Home / Tài liệu môn Địa lý / Địa lý lớp 12 / Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 / Đề thi dành cho học sinh giỏi môn Địa lý 12 chuyên đề "Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp" – Phần 2

Đề thi dành cho học sinh giỏi môn Địa lý 12 chuyên đề "Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp" – Phần 2

Câu hỏi và đáp án

1.Câu hỏi

Câu 8. Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp.

Câu 9. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Công nghiệp chung và kiến thức đã học, hãy nhận xét sự phân hóa về mặt lãnh thổ công nghiệp nước ta.

Câu 10. Chứng minh sự phân hóa lãnh thổ của ngành công nghiệp nước ta. Tại sao lại có sự phân hoá đó?
Câu 11. Chứng minh sự chênh lệch giữa các vùng về tình hình phát triển và phân bố công nghiệp. Giải thích nguyên nhân tạo ra sự chênh lệch đó.

Câu 12. Giải thích tại sao vùng Đông Nam Bộ có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước.

Câu 13. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam phần công nghiệp chung và những kiến đã học, hãy trình bày:
a) Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận:
– Mức độ tập trung công nghiệp.
– Kể tên các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
– Từ Hà Nội công nghiệp toả đi theo những hướng nào? Các ngành chuyên môn hoá chủ yếu của từng trung tâm công nghiệp, cụm công nghiệp.
b) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ờ đồng bằng sông Hồng?

2.Đáp án

Câu 8. Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp.

Gợi ý làm bài
– Nét chính trong sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp: Công nghiệp tập trung cao ở một số vùng (Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ), những vùng khác (Tây Nguyên, Tây Bắc,…) có mức độ tập trung thâp hơn.
– Nguyên nhân:
+ Những vùng tập trung công nghiệp cao là do có nhiều lợi thế về các nguồn lực (vị trí, điều kiện tự nhiên, dân cư, nguồn lao động,…).
+ Những vùng có mức độ tập trung công nghiệp thấp là do gặp phải những khó khăn về điều kiện tự nhiên, nguồn lực con người và nhiều nhân tố khác.

Câu 9. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Công nghiệp chung và kiến thức đã học, hãy nhận xét sự phân hóa về mặt lãnh thổ công nghiệp nước ta.

Gợi ý làm bài
– Công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ.
– Các khu vực có mức độ tập trung cao:
+ Đồng bằng sông Hồng và phụ cận:
• Có nhiều trung tâm công nghiệp.
• Hà Nội là trung tâm lớn nhất.
• Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên, Nam Định,…
+ Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long:
• Có nhiều trung tâm công nghiệp.
• Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn nhất.
• Biên Hòa, Vũng Tàu, cần Thơ, Cà Mau,…
+ Dọc theo duyên hải miền Trung: Đà Nẩng, Huế, Nha Trang,…
– Các khu vực còn lại, hoạt động công nghiệp còn hạn chế.

Câu 10. Chứng minh sự phân hóa lãnh thổ của ngành công nghiệp nước ta. Tại sao lại có sự phân hoá đó?

Gợi ý làm bài
a) Sự phân hóa lãnh thổ của ngành công nghiệp nước ta
* Các khu vực có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao – Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận:
Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp toả theo các hướng với các trung tâm
+ Hải Phòng – Hạ Long – cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng).
+ Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học).
+ Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim).
+ Việt Trì – Lâm Thao (hoá chất, giây).
+ Hoà Bình – Sơn La (thủy điện).
+ Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá (dệt – may, điện, vật liệu xây dựng).
– Đông Nam Bộ và phụ cận:
+ Hình thành dải công nghiệp tỏa đi từ TP. Hồ Chí Minh.
+ Có nhiều trung tâm công nghiệp lớn, trong đó nổi lên là TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
* Duyên hải miền Trung vứt sự tập trung câng nghiệp theo lãnh thô ớ mức trung bình
Ngoài Đà Nấng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất còn có một sô trung tâm khác (Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,…).
* Các khu vực còn lụi (Tây Bắc, Tây Nguyên,…) với sự tập trung câng nghiệp theo lãnh thổ ở mức độ thấp.
b) Nguyên nhân của sự phân htìủ cơ cấu công nghiệp theo lãnh tho nước ta là do kết quả tác động của hàng loạt nhân tố
– Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.
– Ở trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển cồng nghiệp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.

>> Xem thêm:  Bộ đề thi luyện học sinh giỏi quốc gia chuyên đề ‘chuyển dịch cơ cấu kinh tế’ – Địa lý 12 (Phần 2)

Câu 11. Chứng minh sự chênh lệch giữa các vùng về tình hình phát triển và phân bố công nghiệp. Giải thích nguyên nhân tạo ra sự chênh lệch đó.

Gợi ý làm bài
a) Sự chênh lệch giữa các vùng về tình hình phát triển và phân bố công nghiệp
– Sự phát triển và phân bố không nghiệp không đều giữa các vùng lãnh thổ:
+ Các vùng tập trung công nghiệp, tốc độ phát triển nhanh: Đông Nam Bộ,
Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông cửu Long.
+ Duyên hải miền Trung: sự phát triển công nghiệp và mức độ tập trung công nghiệp vào loại trung bình. Các vùng công nghiệp kém phát triển: Tây Nguyên, Tây Bắc.
– Sự chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ quá lớn:
+ Giữa vùng phát triển nhất so với vùng chậm phát triển nhất chênh nhau quá xa về giá trị sản xuất công nghiệp (giữa Đông Nam Bộ so với Tây Bắc, Tây Nguyên).
+ Ngay giữa các vùng được coi phát triển cũng có sự chênh lệch (giữa Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long).
b) Giải thích nguyên nhân
* Nguyên nhân về kinh tể— xã hội
– Là nhân tố quan ưọng nhất tạo nên sự chênh lệch giữa các vùng.
– Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
+ Dân cư, nguồn lao động (đặc biệt là lao động có kĩ thuật).
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật.
+ Thị ưường (đầu tư, cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm).
+ Đường lối, chính sách phát triển công nghiệp.
* Các nguyên nhân về vị trí địa lí và về tự nhiên
Là nhân tố quan trọng tạo nên sự chênh lệch vùng. Các nguyên nhân chính gồm: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là khoáng sản).

Câu 12. Giải thích tại sao vùng Đông Nam Bộ có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước.

Gợi ý làm bài
Đông Nam Bộ có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước, vì:
– Có vị trí địa lí thuận lợi: giáp đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, giáp Cam-pu-chia, Biển Đông tạo điều kiện giao lưu với các vùng trong nước và thế giới.
– Có nguồn tài nguyên phong phú: dầu mỏ, khí đốt, nguồn nguyên liệu nông,
lâm, ngứ nghiệp cho công nghiệp phát triển.
– Có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động kĩ thuật đông đảo, thị
trường rộng lớn.
– Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật vào ỉoại tốt nhất cả nước, có chính sách đầu tư phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước lớn nhất so với các vùng khác.

Câu 13. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam phần công nghiệp chung và những kiến đã học, hãy trình bày:
a) Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận:
– Mức độ tập trung công nghiệp.
– Kể tên các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
– Từ Hà Nội công nghiệp toả đi theo những hướng nào? Các ngành chuyên môn hoá chủ yếu của từng trung tâm công nghiệp, cụm công nghiệp.
b) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ờ đồng bằng sông Hồng?

Gợi ý làm bài
a) Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
– Mức độ tập trung công nghiệp: vào loại cao nhất cả nước.
– Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
– Từ Hà Nội công nghiệp toả đi theo các hướng với các ngành chuyên môn hoá khác nhau của từng trung tâm công nghiệp và cụm công nghiệp:
+ Hướng đông: Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng – Hạ Long – cẩm Phả (cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng).
+ Hướng đông bắc: Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón).
+ Hướng bắc: Hà Nội – Thái Nguyên (luyện kim đen).
+ Hướng tây bắc: Hà Nội – Phúc Yên – Việt Trì (hoá chất, giấy, xenlulô, chế biến thực phẩm).
+ Hướng tây nam: Hà Nội – Hà Đông – Hoà Bình (thuỷ điện).
+ Hướng nam và đông nam: Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá (cơ khí, dệt may, nhiệt điện, vật liệu xây dựng).
b) Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng
– Vị trí địa lí: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp
nói riêng.
– Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước nên có nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi,
– Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với các tuyến giao thông huyết mạch đường bộ, đường sắt.
– Tập trung nhiều đô thị lớn, đông dân và có nguồn lao động kĩ thuật đông đảo.
– Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng.

>> Xem thêm:  Đề số 4 – Bộ đề thi ôn luyện học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý chuyên đề ‘ vấn đề phát triển nông nghiệp’

Câu 14. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta và giải thích.

Gợi ý làm bài
a) Phân tích
* Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
– Mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất
+ Có hình rẻ quạt, bắt đầu từ Hà Nội.
+ Từ Hà Nội tỏa đi các hướng với chuyên môn hóa khác nhau (Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – cẩm Phả; Hà Nội – Bắc Giang; Hà Nội – Thái Nguyên; Hà Nội – Việt Trì – Phú Thọ; Hà Nội – Hòa Bình; Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa).
– Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp:
+ Hà Nội (quy mô rất lớn, trên 120 tỉ đồng) với cơ cấu ngành đa dạng như cơ khí, luyện kim đen, sản xuất ô tô, chế biến nông sản, hoá chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulô, sản xuất vật liệu xây đựng, dệt, may.
+ Hải Phòng (quy mô lớn, từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) với cơ cấu ngành đa dạng, gồm 8 ngành (điện tử, đóng tàu, cơ khí, chế biến thực phẩm, luyện kim đen, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, nhà máy nhiệt điện).
+ Các trung tâm quy mô trung bình (từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng) (như Phúc Yên, Bắc Ninh, Hạ Long), với cơ cấu ngành ít hơn.
+ Các trung tâm còn lại có quy mô nhỏ (dưới 9 nghìn tỉ đồng) (như Việt Trì, Thái Nguyên, cẩm Phả, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định), ít ngành.
* Đông Nam Bộ
– Hình thành một dải công nghiệp (nêu cụ thể).
– Tứ giác công nghiệp mạnh với các trung tâm:
+ TP. Hồ Chí Minh: quy mô rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng), nhiều ngành nhất (cơ khí, luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, hoá chất, phân bón, điện tử, đóng tàu, sản xuất ô tô).
+ Biên Hòa: quy mô lớn (từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng), cơ câu khá đa dạng (điện tử, hoá chất, phân bón, dệt, may, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulô, thuỷ điện).
+ Vũng Tàu: quy mồ lớn (từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng), cơ cấu khá đa dạng (cơ khí, luyện kim đen, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, dệt, may, hoá chất, phân bón, đóng tàu).
+ Thủ Dầu Một: quy mô lớn (từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng), cơ cấu khá đa dạng (điện tử, hoá chất, phân bón, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng).
b) Giải thích
* Bông bằng sông Hồng và vùng phụ cận
– Vị trí địa lí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có Hà Nội là thủ đô.
– Gần các khu vực tập trung tài nguyên (như khoáng sản) và nằm trong vùng dồi dào nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
– Dân cư đông, lao động có tay nghề.
– Cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ phát triển công nghiệp khá hoàn chỉnh; cơ sở hạ tầng phát triển mạnh.
– Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
* Đông Nam Bộ
– Vị trí địa lí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp với đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
– Có thành phố  Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đồng thời là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất của cả nước.
– Tài nguyên tại chỗ chủ yếu có dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyên rừng, tài nguyên thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp.
– Dân cư đông, thị trường rộng lớn, lao động có tay nghề, lại có khả năng thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao.
– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ và tốt nhất cả nước.
– Thu hút mạnh đầu tư trong nước và quốc tế.

>> Xem thêm:  Đề thi dành cho học sinh giỏi môn Địa lý 12 chuyên đề "Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp" - Phần 1

Câu 15. Nêu xu hướng chuyển dịch cơ câu giả trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế và giải thích.

Gợi ý làm bài
– Xu hướng:
+ Nhờ kết quả của công cuộc Đổi mới, cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc
+ Trong những năm gần đây, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động công nghiệp đã được mở rộng nhằm phát huy mọi tiềm năng cho phát Iriển sản xuât.
+ Xu hướng chung là giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Năm 2005, tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các khu vực tương ứng là 25,1%, 31,2% và 43,7%.
– Giải thích:
Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp là do xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để phát huy mọi nguồn lực, khu vực ngoài Nhà nước có điều kiện phát triển mạnh. Nhờ chính sách Đổi mới, Việt Nam đã thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp. Trên cơ sở đó, tỉ trọng của khu vực này cũng tăng lên rất nhanh.

Check Also

hot thoi gian nghi hoc cua oc1 310x165 - Đề số 6 – Bộ đề thi ôn luyện học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý chuyên đề ‘ vấn đề phát triển nông nghiệp’

Đề số 6 – Bộ đề thi ôn luyện học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý chuyên đề ‘ vấn đề phát triển nông nghiệp’

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 32: Cho bảng số liệu sau: Dân số và …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *