Home / Tài liệu môn Lịch sử / Lịch sử lớp 10 / Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10 / Câu hỏi ôn tập bài 1: Xã hội nguyên thủy và bầy người nguyên thủy – Lịch sử 10

Câu hỏi ôn tập bài 1: Xã hội nguyên thủy và bầy người nguyên thủy – Lịch sử 10

Câu 1. Trình bày sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy.

Gợi ý làm bài

–         Sự xuất hiện loài người:
+ Khoảng 6 triệu năm trước đây, cổ một loài vượn cổ đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, lá và cả động vật nhỏ. Xương hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á và cả ở Việt Nam.
+ Khoảng 4 triệu năm trước đây, vƯỢn cổ chuyển biến thành Người tối cổ. Di cốt Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Gia-va (In-đô-nê-xi-a), Bắc Kinh (Trung Quốc)… Ở Thanh Hóa (Việt Nam), tuy chưa thấy di cốt nhưng lại thấy công cụ đá của Người tối cổ.
+ Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. Cơ thể của họ đã có nhiều biến đổi: tuy trán còn thấp và bợt ra sau,  mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn của loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

+ Người tối cổ đã là người, đây là thời kì đầu tiên của lịch sử loài người.
–  Đời sống bầy người nguyên thủy:
+ Người tối cổ biết chế tác công cụ, họ lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm. Công cụ thô kệch này được gọi là đồ đá cũ (sơ kì).

>> Xem thêm:  Câu hỏi ôn tập bài 27: Các cuộc đấu tranh giành độc lập - Lịch sử 10

+ Từ chỗ giữ lửa lấy trong tự nhiên, con người đã biết ghè hai mảnh đá với nhau để lấy lửa. Đây là một phát minh lớn mở nhờ đó, con người có thể sử dụng một thứ năng lượng quan trọng bậc nhất, cải thiện căn bản đời sống của mình.
+ Qua lao động, chế tạo công cụ và sử dụng công cụ, bàn tay con người khéo léo dần, cơ thể cũng biến đổi, tiếng nói thuần thục hơn. Con người tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước nhờ lao động.
+ Người tối cổ đã có quan hệ hợp quần xã hội: có người đứng đầu, có phân công lao động giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái.

+ Người Lôi cổ sống trong hang động, mái lá hoặc cũng có thể dựng lều bằng cành cây, da thú, sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5-7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm một góc lều hay góc hang. Bây giờ chưa có những quy định xã hội nên người ta gọi những hợp quần xã hội đầu tiên này là bầy người nguyên thủy.
+ Bầy người nguyên thủy vẫn còn sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ”, một cuộc sống tự nhiên, bấp bênh triền miên hàng triệu năm.

Câu 2. Nêu những tiến bộ kĩ thuật khi Người tinh khôn xuất hiện và những tiên bộ kĩ thuật của thời đá mới.

Gợi ý làm bài

>> Xem thêm:  Câu hỏi ôn tập bài 32: Việt Nam ở thế kỉ XV - Thời Lê sơ - Lịch sử 10

–    Những tiến bộ kĩ thuật khi Người tinh khôn xuất hiện:

+ Biết ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn, dùng làm rìu, dao, nạo. Lấy xương cá, cành cây đem mài hoặc đẽo nhọn đầu để làm lao.
+ Biết chế tạo cung tên. Đây là một thành tựu lớn trong toàn bộ quá trình chế tạo công cụ và vũ khí.
+ Có thể rời hang động ra dựng lều, định cư ở những địa điểm thuận tiện hơn. Hình thức cư trú “nhà cửa” phổ biến ở Người tinh khôn từ cuối thời đá cũ.

_ Những tiến bộ kĩ thuật của thời đá mới: Đến khoảng 1 vạn năm trước đây, loài người tiến vào thời kì đá mới.
+ Những mảnh đá được ghè sắc và mài nhẵn thành hình công cụ, được khoan lỗ hay có nác để tra cán.
+ Biết đan lưới đánh cá bằng sợi vỏ cây và làm chì lưới bằng đất nung, biết làm đồ gốm để đựng và đun nấu (nôi, bát, vò…)

Câu 3. Trình bày cuộc cách mạng thời đá mới.

Gợi ý làm bài

–   Các nhà khảo cổ coi thời đá mới là một cuộc cách mạng, khi con người từ lượm hái, đánh cá, săn bắt đã tiến tới biết trồng trọt và chăn nuôi.

+ Việc lượm hái năm này qua năm khác đã đem lại kinh nghiệm trồng và thu hoạch theo thời vụ một số cây lương thực – thực phẩm như khoai, củ, bầu, bí, lúa,…

>> Xem thêm:  Câu hỏi ôn tập bài 18: Phong trào Văn hóa Phục hưng - Lịch sử 10

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

Check Also

6f73e0f8f18115df48318 310x165 - Câu hỏi ôn tập bài 36: Tình hình văn hóa- tư tưởng thế kỉ XVI- đầu thế kỉ XVIII - Lịch sử 10

Câu hỏi ôn tập bài 36: Tình hình văn hóa- tư tưởng thế kỉ XVI- đầu thế kỉ XVIII – Lịch sử 10

Câu 1. Trình bày tình hình văn hóa, tư tưởng ở nước ta thế kỉ …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *