Home / Tài liệu môn Sinh học / Sinh học lớp 11 / Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 / Đề thi bài tập phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật ( tiếp) – Sinh học 11

Đề thi bài tập phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật ( tiếp) – Sinh học 11

Đề thi:

Câu 6:

Trong hệ tiêu hóa ở  người khi bị cắt bỏ một trong những cơ quan nào sau đây thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến quá trình tiêu hóa: dạ dày, túi mật, tụy? Vì sao?

Có mấy hình thức trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường? Hãy sắp xếp các động vật sau: châu chấu, trùng biến hình, ốc, ba ba, rắn nước, cua, giun đốt vào các hình thức trao đổi khí thích hợp?

Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào?

Câu 7

  1. Điểm đặc trưng nổi bật trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở ĐV nhai lại là gì? Sự kiện đó diễn ra như thế nào?

  2. Cho biết sự khác nhau cơ bản về thành phần enzim trong ống tiêu hóa của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật?

  • Câu 8:

  1. Chứng minh chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn qua các lớp động vật?

  2. Vì sao trước khi thi đấu, các vận động viên thường lên các vùng núi cao luyện tập để nâng cao thành tích?

  3. Khi lao động nặng quá sức pH của máu sẽ thay đổi như thế nào? Neil kéo dài tình trạng đó có thể gây nên hậu quả gì?

Câu 9: Một chu kì tim gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ, co tâm thất và pha dãn chung. Thời gian trung bình của một chu kì tim ở người bình thường là 0,8 giây. Một người phụ nữ có nhịp tim đo được là 84 nhịp/ phút. Khối lượng máu trong tim của cô ấy là 132,252 ml vào cuối tâm  và 77,433 ml vào cuối tâm thu.

  1. Xác định thời gian mỗi pha của một chu kì tim của người phụ nữ trên.

  2. Tính lượng máu bơm /phút của người phụ nữ đó.

  3. Xác định thời gian mỗi pha của một chu kì tim của người phụ nữ trên.

  4. Câu 10:

    1. Vì sao khi bị chấn thương phía sau gáy thường dễ gày tử vong?

    2. Hemoglobin ờ người có những dạng khác nhau tùy từng giai đoạn phát triển cá thể như thế nào? Từ đó có thể rút ra nhận xét gì?

      Bề mặt trao đổi khí ở động vật có những đặc điểm nào? Đặc điểm ấy có tác dụng gì?

Đáp án: 

Câu 6:

Trong hệ tiêu hóa ở  người khi bị cắt bỏ một trong những cơ quan nào sau đây thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến quá trình tiêu hóa: dạ dày, túi mật, tụy? Vì sao?

Có mấy hình thức trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường? Hãy sắp xếp các động vật sau: châu chấu, trùng biến hình, ốc, ba ba, rắn nước, cua, giun đốt vào các hình thức trao đổi khí thích hợp?

Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào?

Trả lời: 

  1. * Trong hệ tiêu hóa ở người khi khi bị cắt bỏ một ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến quá trình tiêu hóa:
  • Vì tụy tiết ra nhiều loại enzim quan trọng để tiêu hóa thức ăn
  • Trong khi đó dạ dày chi tiết ra enzim để biến đổi một phần thức ăn.
  • Nếu cắt bỏ túi mật thì mật từ gan có thể chuyển thẳng theo ống dẫn đến tá tràng ít ảnh hưởng đến tiêu hóa.
  1. * Có 4 hình thức trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường: trao đổi khí qua bề mặt cơ thể, trao đổi khí qua mang, trao đổi khí qua hệ thống ống khí, trao đổi khí qua các phế nang
  • Sắp xếp các động vật vào các hình thức trao đổi khí thích hợp
  • Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể: trùng biến hình, giun đốt
  • Trao đổi khí qua mang: ốc cua
  • Trao đổi khí qua hệ thống ống khí: châu chấu
  • Trao đổi khí qua các phế nang: ba ba, rắn nước.
  1. * Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngọai bào:
  • Tiêu hóa nội bào; thức ăn được tiêu hóa bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa nhờ các enzim của liboxom
  • Tiêu hóa ngoại bào: thức ăn được tiêu hóa bên ngoài tế bào.Thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa nhờ các enzim được tiết ra từ các tuyến tiêu hóa.
>> Xem thêm:  Đề thi trắc nghiệm bài tập phần Trao đổi khoáng ở thực vật - Sinh học 11

Câu 7

  1. Điểm đặc trưng nổi bật trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở ĐV nhai lại là gì? Sự kiện đó diễn ra như thế nào?

  2. Cho biết sự khác nhau cơ bản về thành phần enzim trong ống tiêu hóa của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật?

Trả lời: 

  1. Điểm đặc trưng:

Thức ăn qua miệng 2 lần và ngoài sự biến đổi về mặt cơ học, hoá học còn có sự biến đổi sinh học của các vi sinh vật cộng sinh.

Dạ dày ờ động vật nhai lại chia làm 4 ngăn: dạ cỏ, tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế (dạ dày chính thức)

Thức ăn (cỏ, rơm….) được thu nhận và nhai qua loa rồi nuốt vào dạ dày cỏ là ngăn lớn nhất. Chính thời gian thức ăn lưu lại tại dạ dày cỏ đã tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật ờ đây phát triển mạnh gây ra sự biến đổi sinh học đối với thức ăn giàu xenlulôzơ: xenlulôzơ được enzim của vi sinh vật phân giải thành đường glucôzơ. Vi sinh vật dùng nguồn nitơ trong nước bọt của trâu bò tổng hợp thành protein.

Khi dạ dày đã đầy, thức ăn được ợ lên miệng nhai lại. Thức ăn sau khi được nhai kĩ với lượng lớn vi sinh vật sẽ chuyển qua dạ tổ ong, dạ lá sách — dạ múi khế.

Thức ăn là thực vật chủ yếu là nguồn dinh dưỡng nuôi sống vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ. vi sinh vật lại là thức ăn chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể động vật nhai lại

  1. Sự khác nhau cơ bản:
  • Ở động vật ăn TV: có nhiều loại enzim tiêu hoá xenlulozo* và axit béo do vi sinh vật tiết ra. Ở động vật ăn thịt: chủ yếu chỉ có enzim tiêu hoá protein do cơ thể tiết ra
  • Câu 8:

  1. Chứng minh chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn qua các lớp động vật?

  2. Vì sao trước khi thi đấu, các vận động viên thường lên các vùng núi cao luyện tập để nâng cao thành tích?

  3. Khi lao động nặng quá sức pH của máu sẽ thay đổi như thế nào? Neil kéo dài tình trạng đó có thể gây nên hậu quả gì?

Trả lời

  1. – Tuần hoàn trong cơ thể động vật được tiến hóa    dần theo hướng phân hóa dần

về cấu tạo, hoàn thiện dần về chức năng.

  • Từ dạng động vật chưa có cơ quan chuyên trách chức năng tuần hoàn trong cơ

thể đến dạng động vật đã xuất hiện hệ tuần hoàn.

  • Cấu tạo của hệ tuần hoàn được tiến hóa dần để đáp ứng yêu cầu  hoạt động của

cơ thể:

+ Từ hệ tuần hoàn hở (chưa có mao mạch) đến hệ tuần hoàn kín (có mao mạch) làm tăng áp lực và tốc độ vận chuyển máu đồng thời hoạt động trao đổi chất với tế bào có tính chọn lọc cao hơn.

I Từ tim đơn giản chỉ là phần phình to của hệ mạch (ở côn trùng, giun) đến tim có sự phân hóa về cấu tạo chuyên trách chức năng co bóp hút đẩy máu (ở động vật có xương sống)

  • Từ hệ tuần hoàn đơn với tim 2 ngăn ở cá (đường đi của máu dài nên áp lực máu trong lòng mạch không cao tốc độ chậm) đến hệ tuần hoàn kép (đường đi của hệ ngắn nên áp lực máu trong lòng mạch cao tốc độ nhanh) với tim 3 ngăn ờ lưỡng tim 3 ngăn có vách hụt ờ bò sát và tim 4 ngăn ở chim, thú và người làm hiệu quả co bóp hút đẩy máu tăng, mức độ pha trộn giữa máu giàu O2 và giàu CO2 khi đi nuôi cơ thể giảm sau đó không còn sự pha trộn nữa.
  1. Trước khi thi đấu các vận động viên thường lên các vùng núi cao luyện tập để nâng cao thành tích vi:

Hàm lượng O2 thấp hơn vùng đồng bằng

Cơ thể phải thích nghi, hồng cầu, tim đập nhanh và cơ tim khỏe-có sức bền

Cơ thể trong trạng thái gần giống khi thi đấu

  1. – Khi lao động nặng quá sức pH của máu sẽ thay đổi: pH máu sẽ giảm VII
  • CO2 được tạo ra nhiều H2CO3 -nhiều H+
  • Nếu kéo dài máu sẽ nhiễm axit dẫn đến ngất xỉu,  hôn mê và có thể chết nếu không điều chỉnh pH về trạng thái cân bằng.

Câu 9: Một chu kì tim gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ, co tâm thất và pha dãn chung. Thời gian trung bình của một chu kì tim ở người bình thường là 0,8 giây. Một người phụ nữ có nhịp tim đo được là 84 nhịp/ phút. Khối lượng máu trong tim của cô ấy là 132,252 ml vào cuối tâm  và 77,433 ml vào cuối tâm thu.

  1. Xác định thời gian mỗi pha của một chu kì tim của người phụ nữ trên.

  2. Tính lượng máu bơm /phút của người phụ nữ đó.

  3. Xác định thời gian mỗi pha của một chu kì tim của người phụ nữ trên.

Trả lời:

  • Thời gian chu kì tim: 60: 84 s.
  • Thời gian của pha co tâm nhĩ: (0,1 /0,8): (60/84) = 0,0893 s.
  • Pha co tâm thất: (0,3/0,8): (60/84) * 0,2679 s.
  • Pha dãn chung: 0,3571 s.
  1. Tính lượng máu bơm/phút của người phụ nữ đó.
>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi bài tập phần Hô hấp ở động vật ( tiếp) – Sinh học 11

84 X (132,252 – 77,433) = 4604,796 ml/phút.

Câu 10:

  1. Vì sao khi bị chấn thương phía sau gáy thường dễ gày tử vong?

  2. Hemoglobin ờ người có những dạng khác nhau tùy từng giai đoạn phát triển cá thể như thế nào? Từ đó có thể rút ra nhận xét gì?

    Bề mặt trao đổi khí ở động vật có những đặc điểm nào? Đặc điểm ấy có tác dụng gì?

Trả lời

  1. Khi bị chấn thương phía sau gáy thường dễ gây tử vong vì:

1 Đó là vùng lành tủy, chứa trung tâm điều hòa hô hấp.

  • Nếu hành tủy bị chấn thương, trước tiên hoạt động hô hấp tạm ngừng.

Nếu sau một thời gian, trung tâm hô hấp không phục hồi được liên lạc với cầu não và vỏ não, hoặc không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

  1. Các dạng hemoglobin khác nhau:

Thai nhi đến 3 tháng chứa hemoglobin E(HbE) gồm hai chuỗi globin anpha và hai chuỗi globin epsilon.

Thai 3 tháng cho đến khi sinh ra có HbF, gồm hai chuỗi globin anpha và hai chuỗi globin gamma.

  • Từ sơ sinh đến trưởng thành chứa HbA, gồm hai chuỗi anpha và hai chuỗi beta.
  • Nhận xét:
  • Gen quy định cấu trúc chuỗi polipeptit anpha đã hoạt động liên tục trong suốt thời kì phát triển phôi và hậu phôi.
  • Các gen quy định cấu trúc các chuỗi polipeptit epsilon và gamma chỉ hoạt động trong giai đoạn phôi. Gen quy định cấu trúc chuỗi beta hoạt động trong giai đoạn hậu phôi.
  • Trong quá trình phát triển cá thể, tùy tế bào từng loại mô, tùy giai đoạn phát triển, chỉ có một số gen hoạt động liên tục hay nhất thời qua cơ chê điểu hòa tổng hợp protein.
Đặc điểm bề mặt TDK • • Tác dụng
$

–   Tỷ lệ — lớn

–   Bề mặt mỏng và ẩm ướt.

–   Bề mặt có nhiều mao mạch.

–   Có sự lưu thông khí.

–  Tăng s bề mặt TDK

–   Giúp c>2, CƠ2 dễ dàng khuếch tán qua.

–   Chứa sắc tố hô hấp vận chuyển khí.

–  Tạo sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2.

Check Also

anh gai hoc sinh cap 3 de thuong 310x165 - Đề thi học sinh giỏi trắc nghiệm môn Sinh học 11

Đề thi học sinh giỏi trắc nghiệm môn Sinh học 11

Đề thi:  Câu 1. Số hạt trong quả được quyết định bởi số Nhụy trong …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *