Home / Tài liệu môn Sinh học / Sinh học lớp 9 / Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 / Đề thi học sinh giỏi bài tập phần Nhiễm sắc thể ( tiếp theo ) – Sinh học 9

Đề thi học sinh giỏi bài tập phần Nhiễm sắc thể ( tiếp theo ) – Sinh học 9

Đề thi:

Câu 11: Nêu những điểm giống nhau giữa nguyên phân với giảm phân.

Câu 12: Những điểm khác nhau cơ bản nguyên phân và giảm phân?
Câu 13: Giải thích ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền và đối với sinh trưởng phát triển của cơ thể?

Câu 14: So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật?

Câu 15: Trong quá trình phân bào, hãy cho biết ý nghĩa của các hiện tượng:

  1. NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa, sau đó lại nhả xoắn tối đa vào kì cuối.

  • Màng nhân biến mất vào kì đầu, sau đó lại xuất hiện trở lại vào kì cuối.

  1. Thoi tơ vô sắc xuất hiện vào kì đầu, sau đó lại biến mất vào kì cuối.

Câu 11: Nêu những điểm giống nhau giữa nguyên phân với giảm phân.

Hướng dẫn trả lời

– Đều có sự nhân đôi NST và phân li của NST.

–   Đều diễn ra các kì tương tự nhau: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

–               Đều có sự hình thành thoi tơ vô sắc, sự biến mất của màng nhân, sự phân chia tế bào,…

Câu 12: Những điểm khác nhau cơ bản nguyên phân và giảm phân?

_ Hướng dẫn trả lời

Nguyên phân Giảm phân
–    Xảy ra ở tế bấo sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

–   Có 1 lần xếp NST trên mặt phẳng xích đạo và 1 lần phân li NST về hai cực tế bao.

–    Kì đầu: không có trao đổi chéo NST.

–   Kì giữa: các NST kép sắp xếp thành 1 hàng trên mặt phang xích đạo của thoi phân bào.

–    Kì sau: các NST kép tách nhau ở tâm động thành NST đơn tién về 2 cực tế bào.

–    Kì cuối: các NST đơn nằm gọn ứong nhân tế bào.

–        Bộ NST của loài vẫn được giữ nguyên.

–   Là cơ sở cho sinh sản vô tính.

–    Xảy ra ở tế bào sinh dục thời kì chín.

–    Có 2 lần xếp NST trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và 2 lần phân li NST về hai cực tế bào.

–      Kì đầu I: có sự trao đổi chéo NST. 1 Kì giữa I: các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

–    Kì sau I: các NST kép phân li độc lập và tiến về 2 cực tế bào.

–   Kì cuối I: các NST kép nằm gọn trong nhân tế bào.

–      Bộ NST của loài bị giảm một nửa.

–   Là cơ sở cho sinh sản hữu tính

>> Xem thêm:  Đề thi tuyển chọn học sinh giỏi phần Ứng dụng di truyền học ( tiếp) – Sinh học 9


Câu 13: Giải thích ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền và đối với sinh trưởng phát triển của cơ thể?

Hướng dẫn giải

  • Ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền:
  • Là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể ờ các loài sinh sản vô tính.
  • Bộ NST của loài được ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 2 cơ chế là nhân đôi NST và phân li NST.
  1. Ý nghĩa của nguyên phân đối với sinh trưởng và phát triển của cơ thể:
  • Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, giúp cho sự tăng trưởng của các mô, cơ quan, nhờ đó giúp cơ thể lớn lên và phát triển.
  • Nguyên phân tạo ra các tế bào mới để bù đắp các tế bào của các mô bị tổn thương hoặc thay thế tế bào già chết.

Câu 14: So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật?

Hướng dẫn trả lời

Giống nhau:

  • Đều xảy ra ở cơ quan sinh sản
  • Giao tử đều được tạo ra thông qua quá trình giảm phân của tế bào mẹ.
  • Trong cùng một loài thì số lượng giao tử đực tạo ra luôn nhiều hơn số lượng giao tử cái
 b. Khác nhau:
Tạo giao tử đực Tạo giao tử cái
–   Xảy ra ở tuyến sinh dục đực

–    1 tế bào (tinh nguyên bào bậc 1) giảm phân cho 4 tinh trùng.

–   Số lượng giao tử nhiều

–   Xảy ra ở tuyến sinh dục cái

–       1 tế bào (noãn nguyên bào bậc 1) giảm phân cho 1 trứng và 3 thể cực.

–   Số lượng giao tử ít

>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học 9 cấp thành phố


Câu 15: Trong quá trình phân bào, hãy cho biết ý nghĩa của các hiệ
n tượng:

  1. NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa, sau đó lại nhả xoắn tối đa vào kì cuối.

  • Màng nhân biến mất vào kì đầu, sau đó lại xuất hiện trở lại vào kì cuối.

  1. Thoi tơ vô sắc xuất hiện vào kì đầu, sau đó lại biến mất vào kì cuối.

Hướng dẫn trả lời

  • Ở kì giữa, NST đóng xoắn cực đại là để bảo vệ NST và giúp cho NST dễ dàng trượt về 2 cực tế bào mà không bị đứt gãy. Nêu NST không đóng xoắn cực đại thì đến kì sau, khi NST phân li sẽ dễ bị đứt gãy.
  • Đến kì cuối, NST nhã xoắn để các gen trên NST thực hiện sao mã, phân tà ADN nhân đôi và NST nhân đôi.
  • Màng nhân bao gói NST. Nếu màng nhân không biến mất thì không giải phóng NST vào tế bào chất nên NST không tiếp xúc với thoi tơ vô sắc dẫn tới không phân li về hai tế bào con.
  • Đến kì cuối, màng nhân xuất hiện để bao gói NST và bảo vệ NST.
  • Thoi tơ vô sắc xuất hiện để giúp cho NST phân li và biến mất để phân chia tế bào. Nếu ở kì cuối, thoi tơ vô sắc không biến mất thì tế bào không thể eo lại để tạo nên 2 tế bào con.

Check Also

cuu hot girl h660height990 310x165 - Đề thi học sinh giỏi số 11 – Sinh học 9

Đề thi học sinh giỏi số 11 – Sinh học 9

Đề thi:  Câu 1. Tại sao từ 4 loại nuclêôtit lại có thể tạo nên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *