Home / Tài liệu môn Địa lý / Địa lý lớp 12 / Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 / Đề số 8 – Bộ đề thi ôn luyện học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý chuyên đề ‘ vấn đề phát triển nông nghiệp’

Đề số 8 – Bộ đề thi ôn luyện học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý chuyên đề ‘ vấn đề phát triển nông nghiệp’

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN

Câu 41. Cho bảng số liệu sau:

Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây

(Đơn vị: nghìn ha)

Năm Tổng số Chia ra
Cây lương thực có hạt Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác
1990 9.040 6.477 1.199 281 1.083
1995 10.497 7.324 1.619 346 1.208
2000 12.644 8.399 2.229 565 1.451
2004 13.185 8.438 2.411 747 1.589
2005 13.287 8.383 2.495 767 1.642

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng theo nhóm cây của nước ta giai đoạn 1990 – 2005.
b) Nhận xét và giải ‘thích sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta trong giai đoạn trên.

Đáp án

a) Biểu đồ
– Xử lí số liệu:

Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây

(Đơn vị: %)

Năm Tổng số Chia ra
Cây lương thực có hạt Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác
1990 100,0 71,6 13,3 3,1 12,0
1995 100,0 69,8 15,4 3,3 11,5
2000 100,0 66,4 17,6 4,5 11,5
2004 100,0 64,0 18,3 5,7 12,0
2005 100,0 63,1 18,8 5,8 12,3

-Vẽ:
de so 8 bo de thi on luyen hoc sinh gioi lop 12 mon dia ly chuyen de van de phat trien nong nghiep - Đề số 8 – Bộ đề thi ôn luyện học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý chuyên đề ‘ vấn đề phát triển nông nghiệp’
b) Nhận xét và giải thích
– Giai đoạn 1990 – 2005, cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta có sự thay đổi rõ rệt:
+ Tỉ trọng diện tích cây lương thực có hạt giảm liên tục từ 71,6% (năm 1990) xuống còn 63,1% (năm 2005), giảm 8,5%.
+ Tỉ trọng diện tích cây công nghiệp tăng liên tục từ 13,3% (năm 1990) lên 18,8% (năm 2005), tăng 5,5%.
+ Tỉ trọng diện tích cây ăn quả cũng tăng liên tục từ 3,1% (năm 1990) lên 5,8% (năm 2005), tăng 2,7%.
+ Tỉ trọng diện tích cây khác tăng nhẹ (0,3%) nhưng không ổn định.
– Nguyên nhân do sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phá thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng cây công nghiệp và cây ăn quả (đây là hai loại cây có giá trị kinh tế cao), góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.

Câu 42. Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh 1994)

de so 8 bo de thi on luyen hoc sinh gioi lop 12 mon dia ly chuyen de van de phat trien nong nghiep - Đề số 8 – Bộ đề thi ôn luyện học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý chuyên đề ‘ vấn đề phát triển nông nghiệp’
a) Hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%).
b) Dựa trên số  liệu vừa tính, hãy vẽ trên cùng hệ trục tọa độ các đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng.
c) Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương thực, thực phẩm và trong việc phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới?

Đáp án

>> Xem thêm:  Bộ đề thi số 2 "Vấn đề phát triển nghành giao thông vận tải và thông tin liên lạc" - Địa lý 12

a) Tính tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo nhóm cây trồng

(Đơn vị: %)

Năm Tổng số Lương
thức
Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây
khác
1990 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
1995 133,4 126,5 143,3 181,5 110,9 122,0
2000 183,2 165,7 182,1 325,5 121,4 132,1
2005 217,5 191,8 256,8 382,3 158,0 142,3

b) Vẽ biểu đồ
5c46ebb0924d0 de so 8 bo de thi on luyen hoc sinh gioi lop 12 mon dia ly chuyen de van de phat trien nong nghiep - Đề số 8 – Bộ đề thi ôn luyện học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý chuyên đề ‘ vấn đề phát triển nông nghiệp’
c) Nhận xét
– về tốc độ tăng trưởng (giai đoạn 1990 – 2005):
+ Cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (tăng 282,3%), tiếp theo là cây rau đậu (tăng 156,8%). Cả hai nhóm cây này đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt.
+ Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác có tốc độ tăng trưởng thâp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt.
– về sự thay đổi cơ cấu

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta năm 1990 và năm 2005 (%)

Năm Tổng số Lương
thưc
Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây
khác
1990 100,0 67,1 7,0 13,5 10,1 2,3
2005 100,0 59,2 8,3 23,7 7,3 1,5

Từ năm 1990 đến năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta có sự thay đổi theo hướng:
+ Giảm tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả và cây khác.
+ Tăng tỉ trọng cây công nghiệp, rau đậu.
– Giữa tôc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có môi quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Cây công nghiệp và cây rau đậu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt, nên tỉ trọng có xu hướng tăng.
– Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt, nên tỉ trọng có xu hướng giảm.
– Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt chứng tỏ:
+ Trong sản xuất lương thực, thực phẩm, đã có xu hướng đa dạng hóa, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.
+ Nền nông nghiệp nhiệt đới ngày càng được phát huy thế mạnh với việc tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.

Câu 43. Cho bảng số liệu sau:

Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta năm 1990 và năm 2010

(Đơn vị: nghìn ha)

Năm 1990 2010
Cây công nghiệp hàng năm 542,0 797,6
Cây công nghiệp lâu năm 657,3 2.010,5

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta năm 2000 và năm 2010.
b) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2010 và giải thích.

Đáp án

a) Biểu đồ
– Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta năm 1990 và năm 2010

(Đơn vị: %)

Năm 1990 2010
Cây công nghiệp hàng năm 45,2 28,4
Cây công nghiệp lâu năm 54,8 71,6

5c46ebb0a28ec de so 8 bo de thi on luyen hoc sinh gioi lop 12 mon dia ly chuyen de van de phat trien nong nghiep - Đề số 8 – Bộ đề thi ôn luyện học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý chuyên đề ‘ vấn đề phát triển nông nghiệp’
b) Nhận xét và giải thích
– Nhận xét:
Giai đoạn 1990 – 2010, cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta có sự thay đổi theo hướng:
+ Tăng tỉ trọng diện tích cây công nghiệp lâu năm (dẫn chứng).
+ Giảm tỉ trọng diện tích cây công nghiệp hàng năm (dẫn chứng).
– Giải thích:
+ Do cây công nghiệp lâu năm có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng cây công nghiệp, còn cây công nghiệp hàng năm có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.
+ Do cây công nghiệp lâu năm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây công nghiệp hàng năm. Mặt khác, nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng cây công nghiệp lâu năm (đất feralit vùng đồi núi chiếm diện tích lớn, đặc biệt là đất feralit phát triển trên đá badan và đá vôi,…) và nhu cầu tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm ở cả trong và ngoài nước.

Câu 44. Cho bảng số liệu sau:

Diện tích và sản lượng lương thực có hạt của nước ta phân theo vùng, năm 2010

Các vùng Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)
Cả nước 8.615,9 44.632,2
Trung du và miền núi Bắc Bộ 1.127,5 4.623,5
Đồng bằng sông Hồng 1.247,8 7.246,6
Bắc Trung Bộ 825,2 3.884,4
Duyên hải Nam Trung Bộ 602,3 3.117,8
Tây Nguyên 454,6 2.226,3
Đông Nam Bộ 374,9 1.737,6
Đồng bằng sông cửu Long 3.983,6 21.796,0

a) Tính cơ cấu diện tích và sản lượng lương thực có hạt phân theo vùng của nước ta năm 2010.
b) Nhận xét và giải thích về tỉ trọng diện tích và sản lượng cây lương thực cổ hạt của từng vùng.

Đáp án

>> Xem thêm:  Tuyển tập câu hỏi dành cho học sinh giỏi xoay quanh chủ đề "Vấn đề phát triển một số nghành công nghiệp trọng điểm" - Địa lý 12 (Phần 1)

a) Cơ cấu diện tích và sản lượng lương thực cổ hạt phân theo vùng của nước ta năm 2010 (%)

Các vùng Diện tích Sản lượng
Cả nước 100,0 100,0
Trung du và miền núi Bắc Bộ 13,1 10,3
Đồng bằng sông Hồng 14,5 16,2
Bắc Trung Bộ 9,6 8,7
Duyên hải Nam Trung Bộ 7,0 7,0
Tây Nguyên 5,3 5,0
Đông Nam Bộ 4,3 4,0
Đồng bằng sông cửu Long 46,2 48,8

b) Nhận xét và giải thích
– Tỉ trọng diện tích và sản lượng lương thực có hạt của từng vùng so với cả nước không đều:
+ Vùng có tỉ trọng diện tích và sản lượng lương thực có hạt lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 46,2% diện tích và 48,8% sản lượng), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (14,5% diện tích và 16,2% sản lượng). Đây là hai vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất của nước ta.
+ Vùng có tỉ trọng diện tích và sản lượng lương thực có hạt thấp nhất là Đông Nam Bộ (chỉ chiếm 4,3% diện tích và 4,0% sản lượng).
– Nguyên nhân chủ yếu là do có sự khác biệt về các điều kiện tự nhiên (đặc biệt là đất trồng, khí hậu và nguồn nước) và kinh tế – xã hội giữa các vùng.
Xem thêm:

Check Also

chan dung nu sinhb3fe 310x165 - Đề thi dành cho học sinh giỏi môn Địa lý 12 chuyên đề "Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp" - Phần 2

Đề thi dành cho học sinh giỏi môn Địa lý 12 chuyên đề "Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp" – Phần 2

Câu hỏi và đáp án 1.Câu hỏi Câu 8. Nêu những nguyên nhân dẫn đến …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *