Câu hỏi và đáp án
1.Câu hỏi
Câu 16. Cho bảng số liệu sau: Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp của một số vùng so với cả nước
a) Hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng của hai vùng nói trên trong giá trị sản lượng công nghiệp cả nước.
b) Giải thích vì sao có sự thay đổi tỉ trọng của hai vùng trên.
Câu 17. Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta năm 2000 vă năm 2010.
b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn trên.
Câu 18. Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu của nó phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2006 và năm 2010.
b) Nhận xét về quy mô giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu của nó phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2006 và năm 2010 từ biểu đồ đã vẽ và giải thích.
Câu 19. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kỉnh tế
a) Vẽ biêu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
theo bảng số liệu trên.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu giấ trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta từ năm 2005 đến năm 2008.
Câu 20. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế
a) Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế năm 2000 và năm 2006.
b) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế năm 2006 so với năm 2000. Tính giá trị sản xuất công nghiệp của mỗi thành phần kinh tế nước ta năm 2006, biết rằng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước năm đó là 487,49 nghìn tì đồng (theo giá so sánh 1994).
Câu 21. Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo vùng của nước ta, năm 2000 và năm 2010
a) Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng ở nước ta năm 2000 và năm 2010.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ câu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng ở nước ta trong giai đoạn trên.
c) Giải thích tại sao Đông Nam Bộ có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất và Tây Nguyên có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất cả nước?
1.Đáp án
Câu 16. Cho bảng số liệu sau:
Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp của một số vùng so với cả nước (Đơn vị: %)
Năm | 1977 | 1992 | 1999 | 2005 |
Đông Nam Bộ | 29,6 | 35,8 | 54,8 | 56,0 |
Tây Nguyên | 1,1 | 1,7 | 0,6 | 0,7 |
a) Hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng của hai vùng nói trên trong giá trị sản lượng công nghiệp cả nước.
b) Giải thích vì sao có sự thay đổi tỉ trọng của hai vùng trên.
Gợi ý làm bài
a) Nhận xét
Tỉ trọng của cả hai vùng có sự thay đổi nhưng khác nhau.
– Đông Nam Bộ có tỉ trọng tăng nhanh, tăng liên tục (dẫn chứng).
– Tây Nguyên không ổn định: giai đoạn đầu tăng sau đó giảm rồi lại tăng (dẫn chứng).
b) Giải thích
– Các vùng có điều kiện khác nhau, phát triển nhanh, chậm khác nhau nên tỉ trọng trong cơ cấu chung của cả nước thay đổi theo thời gian.
– Đông Nam Bộ có nhiều lợi thế, phát triển nhanh nên tỉ trọng của vùng tăng lên. I Tây Nguyên có nhiều khó khăn hơn nên tốc độ phát triển không ổn định, tỉ
trọng cũng không ổn định.
Câu 17. Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010
(Đơn vị: tỉ đồng)
Thành phẩn | 2000 | 2010 |
Tổng số | 336.100,3 | 2.963.499,7 |
Công nghiệp khai thác mỏ | 53.035,2 | 250.465,9 |
Công nghiệp chế biến | 264.459,1 | 2.563.031,0 |
Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước | 18.606,0 | 150.002,8 |
(Nguồn: http://www.gso.gov.vn)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta năm 2000 vă năm 2010.
b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn trên.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
– Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010
Thành phần | 2000 | 2010 |
Tổng số | 100,0 | 100,0 |
Công nghiệp khai thác mỏ | 15,8 | 8,5 |
Công nghiệp chế biến | 78,7 | 86,5 |
Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước | 5,5 | 5,0 |
– Tính bán kính đường tròn
Biểu đổ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của
nước ta năm 2000 và năm 2010
b) Nhận xét và giải thích
Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta có sự thay đổi theo hướng:
– Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm, từ 15,8% (năm 2000) xuống còn 8,5% (năm 2010), giảm 1,3%, do chính sách của Nhà nước giảm khai thác tài nguyên, đưa các thành phẩm khai thác vào sản xuất để có sản phẩm tinh.
– Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng, từ 78,7% (năm 2000) lên 86,5% (năm 2010), tăng 7,8%, vì có nhiều ngành, lại có nhiều sản phẩm tinh nên có hiệu quả kinh tế cao hơn, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
– Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước giảm, từ 5,5% (năm 2000) xuống còn 5,0% (năm 2010), giảm 0,5%, vì có ít ngành và chưa khai thác hết những thế mạnh vốn có.
Câu 18. Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
Năm | Tổng số | Chia ra | ||
Kinh tế Nhà nước | Kỉnh tế ngoài Nhà nước | Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài | ||
2006 | 485.844 | 147.994 | 151.515 | 186.335 |
2010 | 811.182 | 188.959 | 287.729 | 334.494 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, Nhà xuất bản Thống kê, 2012)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu của nó phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2006 và năm 2010.
b) Nhận xét về quy mô giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu của nó phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2006 và năm 2010 từ biểu đồ đã vẽ và giải thích.
Gợi ý làm bài
a) Biểu đồ
– Xử lí sô liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (%)
Năm | Tổng số | Chia ra | ||
Kinh tế Nhà nước | Kinh tế ngoài Nhà nước | Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài | ||
2006 | 100,0 | 30,5 | 31,2 | 38,3 |
2010 | 100,0 | 23,3 | 35,5 | 41,2 |
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
– Quy mô: giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng gấp 1,7 lần năm 2006.
– Cơ cấu:
+ Tỉ ưọng thấp nhất thuộc về khu vực kinh tế Nhà nước, cao hơn là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và cao nhất là khu vực có vôn đầu tư nước ngoài (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng, tỉ trọng của khu vực Nhà nước giảm (dẫn chứng).
* Giải thích
– Quy mô giá trị sản xuất ngày càng lớn; tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế và tăng là do kết quả của công cuộc Đối mới và chủ trương đa dạng hoá các thành phân kinh tế.
– Trong khi đó, khu vực Nhà nước tuy tăng về giá trị sản xuất, nhưng tăng chậm hơn nhiều so với hai khu vực còn lại dẫn đến tỉ trọng giảm.
Câu 19. Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kỉnh tế
(Đơn vị: %)
Năm | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 |
Nhà nước | 25,1 | 22,4 | 20,0 | 18,5 |
Ngoài Nhà nước | 31,2 | 33,4 | 35,4 | 37,1 |
Có vốn đầu tư nước ngoài | 43,7 | 44,2 | 44,6 | 44,4 |
(Theo Niên giám thống kê 2009 – NXB Thống kê)
a) Vẽ biêu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
theo bảng số liệu trên.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu giấ trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta từ năm 2005 đến năm 2008.
Gợi ý làm bài
a) Biểu đồ
Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2005 – 2008
b) Nhận xét
Từ năm 2005 đến năm 2008:
– Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta có sự thay đổi (diễn giải).
– Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, khu vực Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất.
Câu 20. Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế
(Đơn vị; %)
Năm | 2000 | 2006 |
Nhà nước | 41,80 | 31,64 |
Ngoài Nhà nước | 22,26 | 30,52 |
Có vốn đầu tư nước ngoài | 35,94 | 37,84 |
a) Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế năm 2000 và năm 2006.
b) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế năm 2006 so với năm 2000. Tính giá trị sản xuất công nghiệp của mỗi thành phần kinh tế nước ta năm 2006, biết rằng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước năm đó là 487,49 nghìn tì đồng (theo giá so sánh 1994).
Gợi ý làm bài
a) Biểu đồ
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tê’ năm 2000 và năm 2006
b) Nhận xét và tính giá trị sản xuất câng nghiệp của mỗi thành phần kinh tế nưâc ta năm 2006
* Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kình tê năm 2006 so với năm 2000
– Giảm tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước (dẫn chứng).
– Tăng nhanh tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước (dẫn chứng); tăng tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (dẫn chứng).
* Tính giá trị sản xuất công nghiệp của mỗi thành phần kinh tế năm 2006
– Thành phần kinh tế Nhà nước: 154,24 nghìn tỉ đồng.
– Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước: 148,78 nghìn tỉ đồng.
– Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: 184,47 nghìn tỉ đồng.
Câu 21. Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo vùng của nước ta, năm 2000 và năm 2010
(Đơn vị: tỉ đồng)
Vùng | Năm 2000 | Năm 2010 |
Cả nước | 336.100,3 | 2.963.499,7 |
Đồng bằng sông Hồng | 57.683,4 | 709.979,3 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ | 15.988,0 | 85.637,5 |
Bắc Trung Bộ | 8.414,9 | 68.995,6 |
Duyên hải Nam Trung Bộ | 14.508,1 | 208.017,3 |
Tây Nguyên | 3.100,2 | 22.743,1 |
Đông Nam Bộ | 185.592,8 | 1.483.036,3 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 35.463,4 | 297.829,0 |
Không xác định | 15.349,5 | 87.261,6 |
(Nguồn: http://www.gso.gov.vn)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng ở nước ta năm 2000 và năm 2010.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ câu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng ở nước ta trong giai đoạn trên.
c) Giải thích tại sao Đông Nam Bộ có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất và Tây Nguyên có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất cả nước?
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
– Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo vùng của nước ta, năm 2000 và năm 2010
(Đơn vị: %)
Vùng | Năm 2000 | Năm 2010 |
Cả nước | 100,0 | 100,0 |
Đồng bằng sông Hồng | 17,2 | 24,0 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ | 4,7 | 2,9 |
Bắc Trung Bộ | 2,5 | 2,3 |
Duyên hải Nam Trung Bộ | 4,3 | 7,0 |
Tây Nguyên | 0,9 | 0,8 |
Đông Nam Bộ | 55,2 | 50,0 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 10,6 | 10,1 |
Không xác định | 4,6 | 2,9 |
– Tính bán kính đường tròn
– Vẽ:
Biểu đồ thể hiện quy mô, cơ câu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng ở nước ta năm 2000 và năm 2010
b) Nhận xét
– Về cơ cấu: Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp không đều giữa các vùng và có sự thay đổi vị trí thứ hạng qua thời gian.
+ Năm 2000: vùng Đông Nam Bộ có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất (55,2%), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (17,2%), Đồng bằng sông Cửu Long (10,6%), Trung du và miền núi Bắc Bộ (4,7%), Không xác định (4,6%), Duyên hải Nam Trung Bộ (4,3%), Bắc Trung Bộ (2,5%) và thấp nhất là Tây Nguyên (0,9%).
+ Năm 2010: vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất là Đông Nam Bộ (50,0%), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (24,0%), Đồng bằng sông Cửu Long (10,1%), Duyên hải Nam Trung Bộ (7,0%), Trung du và miền núi Bắc Bộ và Không xác định (2,9%), Bắc Trung Bộ (2,3%), Tây Nguyên (0,8%).
– Về chuyển dịch cơ cấu:
Giai đoạn 2000 – 2010, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng,
Duyên hải Nam Trung Bộ tăng (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, không xác định giảm (dẫn chứng).
c) Giải thích
* Đông Nam Bộ là vùng cỏ tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhai cả
nước vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển:.
– Vị trí địa lí đặc biệt Ihuận lợi, giao lưu với Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, với các vùng khác và với nước ngoài nhờ mạng lưới đường bộ, sắt, sông, biển, hàng không khá phát triển.
– Có thành phố Hồ Chí Minh là thành phô” lớn nhất cả nước về diện tích và dân sô”, đồng thời là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.
– Tài nguyên tại chỗ chủ yếu có dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyên rừng, tài nguyên thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp.
– Có thị trường tại chỗ, nguồn lao động lành nghề, lại có khả năng thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao.
– Cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ công nghiệp hoàn chỉnh và hiện đại. Là vùng công nghiệp sớm phát triển, có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
– Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
– Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
* Tây Nguyên có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất cả nước vì trình độ phát triển kinh tế – xã hội còn thấp, thiếu lao động, cơ sở hạ tầng yếu kém, mức độ tập trung công nghiệp ít và với quy mô nhỏ.