Home / Tài liệu môn Địa lý / Địa lý lớp 12 / Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 / Chọn lọc đề thi cho học sinh giỏi môn Địa lý 12 phần "Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo"

Chọn lọc đề thi cho học sinh giỏi môn Địa lý 12 phần "Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo"

Câu hỏi và đáp án

1.Câu hỏi

Câu 1. Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triên kinh tế biển của Việt Nam. Hệ thông đảo và quần đảo của nước ta có vai trò như thê nào trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển?

Câu 2. Trình bày các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta.

Câu 3. Tại sao phải khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên vùng biển và hải đảo? Nước ta có những thuận lợi gì về tự nhiên để phát triển du lịch biển?

Câu 4. Chứng minh rằng vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn lợi sinh vật biển. Các huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Vân Đồn, Cồn Cỏ thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào?

Câu 5. Trình bày việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta. Tại sao các đảo và quần đảo có ỷ nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển?

Câu 6. Trình bày vấn đề khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo ở nước ta.

Câu 7. Việc đánh bắt hài sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng?

Câu 8. Nêu ý nghĩa của các đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Câu 9. Tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ của nước ta?
Câu 10. Các huyện đảo Lý Sơn, Cô Tô, Côn Đảo, Bạch Long Vĩ thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào?
Câu 11. Việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong giải quyết vấn đề biển, đảo có ý nghĩa như thế nào?
Câu 12. Trình bày việc khai thác phát triển giao thông vận tải biển ở vùng biển nước ta. Ở nước ta hiện nay, việc đánh bắt hải sản xa bờ có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng?

2.Đáp án

Câu 1. Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triên kinh tế biển của Việt Nam. Hệ thông đảo và quần đảo của nước ta có vai trò như thê nào trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển?

Gợi ý làm bài
a) Những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển
– Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loài đặc sản,…); nhiều loài có giá trị kinh tê cao, một sô loài quý hiếm.
– Có nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, ôxit titan, cát trắng,…)-
– Có nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.
– Có đường bờ biển dài với khoảng 125 bãi biển, có hơn 4.000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển – đảo.
b) Vai trò của hệ thống đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển
* Đối với kinh tế
– Là cơ sở để khai thác hiệu quả các nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
– Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế hiển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển).
* Đối với an ninh
– Là hệ thông tiền tiêu bảo vệ đất liền.
– Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đôi với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

Câu 2. Trình bày các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta.

Gợi ý làm bài
– Nguồn lợi sinh vật: Phong phú, giàu thành phần loài; nhiều loài có giá trị kinh tế eao, loài quý hiếm,…
– Tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ, khí tự nhiên nhiều.
– Có nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi xây dựng cảng.
– Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt; đảo,… thuận lợi cho phát triển du lịch.

Câu 3. Tại sao phải khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên vùng biển và hải đảo? Nước ta có những thuận lợi gì về tự nhiên để phát triển du lịch biển?

Gợi ý làm bài
a) Tại sao phải khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên vừng biển và hải đảo
– Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng, chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả cao và bảo vệ môi ưường.
– Môi trường biển là không bị chia cắt được nên một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho các vùng xung quanh.
– Môi trường đảo rất nhạy cảm irước tác động của con người. Chẳng hạn, việc chặt phá rừng và lớp phủ thực vật có thể làm mất đi vĩnh viễn nguồn nước ngọt trên đảo và biến đảo thành nơi con người không thể cư trú được.
b) Những thuận lợi về tự nhiên để phút triển du lịch biển
– Đường bờ biển dài, vùng biển rộng.
– Có nhiều bãi biển, trong đó có những bãi biển đẹp.
– Nhiều vũng, vịnh và cảnh quan hấp dẫn (vịnh Hạ Long, Nha Trang,…).
– Khí hậu thuận lợi, nhất là ở vùng biển phía Nam.
– Các thuận lợi khác (đảo, quần đảo, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển,…).

Câu 4. Chứng minh rằng vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn lợi sinh vật biển. Các huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Vân Đồn, Cồn Cỏ thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào?

Gợi ý làm bài
a) Vùng biến nước ta giằu tài nguyên khoáng sản và nguồn lợi sinh vật biển
– Tài nguyên khoáng sản:
+ Nguồn muối vô tận.
+ Nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp (ôxit titan, cát trắng).
+ Nhiều mỏ dầu, khí (ở thềm lục địa).
– Nguồn lợi sinh vật:
+ Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.
+ Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm; đặc sản (đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò huyết,…).
+ Nhiều tổ yến (đặc biệt trên các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ).
b) Các huyện đảo: Trường Sa (Khánh Hòa), Hoàng Sa (TP. Đà Nẩng), Vân Đồn (Quảng Ninh), cồn cỏ (Quảng Trị).

Câu 5. Trình bày việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta. Tại sao các đảo và quần đảo có ỷ nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển?

Gợi ý làm bài
a) Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta
– Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo:
+ Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thuỷ sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi vcn bờ, các đôi tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, câm sử dụng các phương tiện đánh bắt cổ tính chất hủy diệt nguồn lợi.
+ Việc đánh bắt xa hờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
– Khai Ihác tài nguyên khoáng sản:
+ Nghề làm muôi phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuât muối công nghiệp đcm lại năng suất cao.
+ Khai thác dầu mỏ ở vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh, phục vụ xuất khẩu và nhà máy lọc dầu trong nước.
+ Khai Ihác khí thiên nhiên dùng cho sản xuất điện, đạm,…; khai thác một sô khoáng sản khác (titan, cát thuỷ tinh).
+ Phải hết sức tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biên dầu khí.
b) Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phút triển kinh tế và bào vệ an ninh vùng biến, vì
– Tạo điều kiện để nước ta tiến ra biển và đại dương nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi ở vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đồng thời các đảo và quần đảo cũng là nơi có nhiều khả năng để phát triển kinh tế.
– Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền và là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đốí với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

>> Xem thêm:  Đề số 1 - Bộ đề thi ôn luyện học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý chuyên đề ' vấn đề phát triển nông nghiệp'

Câu 6. Trình bày vấn đề khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo ở nước ta.

Gợi ý làm bài

a) Khai thác tải nguyên sinh vật biến và hải đảo
– Cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tê cao, câm sử dụng các phương tiện đánh hắt có lính chất hủy diệt nguồn lợi.
– Việc phát triển đánh bắt xa bờ không những giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, mà còn giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ía.
b) Khai thác tài nguyền khoáng sản
– Nghề làm muôi là nghề truyền thông, phát Iriển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đã được tiến hành và đem lại năng suất cao.
– Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh cùng với việc mở rộng các dự án liến doanh với nước ngoài.
+ Việc khai thác các mỏ khí tự nhicn và thu hồi khí đồng hành, đưa vào đât liền đã mở ra bước phát triển mới cho công nghiệp làm khí hóa lỏng, làm phân bón, sản xuất điện.
+ Trong tương lai, các nhà máy lọc, hóa dầu được xây dựng và đi vào hoạt động sẽ nâng cao hơn hiệu quả kinh tế của công nghiệp dầu khí.
+ Cần tránh xảy ra các sự cố môi trường trong Ihăm dò, khai thác, vận chuyển và chê biến dầu khí.
c) Phát triển du tịch biển
– Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều vùng biển, đảo mới được đưa vào khai thác.
– Các khu du lịch đáng kể là Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn (ở Quảng Ninh và Hải Phòng), Nha Trang (Khánh Hòa), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu)…
d) Giao thông vận tải biển
– Hàng loạt cảng hàng hóa lớn đã được cải tạo, nâng cấp như cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẩng…
– Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu)…
– Hàng loạt cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.
– Các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền.

>> Xem thêm:  Chọn lọc đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Địa lý 12 chuyên đề "Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp"

Câu 7. Việc đánh bắt hài sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng?

Gợi ý làm bài
– Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo và vùng biển, thềm lục địa xung quanh.
– Góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển nước ta.

Câu 8. Nêu ý nghĩa của các đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Gợi ý làm bài
– Các đảo và quần đảo là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa, tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển: khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, đặc sản, khai thác khoáng sản, giao thông biển, du lịch hiển đảo,…

Câu 9. Tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ của nước ta?

Gợi ý làm bài
Việc bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Đảo, quần đảo: là lãnh thổ thiêng liêng của nước ta; để phát triển kinh tế – xã hội; bảo vệ an ninh vùng biển,…

Câu 10. Các huyện đảo Lý Sơn, Cô Tô, Côn Đảo, Bạch Long Vĩ thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào?

Gợi ý lùm bài
Các huyện đảo: Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh), Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng).

Câu 11. Việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong giải quyết vấn đề biển, đảo có ỷ nghĩa như thế nào?

Gợi ý làm bài
– Tạo ra sự ổn định trong khu vực.
– Bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta.
– Giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.

Câu 12. Trình bày việc khai thác phát triển giao thông vận tải biển ở vùng biển nước ta. Ở nước ta hiện nay, việc đánh bắt hải sản xa bờ có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng?

Gợi ý làm bài
a) Khai thác phát triển giao thông vận tải biển ở vùng biển nước ta
– Để tạo thế mở cửa cho các tỉnh duyên hải và cho nền kinh tế cả nước:
+ Hàng loạt cảng hàng hóa lớn đã được cải tạo, nâng cấp như cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẩng…
+ Một sốcảng nước sâu đã được xây dựng như cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tỉnh), Dung Quât (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu)… Hàng loạt cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.
– Các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền.
b) Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản xa bờ đối với phát triển kinh tê và an ninh quốc phòng
– Khai thác nguồn lợi hải sản xa bờ, tăng sản lượng thủy sản.
– Khẳng định và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển, vùng thềm lục địa và vùng trời của nước ta.

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 12 310x165 - Đề số 6 – Bộ đề thi ôn luyện học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý chuyên đề ‘ vấn đề phát triển nông nghiệp’

Đề số 6 – Bộ đề thi ôn luyện học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý chuyên đề ‘ vấn đề phát triển nông nghiệp’

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 32: Cho bảng số liệu sau: Dân số và …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *