Home / Tài liệu môn Địa lý / Địa lý lớp 7 / Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 7 / Đề thi Địa lý 7 dành cho học sinh giỏi liên quan phần ‘hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc’

Đề thi Địa lý 7 dành cho học sinh giỏi liên quan phần ‘hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc’

Câu hỏi:

Câu 1. Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong các hoang mạc ngày nay.

Câu 2. Nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới.

Câu 3. Tại sao diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng?

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1. Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong các hoang mạc ngày nay.

Gợi ý làm bài

– Hoạt động kinh tế cổ truyền dựa vào sự thích nghi của con người với môi trường hoang mạc khắc nghiệt: Chăn nuôi du mục là hoạt động kinh tế quan trọng nhất, trong khi trồng trọt chỉ có trong các ốc đảo, chuyên chở hàng hoá chỉ có ở vài dân tộc.
– Hoạt động kinh tế hiện đại dựa vào cải tạo hoang mạc như đưa nước đến bằng kênh đào hay giếng khoan sâu,… để trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các đô thị mới hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, khí đốt, Urani, các quặng kim loại quý hiếm…), hoặc khai thác đặc điểm môi trường hoang mạc để phát triển du lịch…

Câu 2. Nêu một sô biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới.

Gợi ý làm bài
– Đưa nước vào hoang mạc bằng giếng nước cổ truyền, bằng giếng khoan sâu hay bằng kênh mương đẫn nước để khai thác hoang mạc.
– Trồng cây gây rừng để vừa chống cát bay, vừa cải tạo khí hậu hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc hoá.

>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi xoay quanh vấn đề quần cư và Đô thị hóa- Địa lý 7

Câu 3. Tại sao diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng?

Gợi ý làm bài

Diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng, một phần do cát lấn hoặc do hiên động của khí hậu toàn cầu, nhưng chủ yếu là do tác động của con người.

Câu 4. Những nước nào trên thế giới đã tiến hành cải tạo hoang mạc thành đất trồng theo quy mô lớn?

Gợi ý làm bài

Hoa Kì và các nước Ả Rập.

Câu 5. Người dân hoang mạc hưởng nguồn lợi từ những hoạt động kinh tế nào ở hoang mạc?

Gợi ý làm bài

Người dân hoang mạc hưởng nguồn lợi từ những hoạt động kinh tế: Chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo, vận chuyển hàng hoá và buôn bán xuyên qua các hoang mạc rộng lớn, khai thác khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên,…), du lịch,…

Câu 6. Trình bày hoạt động kinh tế ở hoang mạc.

Gợi ý làm bài

– Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc chủ yếu là chăn nuôi du mục (dê, cừu, lạc đà,…) và trồng trọt trong ốc đảo (chà là, cam, chanh, lúa mạch, rau đậu,…). Một số dân tộc dùng lạc đà để vận chuyển hàng hoá và buôn bán xuyên qua các hoang mạc rộng lớn.
– Ngày nay, với sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, người ta đã phát hiện được các mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm trong lòng đất các hoang mạc. Nhờ đó, con người đã tiến hành khai thác và làm biến đổi bộ mặt của nhiều vùng đất hoang mạc (như ở Tây Nam Hoa Kì, Trung Đông, bán đảo Ả Rập, Bắc Phi và Trung Phi). Sự phát triển của hoạt động du lịch cũng đem lại nguồn lợi lớn cho người dân ở hoang mạc.

    Ngoài các bài tập trên các em có thể tham khảo các tài liệu sau:

Check Also

nu sinh dak lak xin1115 040129 310x165 - Tuyển tập câu hỏi hay và khó cho học sinh giỏi môn Địa lý 7 về vấn đề ' Kinh tế châu Âu' (Phần 4)

Tuyển tập câu hỏi hay và khó cho học sinh giỏi môn Địa lý 7 về vấn đề ' Kinh tế châu Âu' (Phần 4)

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN 1.Đề thi Câu 18. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *