Câu 16. (Đề thi Olympic sinh học 30/4)
-
Kích thước tế bào nhân sơ và nhân thật khác nhau như thế nào? Ý nghĩa của sự khác nhau đó.
-
Phân biệt chức năng của protein bám và prôtêin xuyên màng.
HƯỚNG DẪN GIẢI
- Kích thước tế bào nhân sơ nhỏ hơn tế bào nhân thật rất nhiều.
- Ý nghĩa:
- Tế bào nhân sơ:
+ Kích thước nhỏ -> diện tích bề mặt thể tích lớn -» tăng cường khả năng trao đổi chất —> sinh sản nhanh.
+ Vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào nhanh chóng.
- Tế bào nhân thật:
- Chứa nhiều bào quan khác nhau.
4* Có sự xoang hóa nên vận chuyển các chất rất nhanh chóng.
- Phân biệt:
- Prôtêin bám màng: mặt ngoài và mặt trong.
+ Mặt ngoài -* tín hiệu nhận biết các tế bào, ghép nối các tế bào với nhau.
+ Mặt trong -» xác định hình dạng tế bào và giữ các prôtêin nhất định vào I VI ¡KỊ riêng.
- Prôtêin xuyên màng có chức năng:
+ Chất mang -> vận chuyển tích cực các chất ngược nồng độ.
+ Tạo kênh -» dẫn truyền các phân tử qua màng.
+ Thụ quan -* dẫn truyền thông tin vào tế bào.
Câu 17. (Đề thi Olympic sinh học 30/4)
-
Virut có được xem là một cơ thể sinh vật không? Tại sao?
-
Nêu những điểm khác biệt giữa nấm men và nấm sợi.
-
Ăn xôi không thấy ngọt, ăn đậu tương cũng vậy nhưng ăn tương thì ngọt. Vị ngọt của tương có từ đâu? Cơ sở khoa học của nó?
-
Nêu các ứng dụng của vi sinh vật trong việc bảo vệ môi trường sống?
HƯỚNG DẪN GIẢI
- Virut chưa được coi là một cơ thể sống mà chỉ là dạng sống vì cơ thể cấu tạo đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào, không có đặc điểm cơ bản của cơ thể sống: Sinh trưởng, phát triển, trao đổi chất… sống kí sinh bắt buộc, chỉ sinh sản và phát triển trong tế bào chủ. Tuy nhiên được coi là sinh vật vì chúng có khả năng sinh sản và di truyền các đặc điểm của mình cho thế hệ sau.
- Những điểm khác biệt giữa nấm men và nấm sợi.
Nấm men | Nấm sợi |
– Đơn bào
– Trong tế bào có nhân – Thành tế bào cấu tạo mannan glucan hoặc mannan kitin – Không sống cộng sinh – Sinh sản bằng cách nảy chồi, phân cắt tế bào – Sinh sản vô tính bằng bào tử hình thành trong túi – Sinh sản hữu tính đơn giản |
– Đa bào dạng sợi phân nhánh có vách ngăn hay không có vách ngăn
– Có những tế bào không nhân hoặc có nhiều nhân – Thành tế bào cấu tạo kitin, xenlulô, glucan – Sống cộng sinh, hoại sinh – Sinh sản bằng những đoạn sợi nấm – Sinh sản vô tính bằng bào tử hình thành trong và ngoài túi – Sinh sản hữu tính phức tạp |
c) Vị ngọt của tương có từ đường và axit amin, là sản phẩm phân giải tinh bột và prôtêin của xôi và đậu tương nhờ tác dụng của amilaza và prôtêin từ mốc hoa cau và vi khuẩn. |
vi khuẩn thủy phân > Axit amin
- ứng dụng của vi sinh vật:
- Vi khuẩn lam, vi tảo dùng để xử lí nước thải, sản xuất các chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulôzơ dùng để chế biến rác thành phân bón.
- Chuyển gen tạo giống cây trồng kháng khuẩn không cần phải dùng thuốc kháng khuẩn.
- Sản xuất các chế phẩm vi sinh vật để trừ sâu bọ.
- Phân bón vi sinh cung cấp N, p, K… dẫn đến thay thế cho việc sử dụng phân hóa học.
- Dùng chủng vi khuẩn để phân hủy các lớp dầu loang trên biển khi tàu chở dầu bị đắm.
Câu 18. (Đề thi Olympỉc sinh học 30/4)
-
Vì sao xenlulôzơ được xem là một hợp chất có cấu trúc lí tưởng cho thành tế bào thực vật?
-
Thành tô” bào vi khuẩn Gram âm có những cấu trúc nào giúp vi khuẩn Gram âm chống lại sự thấm các yếu tố hóa học bên ngoài và phá hủy chất kháng sinh trước khi tác động lên màng sinh chất?
HƯỚNG DẪN GIẢI
- Xenlulôzơ được xem là một hợp chất có cấu trúc lí tưởng cho thành tế bào thực vật vì:
- Nhiều đơn phân là glucôzơ, liên kết với nhau bằng liên kết ip4 glucôzit —>
đan xen 1 “sấp” 1 “ngửa”.
- Các phân tử xenlulôzơ với nhiều đơn phân -> một cái băng duỗi thẳng không phân nhánh —> các liên kết hidrô giữa các phân tử nằm song song —> bó dài dạng vi sợi.
- Các vi sợi không hòa tan, xếp dưới dạng các lớp xen phủ —> cấu trúc dai, chắc,
- Thành vi khuẩn Gram âm có câu trúc:
- Pcptidoglycan là thành phần thứ yếu,không chứa axit teichoic.
- Màng ngoài cấu trúc: prôtêin và lớp đôi phôlpholipit có khảm prôtêin đặc biệt -> bảo vệ vi khuẩn chống sự thấm yếu tố hóa học bên ngoài, ngăn sự xâm nhập của lizôzim.
- Khoảng không gian chứa độc tố, các enzim —> phá hủy kháng sinh trước khi tác động lên màng sinh chất.
Cấu trúc nhiều lớp -» bảo vệ.
Câu 19. (Đề thi Olympỉc sinh học 30/4)
Thí nghiệm:
-
Tách tế bào biểu bì hình màu đỏ.
-
Cố định trên bản kính với một giọt nước.
-
Nhỏ một giọt dung dịch KNO3 và một phía của bản kính, phía đối điện đặt miếng giấy thấm để rút dần nước.
-
Quan sát mẫu vật dưới kính hiển vi điện tử sẽ thấy xuất hiện hiện tượng gì? Giải thích.
-
Nếu sau khi phát hiện một túi tròn ở giữa tế bào, nhỏ vài giọt nước vào một phía và thấm hết KNO3 ở phía đối diện thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?
HƯỚNG DẪN GIẢI
- Chất nguyên sinh tách dần khỏi màng ở một góc rồi lan dần và tạo thành một túi tròn ở giữa tế bào. Đây là hiện tượng co nguyên sinh.
Giải thích: Dung dịch KNO3 tạo môi trường ưu trương làm nước rút khỏi tế bào, chất nguyên sinh là màng keo co giãn dẽ dàng tách rời khỏi vách xenlulôzơ.
- Quan sát thấy: Khôi nguyên sinh lớn dần rồi áp sát vào vách xenlulôzơ. Đó là hiện tượng phản co nguyên sinh.
Câu 20. (Đề thi Olympic sinh học 30/4)
Thực hiện thí nghiệm sau:
Chuẩn bị 3 bình: Bình A không có lá cây, bình B có lá cây, bình c có lá cây nhưng bịt kín bằng giấy đen.
Cả 3 bình đều được chiếu sáng. Sau 30 phút, nhẹ nhàng và nhanh chóng lấy lá cây ra khỏi bình, vẫn đậy chặt nút, cho vào mỗi bình (qua lỗ nhỏ trên nút) 20ml Ba(OH)2, đậy nút, lắc đều đến khi xuất hiện nhiều kếl tủa ở đáy bình. Chuẩn độ Ba(OH)2 thừa bằng HC1.
Tính lượng HC1 dùng để chuẩn độ từ khi bắt đầu chuẩn độ đến khi dung dịch mất màu hồng.
-
Cho biết thí nghiệm trộn chứng minh điều gì?
-
Xác định sự tiêu tốn HC1 trong các bình A, B, c theo thứ tự tốn nhiều nhất, tốn ít hơn, tốn ít nhất. Giải thích.
HƯỚNG DẪN GIẢI 1
Thí nghiệm trên chứng minh đồng thời 2 vấn đề: Quang hợp hấp hụ CƠ2 và hô hấp thải CO2.
- Xác định sự tiêu tốn HC1 trong các bình A, B, c theo thứ tự tôn nhiều nhất, tốn ít hơn, tốn ít nhất.
Bình B > Bình A > Bình c
Giải thích: Bình B: Bình quang hợp sẽ tốn nhiều HC1 nhất. Vì quang hấp thụ CO2 nên Ba(OH)2 vẫn còn trong bình nhiều nhất, nên cần nhiều HC1 để trung hòa nhất.
Binh C: Bình hô hấp sẽ tốn ít HC1 nhất. Vì hô hấp thải CO2 nôn Ba(OH)2 trong bình phản ứng với CO2 tạo BaC03ị do đó lượng Ba(OH)2 dư trong bình còn ít —> cần ít HC1 trung hòa.
Bình A: Bình kiểm tra sẽ có số HC1 tiêu tốn nằm giữa hai bình c và B. Vì Ba(OH)2 phản ứng với C02 có ở không khí trong bình tạo BaC03ị ncn lượng Ba(OH)2 dư trong bình còn ít hơn so với bình B nhưng nhiều hơn so với bình c —> số HC1 tiêu tốn nằm giữa hai bình c và B.