Câu 1:
-
Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào động mạch chủ 70ml máu và nồng độ oxi trong máu động mạch của người này là 21ml/100ml máu. Hãy cho biết trong một phút, có bao nhiêu ml oxi được vận chuyển vào động mạch chủ.
-
Trong lòng ống tiêu hóa của thú ăn thịt, ở dạ dày luôn duy trì độ pH thấp (môi trường axít) còn miệng và ruột đều duy trì độ pH cao (môi trường kiềm). Hãy cho biết hiện tượng trên có ý nghĩa gì đối với nhóm động vật này?
Trả lời
- Số lần tim co bóp trong 1 phút là: 60: 0,8 = 75
Lượng máu được tống vào động mạch chủ là: 75 X 70 = 5250 ml Lượng oxi được vận chuyển vào động mạch chủ là:
5250 x 21: 100= 1102,5 ml.
- Trong lòng ống tiêu hóa của thú ăn thịt, ở dạ dày luôn duy trì độ pH thấp (môi trường axít) còn miệng và ruột đều duy trì độ pH cao (môi trường kiềm). Điều này giúp
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các enzim đặc trưng ờ khu vực đó.
+ Sự thay đổi đột ngột pH từ vùng này sang vùng kề bên của ống tiêu hóa làm cho các vi sinh vật kí sinh bị tiêu diệt ớ mức tối đa, hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh qua đường tiêu hóa.
+ Sự khác biệt pH giữa các vùng kề nhau là tín hiệu cho sự điều hòa hoạt động của các bộ phận trong ống tiêu hóa.
Câu 2: ‘
Xét các nhóm loài động vật sau: chim, lưỡng cư, sâu bọ, cá, bò sát.
-
Hãy sắp xếp các nhóm loài trên theo chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn và chia ra đặc điểm tiến hóa của từng nhóm loài trên về hệ tuần hoàn.
-
Trong các nhóm loài nêu trên, chức năng của hệ tuần hoàn 1 nhóm loài nào có sự khác biệt với các nhóm loài còn lại? Sự khác biệt đó là gì?
Trả lời
- Trình tự theo chiều hướng tiến hóa: (1) Sâu bọ: hệ tuần hoàn hở —> (2) Cá: hệ tuần hoàn kín, 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn —> (3) Lưỡng cư: hệ tuần hoàn kín,
- vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, máu pha nhiều (4) Bò sát: hệ tuần hoàn kín, 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, vách ngăn hụt, máu pha ít (5) Chim: hệ tuần hoàn kín, 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, máu không pha.
- Trong các nhóm loài nêu trên, chức năng của hệ tuần hoàn ở sâu bọ có sự khác biệt với các nhóm loài còn lại.
Sự khác biệt đó là máu không có chức năng vận chuyển các chất khí.
Câu 3:
- Các chất độc hại có trong cơ thể được gan xử lí theo những cơ chế chủ yếu nào?
- Phản ứng sinh lí gì xảy ra khi các yếu tố kích thích tác động đến cơ thể người làm tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, tăng tiết mồ hôi…? Nêu cơ chế hình thành phản ứng đỏ.
Trả lời
- Theo cơ chế chủ yếu:
- Cơ chế khử độc: Quá trình này thường bao gồm gắn hay kết hợp các chất độc với các chất hữu cơ khác tạo thành các nhóm hoạt động như một phân tử “đánh dấu”. Nhờ đó thận có thể nhận biết và đào thải ra ngoài như các chất cặn bã.
- Cơ chế phân hủy trực tiếp (bởi enzym): Gan phân huỷ trực tiếp các chất độc thành các chất không độc để cỏ thể được sử dụng trong quá trình chuyển hoá.
- Đây là phản ứng stress báo động ngắn hạn.
Cơ chế: Tín hiệu gây stress được chuyển tới vùng dưới đồi —► tăng cường hoạt động của hệ thần kinh giao cảm —> tăng tiết adrenalin và noadrênalin (từ tuyến thượng thận); đồng thời xung từ thần kinh giao cảm làm xuất hiện những biến đổi có tính chất báo động như: tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, giãn phế quản tăng tiết mồ hôi… Cảc phản ửng báo động cùng với các phản ứng đề kháng có tác dụng giảm stress cho cơ thể.
Câu 4:
-
Tại sao thức ăn từ dạ dày xuống ruột từng đợt? Nêu vai trò của HCI trong dạ dày.
-
Nêu các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn ở người?
Trả lời
- Thức ăn từ dạ dày xuống ruột từng đợt nhỏ vi:
+ Cần có đủ thời gian để tiết enzim tiêu hoá.
+ Tạo môi trường thuận lợi cho các enzim hoạt động.
- Vai trò của HC1.
+ Biến đổi pepsinogen thành pepsin.
+ Tạo mô ỉ trường thuận lợi cho pepsin hoạt động.
+ Tham gia vào quá trình đóng mở môn vị, diệt khuẩn.
+ Làm biến tính protein,
+ Tham gia biến Fe3+ thành Fe2+ để tổng hợp hemoglobin.
- Do các cơ xung quanh tĩnh mạch chân có ép lại vào thành tĩnh mạch và tĩnh mạch có van nên máu chảy được về tim. Do áp suất âm trong lồng ngực được tạo ra do cử động hô hấp của lồng ngực, đồng thời do áp suất âm ở tim hút máu trở về tim
Câu 5:
-
Cấu tạo răng, hàm của trâu phù hợp với loại thức ăn của trâu như thế nào?
-
Nêu sự khác biệt cơ bản trong hoạt động tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng ở động vật ăn cỏ nhai lại và động vật ăn cô không nhai lại.
Trả lời
Cấu tạo của răng, hàm trâu.
- Thức ăn của trâu là cỏ: ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ nên trâu phải lấy vào lượng thức ăn rất lớn và nhai lại khi nghỉ.
- Đặc điểm cấu tạo phù hợp:
- Hàm to, rộng, góc quai hàm mở theo chiều trái phải để nghiền thức ăn.
- Răng hàm, răng cửa rộng, thô, răng nanh không phát triển để nhai nghiền thức ăn
- Hàm trên không có răng, thay vào đó là tấm sụn để giữ, bứt cỏ nhanh, nhiều
- – ĐV nhai lại: Biến đổi cơ học và sinh học xảy ra ở dạ cỏ, biến đổi hóa học xảy ra ở dạ múi khế. Tiêu hóa hoàn thành và hấp thu ở ruột non nên hiệu quả tiêu hóa và hấp thu cao. Không nhai lại: Biến đổi cư học và hóa học xảy ra I dạ dày* biến đổi sinh học xảy ra ở đại tràng. Sau khi đã hấp thu I phần tử ruột non, phần thức ăn còn được hấp thụ ở ruột già nên hiệu quả tiêu hóa và hấp thu kém hơn.