Câu 1. Tiêu hóa thức ăn là gì? Quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật ăn tạp trải qua các giai đoạn biến đổi cơ bản nào? Vai trò của mỗi quá trình biến đổi đó.
HƯỚNG DẪN GIẢI
ỉ. Tiêu hóa thức ăn là gì?
Là quá trình biến đổi thức ăn từ dạng phức tạp, tế bào chưa sử dụng được, trở thành các chất đơn giản, tế bào có thể hấp thụ và sử dụng.
- Quá trình biến đổi và vai trò
- Biến đổi cơ học: Nhờ răng, lưỡi, cắt xé nhào trộn; nhờ các cơ thành dạ dày, ruột non bóp nhuyễn thêm.
Biến đổi cơ học có vai trò làm cho thức ăn bị xé nhỏ ra, tăng diện tích tiếp xúc với dịch tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi hóa học xảy ra triệt để hơn.
- Biến đổi hóa học: Là quá trình biến đổi thức ăn do tác động của các enzim có trong dịch tiêu hóa.
Các enzim này có vai trò phân hủy hợp chất phức tạp là gluxit, lipit, protein, thành các chất đơn giản mà tế bào có thể sử dụng được như đường đơn, axit amin, glixêrol, axit béo.
Trong hai quá trình, biến đổi hóa học có vai trò quan trọng hơn, vì nhờ đó thức ăn mới được biến đổi đến đơn giản nhất.
Câu 2.
-
Trình bày cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
-
Tại sao nói trong quá trình tiêu hoá, tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn quan trọng nhất.
HƯỚNG DẪN GIẢI
- Cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ:
Ruột non là ống dài 7m đường kính 3cm; cấu tạo bởi thanh mạc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, niêm mạc.
Niêm mạc ruột non có rất nhiều nếp gấp (khoảng 900 nếp gấp) gọi là van ruột, trên mỗi van ruột có hàng triệu lông nhỏ gọi là lông ruột, trên đỉnh tế bào lông ruột còn có các lông cực nhỏ. Nhờ vậy, đã tăng diện tích bề mặt hấp thụ của ruột lên hàng ngàn lần so với bề mặt, tạo điều kiện để hấp thụ hết chất dinh dưỡng.
Mỗi lông ruột đều có mạch huyết và mạch bạch huyết, do vậy nó là đơn vị hấp thụ thức ăn của ruột non.
- Tiêu hóa và hấp thụ thức ăn ở ruột non quan trọng nhất:
- Nhờ cấu tạo ruột non rất dài, diện tích tiếp xúc với thức ăn rất lớn, thời gian tiêu hóa và hấp thụ thức ăn chủ yếu xảy ra ở ruột.
1 Dịch tiêu hóa ở ruột non chứa đầy đủ>các enzim tiêu hóa gluxit, lipit, prôtêin và tác dụng của các enztra (dịch tụy, dịch ruột) rất mạnh, phân hủy hoàn toàn thức ăn phức tạp trở thành đơn giản nhất. Nhờ đó, tế bào lông ruột có thể hấp thụ vào máu.
Câu 3. Nêu cơ chế hấp thụ chất dinh dưỡng của tế lông ruột và các con đường vận chuyển các chất hấp thụ.
HƯỚNG DẪN GIẢI
- Cơ chế hấp thụ chất dinh dưỡng:
- Cơ chế khuếch tán: Các chất glixêrin, axit béo, các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) được hấp thụ theo con đường khuếch tán từ nơi có nồng độ cao, sang nơi có nồng độ thấp, không cần tiêu tốn năng lượng.
- Cơ chế vận chuyển chủ động tích cực: Các chất còn lại gồm glucôzơ, axit amin… được lông ruột hấp thụ theo con đường vận chuyển chủ động tích cực, đường ngược chiều gradien nồng độ, cần phải tiêu tốn năng lượng.
- Con đường vận chuyển các chất hấp thụ.
- Con đường huyết: Nước, khoáng, các loại vitamin tan trong nước, đường glucôzơ, axit amin, sau khi được tế bào lông ruột hấp thụ sẽ chuyển qua các mao quản máu theo tĩnh mạch ruột, qua gan và tĩnh mạch chủ dưới để về tim.
- Con đường bạch huyết: Các axit béo, glixerol, vitamin tan trong dầu thấm qua tế bào lông ruột, theo mạch bạch huyết ngực, đổ vào tĩnh mạch đòn trái đến tĩnh mạch chủ trên về tim.
Câu 4. Trình bày sự biến đổi thức ăn về mặt cơ học ở các nhóm động vật ăn thực vật.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Biến đổi thức ăn về mặt cơ học xảy ra chủ yếu trong khoang miệng và dạ dày.
- Ở động vật nhai lại như trâu, bò, dê, cừu,… chúng nhai vội rồi nuốt ngay, lấy thật nhanh thức ăn, sau đó mới “ợ lên”, nhai kĩ lại lúc nghỉ ngơi.
- Ở động vật có dạ dày đơn như ngựa và động vật gặm nhấm (thỏ, chuột, nhím…) chúng nhai kĩ hơn động vật nhai lại.
- Ở gà và các loài chim ăn hạt. Khi ăn, chúng nuốt ngay thức ăn, đưa vào đầy diều và tiêu hóa dần. Diều không có dịch tiêu hóa, chỉ có dịch nhày làm ươn và mềm thức ăn, giúp cho sự tiêu hóa dễ dàng hơn tại ruột non.
Câu 5. So sánh sai khác cơ bản trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật ăn thực vật với động vật ăn thịt và ăn tạp.HƯỚNG DẪN GIẢI
|