép cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm.
– Có thể áp dụng các phương thức canh tác như xen canh, tăng vụ, gối vụ…
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo chiều Bắc – Nam và theo chiều cao của địa hình ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
– Sự phân hóa của các điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
+ Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
+ Ở đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thủy sản.
+ Hạn chế
– Tính bấp bênh của NN nhiệt đới.
– Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm cho việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng.
– Tính mùa vụ khắc khe trong SX NN.
b. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới
– Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
– Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng với việc đưa vào các giống ngắn ngày, chịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão lũ hay hạn hán.
– Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.
– Việc trao đổi nông sản khắp các vùng trong cả nước, nhờ thế mà hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.
– Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, càphê, cao su, hoa quả, …) là một hướng đi quan trọng để phát huy thế mạnh của một nền nông nghiệp nhiệt đới: rau cao cấp vụ đông xuất khẩu sang các nước cùng vĩ độ, hoa quả đặc sản nhiệt đới của các vùng miền, các loại cây công nghiệp cho giá trị cao.
2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới
Một đặc điểm khá rõ của nền nông nghiệp nước ta hiện nay là sự tồn tại song song nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại, đồng thời là chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa.
a. Nông nghiệp cổ truyền
+ Quy mô
– Quy mô nhỏ
– Manh mún, phân tán
+ Phương thức canh tác
– Chủ yếu sử dụng sức người và động vật.
– Kĩ thuật thô sơ, lạc hậu.
– SX nhiều loại, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.
+Hiệu quả mang lại
– Năng suất lao động thấp.
– Năng suất cây trồng, vật nuôi kém.
– Hiệu quả thấp trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
+Tiêu thụ sản phẩm:
– Không quan tâm đến thị trường.
– Tự cấp, tự túc.
+ Phân bố:
– Nhiều nơi trên cả nước.
– Tập trung ở các vùng còn gặp nhiều khó khăn.
b. Nông nghiệp hàng hóa
+ Quy mô
– Quy mô tương đối lớn.
– Mức độ tập trung cao.
+ Phương thức canh tác
– Tăng cường sử dụng các loại máy móc, vật tư nông nghiệp.
– Kĩ thuật tơng đối tiên tiến.
– Chuyên môn hóa thể hiện tương đối rõ.
+Hiệu quả mang lại
– Năng suất lao động cao.
– Năng suất cây trồng, vật nuôi cao.
– Hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
+Tiêu thụ sản phẩm:
– Gắn liền với thị trường tiêu thụ hàng hóa.
– Thị trường tác động lớn đến sản xuất.
+ Phân bố:
– Nhiều nơi ở trên một số vùng.
– Tập trung ở các vùng có nhiều điều kiện thuận lợi.
Hiện nay đang có sự tồn tại song song nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại. Có sự chuyển từ nông nghiệp tự cấp tự túc sang nông nghiệp hàng hóa.
B. Bài tập
Câu 1: Hãy lấy các ví dụ để chứng minh sự phân hóa mùa vụ là do sự phân hóa khí hậu của nước ta.
– Sự khác biệt mùa vụ giữa miền Bắc và miền Nam
+ Đồng hằng sông Hồng có hai vụ lúa chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa. Ngoài ra, còn có vụ đông trồng các cây rau màu thích hợp với khí hậu lạnh vào mùa đông (từ tháng XI đến tháng IV).
+ Đồng bằng sồng Cửu Long có hai vụ lúa chính trong năm là vụ lúa mùa, vụ lúa đông xuân và vụ lúa hè thu.
– Sự khác biệt mùa vụ giữa đồng bằng và miền núi
+ Ở đồng bằng chủ yếu là hai vụ lúa đông xuân và hè thu. Riêng ở đồng bằng sông Hồng còn có vụ đông.
+ Ở miền núi chủ yếu là vụ cây hoa màu. Mỗi năm thường có hai vụ chính, ngoài ra còn có nhiều cây trồng trái vụ. Khác với miền núi phía Nam, miền núi phía Bắc vào mùa đông lạnh có thể trồng được các loại cây rau màu ôn đới có giá trị cao (do ảnh hưởng có gió mùa Đông Bắc).
Câu 2: Việc sử dụng đất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới cần chú ý những điều gì.
– Cần bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi, suy thoái đất.
– Áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
Câu 3: Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì. Hãy cho ví dụ chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
a. Những thuận lợi và khó khăn nền nông nghiệp nhiệt đới
+Thuận lợi
– Chế độ nhiệt ẩm phong phú cho phép cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm.
– Có thể áp dụng các phương thức canh tác như xen canh, tăng vụ, gối vụ…
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo chiều Bắc – Nam và theo chiều cao của địa hình ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
– Sự phân hóa của các điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
+ Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
+ Ở đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Hạn chế
– Tính bấp bênh của NN nhiệt đới.
– Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm cho việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng.
– Tính mùa vụ khắc khe trong SX NN.
b. Chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
– Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
– Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng với việc đưa vào các giống ngắn ngày, chịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão lũ hay hạn hán.
– Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.
– Việc trao đổi nông sản khắp các vùng trong cả nước, nhờ thế mà hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.
– Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, càphê, cao su, hoa quả, …) là một hướng đi quan trọng để phát huy thế mạnh của một nền nông nghiệp nhiệt đới: rau cao cấp vụ đông xuất khẩu sang các nước cùng vĩ độ, hoa quả đặc sản nhiệt đới của các vùng miền, các loại cây công nghiệp cho giá trị cao.
Câu 4:Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa
a. Nông nghiệp cổ truyền
+ Quy mô
– Quy mô nhỏ
– Manh mún, phân tán
+ Phương thức canh tác
– Chủ yếu sử dụng sức người và động vật.
– Kĩ thuật thô sơ, lạc hậu.
– SX nhiều loại, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.
+Hiệu quả mang lại
– Năng suất lao động thấp.
– Năng suất cây trồng, vật nuôi kém.
– Hiệu quả thấp trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
+Tiêu thụ sản phẩm:
– Không quan tâm đến thị trường.
– Tự cấp, tự túc.
+ Phân bố:
– Nhiều nơi trên cả nước.
– Tập trung ở các vùng còn gặp nhiều khó khăn.
b. Nông nghiệp hàng hóa
+ Quy mô
– Quy mô tương đối lớn.
– Mức độ tập trung cao.
+ Phương thức canh tác
– Tăng cường sử dụng các loại máy móc, vật tư nông nghiệp.
– Kĩ thuật tơng đối tiên tiến.
– Chuyên môn hóa thể hiện tương đối rõ.
+Hiệu quả mang lại
– Năng suất lao động cao.
– Năng suất cây trồng, vật nuôi cao.
– Hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
+Tiêu thụ sản phẩm:
– Gắn liền với thị trường tiêu thụ hàng hóa.
– Thị trường tác động lớn đến sản xuất.
+ Phân bố:
– Nhiều nơi ở trên một số vùng.
– Tập trung ở các vùng có nhiều điều kiện thuận lợi.
Hiện nay đang có sự tồn tại song song nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại. Có sự chuyển từ nông nghiệp tự cấp tự túc sang nông nghiệp hàng hóa.
Một số chuyên mục hay của Địa lý 12:
Bài viết trên đã đem đến cho bạn những kiến thức về những đặc điểm về một nền kinh tế cơ bản, chủ yếu của nước ta. Chúc bạn học tập hiệu quả!