Bài 21: Đột biến gen – Sinh học 9

Để hiểu hơn về đột biến gen, bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những dạng câu hỏi lý thuyết phổ biến cùng một số bài tập áp dụng.

A: Câu hỏi lý thuyết.

Quan sát hình 21.1 và trả lời các câu hỏi sau:

– Cấu trúc của đoạn gen bị biến đổi khác với cấu trúc của đoạn gen ban đầu như thế nào? Hãy đặt tên cho từng dạng biến đổi đó.

Gợi ý làm bài:

So sánh số lượng và trình tự các cặp nucleotit ở đoạn (b), (c), (d) so với đoạn (a) ta nhận thấy như sau:

Đoạn (b) là đột biến gen dạng mất ( cặp X-G)

Đoạn (c) là đột biến gen dạng thêm ( cặp T-A)

Đoạn (d) là đột biến gen dạng thay thế ( cặp A-T thành cặp G-X)

– Đột biến gen là gì?

Gợi ý làm bài:

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra

– Hãy quan sát các hình sau đây và cho biết: đột biến nào có lợi, đột biến nào có hại cho bản thân sinh vật hoặc đối với con người.

Gợi ý làm bài:

Hình 21.2, 21.3 là đột biến gen có hại. Hình 21.4 là đột biến gen có lợi cho bản thân sinh vật và cả con người.

>> Xem thêm:  Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần - Sinh học 9

B: Bài Tập:

1.Đột biến gen là gì? Cho ví dụ.

Đột biến gen là những biến đổi  trong cấu trúc gen do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN, xuất phát một cách tự nhiên do con người gây ra.

Ví dụ: Do nhiễm chất độc màu da cam gây đột biến gen dẫn đến biến đổi kiểu hình ở người là cụt hai bàn tay bẩm sinh

2.Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng có ý nghĩa đối với chăn nuôi và trồng trọt?

–   Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình, thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

–  Chúng có ý nghĩa với chăn nuôi, trồng trọt vì trong thực tế có những đột biến gen có lợi cho con người. Chẳng hạn:

+ Đột biến tự nhiên cừu chân ngắn ở Anh, làm cho chúng không nhảy được qua hàng rào để vào phá vườn.

+ Đột biến tăng khả năng thích ứng đối với điều kiện đất đai và đột biến làm mất tính cảm quang chu kì phát sinh ở giống lúa Tám thơm Hải Hậu đã giúp các nhà chọn giống tạo ra giống lúa Tám thơm đột biến trồng được 2 vụ/năm, trên nhiều điều kiện đất đai, kể cả vùng đất trung du và miền núi.

>> Xem thêm:  Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN - Sinh học 9

3.Hãy tìm thêm một số ví dụ về đột biến phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

–  Đột biến do con người tạo ra:

+ Tạo ra đột biến mai vàng 150 cánh.

+ Sầu riêng cơm vàng hạt lép (ở Cái Mơn – Bến Tre).

–  Đột biến phát sinh trong tự nhiên:

+ Bò 6 chân

+ Củ khoai có hình dạng giống người.

+ Người có bàn tay 6 ngón.

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp những kiến thức cơ bản của bài đột biến gen, cùng một số bài tập áp dụng. Chúc các bạn học tập hiệu quả! 

Check Also

hoaphuong 17 310x165 - Bài 54: Ô nhiễm môi trường - Sinh học 9

Bài 54: Ô nhiễm môi trường – Sinh học 9

Ô nhiễm môi trường hiện nay là những vấn đề nóng lên của toàn cầu, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *