Home / Tài liệu môn Sinh học / Sinh học lớp 9 / Giải bài tập sách giáo khoa môn Sinh học lớp 9 / Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật – Sinh học 9

Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật – Sinh học 9

Để hiểu hơn về những ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật, bài học tiếp theo này sẽ đưa ra cho các bạn những câu hỏi lý thuyết phổ biến, cùng một số bài tập áp dụng hiệu quả trong sách giáo khoa.

A: Câu hỏi lý thuyết

Trong chương trình Sinh học 6  em đã được học quá trình quang hợp và hô hấp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở môi trường nhiệt độ như thế nào?

Gợi ý làm bài:

Cây chỉ quang hợp tốt ở nhiệt độ từ 20-30oC. Cây ngừng quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ quá thấp (0oC) hoặc quá cao (40oC)

2. Hãy lấy ví dụ về sinh vật biến nhiệt và hằng hằng nhiệt theo mẫu bảng 43.1

Bảng 43.1. Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt.

Nhóm sinh vật Tên sinh vật Môi trường sống
Sinh vật biến nhiệt – Vi khuẩn cố định đạm   – Cây lúa                        – Ếch                             – Rắn hổ mang – Rễ cây họ đậu                 – Ruộng lúa                       – Hồ, ao, ruông lúa, đàm lầy.                                   – Cánh đồng lúa, rừng,…
Sinh vật hằng nhiệt – Chim bồ câu                 – Chó                             – Trâu – Vườn cây                         – Trong nhà                       – Quanh nhà
>> Xem thêm:  Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam - Sinh học 9

Hãy lấy ví dụ minh họa các sinh vật thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau theo mẫu trên bảng 43.2

Gợi ý làm bài:

Bảng 43.2. Các nhóm sinh vật thích nghi với độ ẩm khác nhau của môi trường.

Nhóm sinh vật Tên sinh vật Môi trường sống
Thực vật ưa ẩm – Cây lúa nước

– Cây cói

– Cây thài lài

– Cây ráy

– Ruộng lúa

– Bãi ngập ven biển

-Dưới tán rừng

– Dưới tán rừng

Thực vật chịu hạn – Cây xương rồng

– Cây thuốc bỏng

– Cây phi lao

-Cây thông

– Bãi cát

– Trong vườn

– Bãi cát ven biển

-Trên đồi

Động vật ưu ẩm – Ếch

-Ốc sen

– Giun đất

– Hồ, ao

– Trên thân cây

– Trong đất

Động vật ưu khô – Thằn lằn

-Lạc đà

– Vùng cát khô

– Sa mạc

B: Bài Tập

1.Vì sao nói nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật?

Vì mỗi loài sinh vật chỉ sống được trong một giới hạn nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái (thực vật rụng lá, có lớp bần dày, có vảy mỏng bao bọc chồi lá…, động vật có lông dày).

Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của sinh vật như quang hợp, hô hấp,…

Nhiệt độ có ảnh hưởng tới tập tính của động vật như tập tính tránh nóng ngủ hè, tránh lạnh ngũ đông,…

>> Xem thêm:  Bài 9: Nguyên Phân - Sinh học 9

2.Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm này có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?

Sinh vật hằng nhiệt  có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của môi trường vì:

–        Sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài.

–        Cơ thể sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.

Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tăng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt..

Chúng tôi đã khái quát những câu hỏi lý thuyết cùng bài tập cơ bản nhất của phần ảnh hưởng của ánh sáng, độ ẩm lên đời sống sinh vật. Chúc các bạn tham khảo hiệu quả! 

Check Also

nu sinh truong y dep thuan khi218637 310x165 - Bài 54: Ô nhiễm môi trường - Sinh học 9

Bài 54: Ô nhiễm môi trường – Sinh học 9

Ô nhiễm môi trường hiện nay là những vấn đề nóng lên của toàn cầu, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *