Câu 1. Trình bày về năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào sống.
HƯỚNG DẪN GIẢI
- Năng lượng:
Là khả năng sinh công.
- Các dạng năng lượng:
- Gồm quang năng, hóa năng, nhiệt năng, điện năng, cơ năng…
- Thế năng: Năng lượng được tiềm tàng trong dạng vật chất nào đó.
Ví dụ: Đường glucôzơ, tinh bộl, lipit, prôtêin, ATP….
- Động năng: Dạng năng lượng được biến đổi từ trạng thái tiềm ẩn sang trạng thái hoạt động.
Ví dụ: Sự phân hủy hợp chất hữu cơ tạo năng lượng cung cấp cho quá trình hút nước, hút khoáng….
Câu 2.
-
Chuyển hóa năng lượng là gì? Trình bày sự chuyển hóa năng lượng trong tự nhiên.
-
Cấu trúc chức năng của ATP.
HƯỚNG DẪN GIẢI
- Chuyển hóa năng lượng:
- Khái niệm: Là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác trong các hoạt động sống.
- Chuyển hóa năng lượng trong tự nhiên:
- Nguồn năng lượng khởi đầu là quang năng của mặt trời được cây xanh sử dụng để quang hợp tạo ra chất hữu cơ tích lũy. Một phần chất hữu cơ bị phân giải tạo ATP cho hoạt động sống.
- Lượng chất hữu cơ tích lũy trong cây xanh là nguồn thức ăn của động vật dị dưỡng, truyền sang các bậc sinh vật tiêu thụ của chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong hệ sinh thái.
- Xác động vật và thực vật sau khi chết bị vi khuẩn hoại sinh phân giải, trở thành nguyên liệu cung cấp cho thực vật. Cứ như vậy, vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng diễn ra không ngừng.
-
Cấu trúc và chức năng ATP (Ađênôzin, triphôtphat)
-
Cấu trúc:
+ Mỗi phân tử ATP có 3 thành phần: Đường ribôzơ (C5H10O5), bazơ ađênin và ba nhóm phôtphat.
+ Hai nhóm phôtphat ngoài cùng chứa liên kết cao năng.
- Chức năng:
+ Khi phá vỡ một liên kết cao năng của ATP sẽ cung cấp khoảng 7,3 K.calo
+ Mọi hoạt động sống của tế bào đều cần được cung cấp năng lượng từ ATP.
Câu 3. Trình bày khái niệm về enzim. Nêu các đặc tính của enzim. Cho các ví dụ để minh họa.
HƯỚNG DẪN GIẢI
-
Khái niệm về enzim:
- Enzim là chất xúc tác sinh học được tạo ra từ cơ thể sống.
- Bản chất hóa học của enzim là prôtêin, một số enzim còn có thêm côenzim.
- Nhờ enzim xúc tác, cơ chất bị nhanh chóng phân hủy thành sản phẩm đơn giản hơn.
- Trong lế bào, enzim được tồn tại ở dạng hòa tan trong tế bào chất hoặc liên kết với các bào quan.
-
Các đặc tính của enzỉm:
-
Hoạt tính rất mạnh:
Ví dụ: Khi thiếu enzim, mỗi giờ tế bào phân giải được 200 phân tử H2CO3. Khi có xúc tác của enzim cacbonic – anhydraza, mỗi giây sẽ phân hủy 6 X 105 phân tử này, làm tăng tốc độ phản ứng lên gần 10 triệu lần.
- Tính đặc hiệu (Tính chuyên hóa, Ưnh chuyên biệt):
- Mỗi loại enzim chỉ tác động lên một loại cơ chất nhất định.
- Ví dụ: Enzim xenlulaza chỉ thủy phân xenlulôzơ.
- Tính phối hợp:
- Nhiều loại enzim phối hợp để phân giải cơ chất đến sản phẩm cuối cùng.
Ví dụ: Tinh bột sống và chín đều được enzim amilaza của dịch tụy thủy phân thành đường mantôzơ; sau đó đường mantôzơ tiếp tục được enzim mantaza của dịch ruột Ihuỷ phân thành glucôzơ.
Câu 4.
-
Cấu trúc và chức năng của enzim.
-
Cơ chế tác động của enzim.
HƯỚNG DẪN GIẢI
- Cấu trúc và chức năng của enzim:
- Bản chất là prôtêin, có thể có thêm phân tử chất hữu cơ nhỏ gọi là có enzim.
- Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt, liên kết với chất hữu cơ, gọi là trung tâm hoạt động. Tại đây, cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến đổi thành sản phẩm.
- Cơ chế tác động của enzim:
- Tại trung tâm hoạt động, enzim kết hợp với cơ chất tạo phức hợp enzim – cơ chất.
- Do xúc tác của enzim, cơ chất bị biến đổi thành sản phẩm rồi giải phóng enzim nguyên vẹn.
- Sau đó enzim lại kết hợp với cơ chất. Nhờ vậy tốc độ phản ứng tăng nhanh, còn cấu trúc enzim không biến đổi.
Câu 5. Hô hấp tế bào là gì? Hãy trình bày các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào.
HƯỚNG DẪN GIẢI
ỉ. Hô hấp tế bào là gì?
- Là quá trình chuyển hóa năng lượng trong mọi tế bào sống.
- Đây là quá irình phân giải lừ từ các phân tử đường đơn (CftHi2Ơ6) thành C02, H20 đồng thời giải phóng nàng lượng dưới dạng ATP, cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào.
- Phương trình tổng quát của hô hấp tế bào là:
C6Hi206 + 6O2 – ■ ■ ■ ‘y 6CO2 + 6H2O + 38ATP + nhiệt
hô hấp
-
Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào:
Quá trình này phân thành 3 giai đoạn: Đường phân, chu trình crcp, chuỗi
truyền điện tử hô hấp.
-
Giai đoạn đường phân:
- Xảy ra ở tô’ bào chất: Tại đây, phân tử đường C6H|206 được phân giải trong
điều kiện yếm khí tạo ra 2 phân tử axit piruvic và 2ATP.
-
Giai đoạn chu trình:
- Xảy ra tại chất nền thể. Tại đây, irong điều kiện có oxi, phân tử axit piruvic tiếp lục được phân giải qua nhiều phản ứng oxi hóa, tạo co.2, 2ATP, NADH, FADH2 và các sản phẩm trung gian khác, dùng cho quá trình chuyển hóa các chất.
- Chuỗi truyền điện tử hô hấp:
- Xảy ra tại màng trong ti thể. Đây là chuỗi các phản ứng tiếp nhau đã chuyển điện tử từ các chất khử NADH và FADH: đến oxi. Quá trình này giải phóng H20 và tạo ra 34 phân tử ATP, được cất giữ trong ti thể.