Home / Tài liệu môn Lịch sử / Lịch sử lớp 6 / Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 6 / Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương – Lịch sử 6

Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương – Lịch sử 6

Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương diễn ra từ thế kỉ IX đến thế kỉ X đứng đầu là Khúc Thừa Dụ và Dương Đình Nghệ. Đó là hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất thời kì này.

A. Tìm hiểu lý thuyết

1. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?

– Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu, lợi dụng tình hình này, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy.

– Giữa năm 905, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ đánh chiếm Tống Bình và tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

– Đầu năm 906, vua Đường buộc phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

– Năm 907, Khúc Hạo lên thay, đã thực hiện nhiều cải cách nhằm phát triển đất nước:

+ Đặt lại khu vực hành chính.

+ Cử người trông coi mọi việc đến tận xã.

+ Xem xét và định lại mức thuế.

+ Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời bắc thuộc.

+ Lập lại sổ hộ khẩu.

Mục đích: xây dựng chính quyền độc lập dân tộc, chứng tỏ đất nước đã giành được quyền tự chủ.

bai 26 cuoc dau tranh gianh quyen tu chu cua ho khuc ho duong lich su 6 - Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương - Lịch sử 6
Lược đồ kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất 930-931

2. Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Hán ( 930-931)

-Năm 917, Khúc Thừa Hạo mất, Khúc Thừa Mỹ lên thay.

-Năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta.

>> Xem thêm:  Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta - Lịch sử 6

-Khúc Thừa Mỹ chống cự không nổi bị bắt về Quảng Châu (Trung Quốc ), nhân cơ hội đó Nhà Hán đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội).

-Năm 931, Dương Đình Nghệ từ Thanh Hóa tấn công ra Bắc và chiếm được Tống Bình.

-Quân Nam Hán bị đánh tan, Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

bai 26 cuoc dau tranh gianh quyen tu chu cua ho khuc ho duong lich su 6 - Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương - Lịch sử 6

B. Bài tập

Câu 1: Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào?

Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước:

– Lợi dụng nhà Đường suy yếu vì phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.

– Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

– Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

Câu 2: Khúc Hạo gửi con trai mình sang nhà Nam Hán làm con tin nhằm mục đích gì?

Khúc Hạo gửi con trai mình sang nhà Nam Hán làm con tin nhằm:

– Biết trước âm mưu xâm lược nước ta của Nam Hán nên đề phòng.

– Để có thời gian chuẩn bị đối phó với nhà Nam Hán.

>> Xem thêm:  Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán - Lịch sử 6

Câu 3: Việc vua nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa gì?

Việc vua nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa:

– Thừa nhận người Việt có quyền cai quản đất nước của mình.

– Chế độ đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc đối với nước ta chấm dứt về danh nghĩa.

Câu 4:  Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ thắng lợi có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ:

– Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta.

– Khẳng định nhân dân ta có đủ sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc.

 Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 6:

Bài viết trên tổng hợp kiến thức về cuộc Khởi nghĩa của hai vị anh hùng Khúc Thừa Dụ và Dương Đình Nghệ thể hiện tinh thần chiến đấu anh dũng của dân tộc Việt. Chúc các bạn học tập tốt!

Check Also

hoaphuong 26 310x165 - Bài 19+ 20: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI) - Lịch sử 6

Bài 19+ 20: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I – giữa thế kỉ VI) – Lịch sử 6

Từ sau thời Trưng Vương nước ta có rơi vào sự khống chế của nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *