Home / Tài liệu môn Sinh học / Sinh học lớp 9 / Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 / Đề thi học sinh giỏi bài tập phần chương 1: Các thí nghiệm của Menden ( tiếp) – Sinh học 9

Đề thi học sinh giỏi bài tập phần chương 1: Các thí nghiệm của Menden ( tiếp) – Sinh học 9

Đề thi:

Câu 6. Tại sao nhân tố di truyền lại tồn tại thành từng cặp? Tại sao mỗi giao tử chỉ có một nhân tố di truyền?

Câu 7. Trong trường hợp nào nhân tố di truyền không tồn tại thành cặp?

Câu 8. Hãy phát biểu nội dung của quy luật phân li độc lập. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.

Câu 9. Hiện tượng tính trạng trội không hoàn toàn là gì? Hãy nêu ví dụ và lập sơ đồ lai minh hoạ từ p —* ¥2 của phép lai 1 tính với tính trội không hoàn toàn.

Câu 10. Phân biệt trội hoàn toàn với trội không hoàn toàn? Lấy ví dụ minh họa.

Đáp án: 

Câu 6. Tại sao nhân tố di truyền lại tồn tại thành từng cặp? Tại sao mỗi giao tử chỉ có một nhân tố di truyền?

Hướng dẫn trả lời

  1. Nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp là do: Nhân tố di truyền nằm trên NST. Trong tế bào lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng nên nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp.
  • Mỗi giao tử chỉ có một nhân tố di truyền là vì: NST tồn tại thành cặp, khi giảm phân mỗi NST trong cặp phân li về một giao tử (mỗi giao tử chỉ có 1 NST của cặp) nên mỗi giao tử chỉ có một nhân tố di truyền của cặp nhân tố di truyền.
>> Xem thêm:  Đề thi tổng hợp các câu hỏi Sinh học 9

Câu 7. Trong trường hợp nào nhân tố di truyền không tồn tại thành cặp?

Trong trường hợp nào không tạo ra giao tử “thuần khiết”?

Hướng dẫn trả lời

  1. Nhân tố di truyền chỉ tồn tại thành cặp khi nhân tố di truyền đó nằm trên NST và NST tồn tại thành cặp tương đồng.
  • Nếu nhân tố di truyền không nằm trên NST thì nhân tố di truyền đó không tồn tại thành cặp.
  • Nếu nhân tố di truyền nằm trên NST nhưng NST lại không tồn tại thành cặp (ở loài đơn bội, loài tam bội, tứ bội,…) thì nhân tố di truyền không tồn tại thành cặp.

b.

  • Giao tử “thuần khiết” là giao tử mang nhân tố di truyền có bản chất như ở thế hệ.
  • Khi phát sinh đột biến gen thì sẽ không tạo ra giao tử “thuần khiết”. Nguyên nhân là vì đột biến gen làm thay đổi cấu trúc và chức năng của gen (nhân tố di truyền) nên sẽ dẫn tới tạo ra các giao tử mang gen khác với các gen ở đời bố mẹ.

Câu 8. Hãy phát biểu nội dung của quy luật phân li độc lập. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.

Hướng dẫn trả lời

  • Nội dung quy luật phân li: Các cặp nhân tố di truyền (cặp alen) phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử.
  • Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập: Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền (cặp alen).
  • Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập:
>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi bài tập phần Nhiễm sắc thể ( tiếp theo ) – Sinh học 9

+ Các cặp nhân tố di truyền nằm trên các cặp NST khác nhau.

+ Các cặp NST phân li ngẫu nhiên (độc lập) trong quá trình giảm phân.

  • Ý nghĩa: Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của NST và gen trong giảm phân, thụ tinh làm tăng biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá, giải thích sự đa dạng của sinh vật.

Câu 9. Hiện tượng tính trạng trội không hoàn toàn là gì? Hãy nêu ví dụ và lập sơ đồ lai minh hoạ từ p —* ¥2 của phép lai 1 tính với tính trội không hoàn toàn.

Hướng dẫn trả lời

  • Khái niệm: là hiện tượng gen trội át không hoàn toàn gen lặn —* thể dị hợp biểu hiện kiểu hình trung gian giữa tính trạng trội và tính trạng lặn.
  • Ví dụ: Tính trạng màu sắc hoa mõm chó.
Quy ước: A – hoa đỏ;
P: AA X aa
Gp: A a
F,: Aa (100% hoa hồng)
FjxFi: Aa X

>

&

Gp: A, a A, a
m Íaa 12 Aa 11 aa

(1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng)

Câu 10. Phân biệt trội hoàn toàn với trội không hoàn toàn? Lấy ví dụ minh họa.

Hướng dẫn trả lời

  • Trội hoàn toàn là hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn, dẫn đến thể dị hợp (ở Fi) biểu hiện kiểu hình trội, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 trội: 1 lặn.
  • Trội không hoàn toàn là hiện tượng gen trội át không hoàn toàn gen lặn, dẫn đến thể dị hợp biểu hiện kiểu hình trung gian giữa tính trạng trội và tính trạng lặn, ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 trội 12 trung gian: 1 lặn.

Check Also

thaohuyen7 1492822 310x165 - Đề thi học sinh giỏi số 11 – Sinh học 9

Đề thi học sinh giỏi số 11 – Sinh học 9

Đề thi:  Câu 1. Tại sao từ 4 loại nuclêôtit lại có thể tạo nên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *