Home / Tài liệu môn Sinh học / Sinh học lớp 11 / Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 / Đề thi học sinh giỏi bài tập phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật ( tiếp) – Sinh học 11

Đề thi học sinh giỏi bài tập phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật ( tiếp) – Sinh học 11

Đề thi: 

Câu 6. (Đề thi Olympic sinh học 30/4)

Nêu sự khác nhau về cấu tạo và chức năng của dạ dày và ruột non của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật? Giải thích tại sao chiều dài của ống tiêu hóa của chúng lại khác nhau?

Câu 7. (Đề thi Olympic sinh học 30/4)

  1. Sự tiêu hóa prôtêin trong ống tiêu hóa của người?

  2. Sự phá hủy hồng cầu trong có thể người? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vàng da và vàng niêm mạc mắt ở cơ thể người?

Câu 8. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

Nêu sự khác nhau về cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?

Câu 9. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

  1. Tế bào biểu bì lông ruột và tế bào hồng cầu có gì khác nhau về cấu trúc và chức năng?

    Tìm đặc điểm chung về cấu trúc của hai loại tế bào biểu bì lông ruột và hồng cầu thể hiện sự phù hợp với chức năng hấp thụ các chất.

    Câu 10. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

    Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được protein của thức ăn nhưng lại không phân giải protein của chính cơ quan tiêu hóa đó?

Đáp án: 

Câu 6. (Đề thi Olympic sinh học 30/4)

Nêu sự khác nhau về cấu tạo và chức năng của dạ dày và ruột non của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật? Giải thích tại sao chiều dài của ống tiêu hóa của chúng lại khác nhau?

HƯỚNG DẪN GIẢI

a. Sự khác nhau:
Trên bộ phận Động vật ăn thịt Động vật ăn thực vật
Dạ dày –    Là túi lớn nên gọi là dạ dày đơn.

–      Thịt được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. Dạ dày co bóp để làm nhuyễn thức ăn và trộn đều thức ăn với dịch vị, ezim pepsin thủy phân prôtêin thành peptit

–   Dạ dày thỏ và ngựa là dạ dày đơn.

–     Dạ dày trâu bò là dạ dày kép gồm 4 túi: Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ sách, dạ múi khế.

+ Dạ cỏ: Là nơi lưu trữ và làm mềm thức ăn, trong dạ cỏ có chứa nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.

+ Dạ tổ ong – dạ sách giúp hấp thụ nước.

+ Dạ múi khế tiết ra pepsin và HC1 tiêu hóa prôtêin trong cỏ và vi sinh vật.

Ruột non –      Ngắn hơn nhiều so với ruột non ở động vật ăn thực vật.

–    Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học vì hấp thụ ở đây.

–    Ruột non có thể dài vài chục mét, dài hơn rất nhiều so với ruột non động vật ăn thịt

–   Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ ở đây.

>> Xem thêm:  Tuyển chọn một số đề thi hay ( tiếp) – Sinh học 11
 Nguyên nhân làm cho chiều dài của ống tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật khác nhau do:

Thức ăn là nguyên nhân chính:

+ Thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa và hấp thu nên ruột dài để tiêu hóa và hấp thu có hiệu quả.

+ Thức ăn là động vật giàu chất dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu hóa và hấp thu nên ruột ngắn.

Câu 7. (Đề thi Olympic sinh học 30/4)

  1. Sự tiêu hóa prôtêin trong ống tiêu hóa của người?

  2. Sự phá hủy hồng cầu trong có thể người? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vàng da và vàng niêm mạc mắt ở cơ thể người?

HƯỚNG DẪN GIẢI

  1. – Ở dạ dày:

+ Dịch vị làm biến tính protêin.

+ HC1 làm gen biến thành pepsin.

+ Pepsin cắt prôtêin thành các peptit.

1Ở ruột non:

+ Enterokinaza biến tripsinogen thành tripsin.

+ Tripsin cắt prôtêin thành các peptit.

+ Chymotripsin cắt prôtêin thành các peptit.

+ Cacboxipeptidaza cắt các peptit thành các axit amin.

+ Aminopeptidaz cắt các peptit thành các axit amin.

  1. Sự phá hủy hồng cầu:

+ Hồng cầu được sản xuất liên tục ở tủy xương và chúng có thể tồn tại đến 120 ngày. Các hồng cầu già bị phá hủy bởi các đại thực bào có ở nhiều nơi trong cơ thể, nhưng chủ yếu là ở gan, lách và tủy xương.

+ Khi hồng cầu bị phá hủy, hêmôglôbin được phân hủy thành các nguyên tử sắt, các axit amin và một loại sắc tố vàng gọi là biltrubin.

+ Các nguyên tử sắt và các axit amin được cơ thể sử dụng lại.

+ Biltrubin giải phóng vào trong máu làm cho huyết tương có màu vàng. Các tế bào gan tách biltrubin ra khỏi máu và chuyển nó xuống mặt, rồi đào thải ra ngoài cơ thể dưới dạng các sắc tố mật.

+ Triệu chứng vàng da và vàng niêm mạc mắt xuất hiện khi nồng độ biltrubin tăng cao ở trong máu. Điều này xảy ra khi hồng cầu bị phân hủy quá nhanh, do bệnh gan hay do tắc đường dẫn mật.

Câu 8. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

Nêu sự khác nhau về cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?

HƯỚNG DẪN GIẢI

1. Sự khác nhau:
Điểm so sánh Động vật ăn thịt Động vật ăn thực vật
Răng Răng cửa nhỏ và sắc, hình trên dùng để gặm và lấy thịt ra khỏi xương dễ dàng, Răng cửa và răng nanh không khác nhau. Có khoảng trống răng. Răng cạnh hàm và răng hàm dùng
răng nanh cong và nhọn để giữ chặt con mồi. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn. Lỗ chân răng nhỏ. Răng có tác dụng cắt, xé thức ăn chứ không có tác dụng nhai. để nghiền. Các răng này có cấu trúc đặc trưng đáp ứng các chế độ ăn khác nhau. Chân răng rộng. Răng phát triển suốt đời. Có đường gờ của men răng, ngăn cách ngà răng. Răng có tác dụng nghiền thức ăn.
Xương sọ và các cơ nhai Hàm rất khỏe. Cơ thái dương lớn có tác dụng cắn giữ chặt con mồi. Cơ cắn và cơ bướm giữa kém phát triển Cơ thái dương nhỏ. Cơ cắn và cơ bướm giữa phát triển có tác dụng nghiền thức ăn tốt hơn khi nhai. Khớp hàm lỏng, xương hàm dưới chuyển động theo đường vòng.
Dạ dày và ruột Dạ dày đơn tiết dịch giàu enzim tiêu hóa prôtêin. Ruột ngắn hơn. Manh tràng không phát triển. Dạ dày đơn hay kép tùy loài. Ruột dài hơn. Có hệ vi sinh vật phong phú. Manh tràng phát triển.
2551 “*if 1

Tuyến tiêu hóa

Enzim tiêu hóa prôtêin Nhiều loại enzim tiêu hóa xenlulozơ, axit béo.
2. Giải thích:

Do chế độ ăn hạn hẹp: Động vật ăn thịt chỉ chuyên ăn thịt, nó chỉ cần ăn với số lượng thức ăn rất ít, tiêu hóa thức ăn dễ dàng nhưng kiếm được mồi thì rất khó. Động vật ăn thực vật thì chỉ chuyên ăn các loại thực vật, nó cần ăn một khối lượng lớn thức ăn, kiếm ăn thì dễ nhưng tiêu hóa thì rất khó.

Câu 9. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

  1. Tế bào biểu bì lông ruột và tế bào hồng cầu có gì khác nhau về cấu trúc và chức năng?

  2. Tìm đặc điểm chung về cấu trúc của hai loại tế bào biểu bì lông ruột và hồng cầu thể hiện sự phù hợp với chức năng hấp thụ các chất.

HƯỚNG DẪN GIẢI

a. Khác nhau:
Tế bào biểu bì của lông ruột Tế bào hồng cầu
Cấu tróc – Có nhiều vi  mao diện tích tiếp xúc.

1 Có nhân.

1 Hình đĩa lõm hai mặt 1 Không nhân.
Chức năng 1 Hấp thụ các chất – Vận chuyển O2, CO2, đệm pH.
>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi toàn quốc môn Sinh học 11
b. Đặc điểm chung: Tế bào có kích thước nhỏ, nhưng tỉ lệ  cao.


Câu 10. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

Sự tiêu hóa hóa học ờ dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? Trình bày cd chế của hiện tượng trên.

HƯỚNG DẪN GIẢI                                                 ^^1

  • Chủ yếu là biến đổi prôtêin thành các chuỗi pôlipeptit ngắn dưới tác dụng của enzim pepsin với sự có mặt của HC1.
  • Ý nghĩa của thức ăn đưa xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ:

4- Dễ dàng trung hòa lượng axit trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một, tạo môi trường cần thiết cho hoạt động của các enzim trong ruột (vì có NaHCC>3 từ tụy và ruột tiết ra với nồng độ cao).

+ Để các enzim từ tụy và ruột tiết ra đủ thời gian tiêu hóa lượng thức ăn đó.

+ Đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Cơ chế đóng mở môn vị có liên quan đến:

+ Sự co bóp của dạ dày với áp lực ngày càng tăng làm mở cơ vòng.

+ Phản xạ co thắt cơ vòng môn vị do môi trường ở tá tràng bị thay đổi khi thức ăn từ dạ dày dồn xuống (từ kiềm sang axit).

Câu 11. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được protein của thức ăn nhưng lại không phân giải protein của chính cơ quan tiêu hóa đó?

HƯỚNG DẪN GIẢI

Pepsin của dạ dày không phân hủy protein của chính nó vì:

ở người bình thường, lớp trong của lớp thành dạ dày có chất nhày bảo vệ. Chất nhày này có bản chất là glicoprotein và mucopolisacarit do các tế bào cổ tuyến và tế bào niêm mạc bề mặt của dạ dày tiết ra.

  • Lớp chất nhày nói trên có 2 loại:

+ Loại hòa tan: Có tác dụng trung hòa 1 phần pepsin và HC1.

+ Loại không hòa tan: Tạo thành 1 lớp dày l-l,5mm bao phủ toàn bộ lớp thành dạ dày. Lớp này có độ dai, có tính kiềm có khả năng ngăn chặn sự khuyếch tán ngược của H+ —> tạo thành “hàng rào” ngăn tác động của pepsin-HCl.

+ Ở người bình thường, sự tiết chất nhày cân bằng với sự tiết pepsin-HCl, nên protein trong dạ dày không bị phân hủy (dạ dày được bảo vệ).

Check Also

7246 1494911290063 1020 310x165 - Đề thi học sinh giỏi trắc nghiệm môn Sinh học 11

Đề thi học sinh giỏi trắc nghiệm môn Sinh học 11

Đề thi:  Câu 1. Số hạt trong quả được quyết định bởi số Nhụy trong …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *