Home / Tài liệu môn Sinh học / Sinh học lớp 9 / Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 / Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh câu hỏi phần Sinh học và môi trường ( tiếp theo ) – Sinh học 9

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh câu hỏi phần Sinh học và môi trường ( tiếp theo ) – Sinh học 9

Đề thi:

Câu 9: Thế nào là động vật đẳng nhiệt và động vật biến nhiệt? Trong các loài sau đây, loài nào đẳng nhiệt, loài nào biến nhiệt: thằn lằn, thú mỏ vịt, gà gô trắng, nhím, sâu hại táo, ruồi nhà.

Câu 10: Thực vật chịu hạn vùng sa mạc thích nghi với điều kiện khô hạn bằng cách nào?

Câu 11:

Các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào?

Thế nào là “hiệu suất nhóm”? Lấy một số ví dụ minh họa.

Trong thực tiễn sản xuất, con người đã áp dụng những biện pháp gì để giảm cạnh tranh, nhằm đảm bảo năng suất cây trồng, vật nuôi?

Câu 12:

Cho những ví dụ sau:

(1) Linh cẩu ăn hươu; (2) Dây tơ hồng bám trên cây bụi; (3) Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần rễ cây lạc; (4) Chim ăn sâu non; (5) Giun sống trong ruột người; (6) Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến; (7) Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn; (8) Các cây thông gần nhau liền rễ với nhau; (9) Địa y; (10) Một loài cỏ mọc quần tụ với nhau thành nhóm. Sắp xếp các hiện tượng trên vào các mối quan hệ sinh thái cho hợp lí.

So sánh mối quan hệ ở ví dụ 6 với ví dụ 3.

Đáp án: 

Câu 9: Thế nào là động vật đẳng nhiệt và động vật biến nhiệt? Trong các loài sau đây, loài nào đẳng nhiệt, loài nào biến nhiệt: thằn lằn, thú mỏ vịt, gà gô trắng, nhím, sâu hại táo, ruồi nhà.

Hướng dẫn trả lời

Động vật biến nhiệt là động vật có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường.

Động vật đẳng nhiệt là động vật có nhiệt độ cơ thể ổn định, độc lập với nhiệt độ môi trường.

Chỉ có các loài chim và thú là động vật đẳng nhiệt, còn lại là động vật biến nhiệt.

Câu 10: Thực vật chịu hạn vùng sa mạc thích nghi với điều kiện khô hạn bằng cách nào?

Hướng dẫn trả lời

Thực vật chịu hạn vùng sa mạc thích nghi với điều kiện khô hạn bằng cách:

Phát triển bộ rễ hút nước: rễ ăn rất sâu và lan rộng để tìm nước.

Giảm thiểu và biến dạng hình dạng của lá: lá có hình kim hoặc biến thành gai.

Giảm thiểu lượng khí khổng trên cơ thể.

Gia tăng bề dày của thân, lá để tích nước.

Câu 11:

Các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào?

Thế nào là “hiệu suất nhóm”? Lấy một số ví dụ minh họa.

Trong thực tiễn sản xuất, con người đã áp dụng những biện pháp gì để giảm cạnh tranh, nhằm đảm bảo năng suất cây trồng, vật nuôi?

Hướng dẫn trả lời

– Các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau khi chúng sống quần tụ, hình thành bầy đàn hay xã hội trong trường hợp: điều kiện sống thuận lợi như nơi ở rộng rãi, thức ăn dồi dào, tỉ lệ đực cái phù hợp.

Các sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau khi chúng sống quần tụ, hình thành bầy đàn trong trường hợp: điều kiện sống bất lợi như nơi ở chật hẹp, thức ăn cạn kiệt, tỉ lệ đực cái không phù hợp…

Quan hệ hỗ trợ có ý nghĩa đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống, thông qua “hiệu suất nhóm”, thể hiện:

>> Xem thêm:  Một số dạng đề thi về câu hỏi gen - Sinh học 9

Các cá thể trong nhóm khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, một số cá thể giảm tiêu hao năng lượng.

Sự phân chia thứ bậc và chức năng rõ ràng giữa các cá thể trong bầy đàn hình thành tổ chức xã hội sinh vật, giúp cho sinh vật chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tốt hơn, tránh được kẻ thù…

Trong nhóm, con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn.

Nhờ các ý nghĩa trên mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong nhóm tốt hơn.

Ví dụ:

+ Ở thực vật, hỗ trợ giữa các cây trong nhóm giúp cây chống lại tác động của gió, hạn chế đổ, gãy và sự mất nước so với cây sống riêng lẻ. Hiện tượng liền rễ của các cây sống gần nhau như thông, vân sam.. 1

+ Ở động vật, hiệu quả nhóm tạo điều kiện cho việc kiếm mồi và chống kẻ thù hiệu quả: đàn linh cẩu săn mồi tập thể, đàn bồ nông dàn hàng ngang bắt cá, đàn trâu rừng quây tròn chống kẻ thù và bảo vệ con non. Các con gà trong cùng một đàn nhờ tác động kích thích lẫn nhau nên đã tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn gà nuôi riêng rẽ 30 – 50%.

+ Nhiều loài chim, thú, bò sát có sự phân chia đẳng cấp trong đàn. Sự chấp nhận vị trí trong đàn giảm sự xô xát lẫn nhau để tranh giành thức ăn, chỗ ở… Những cá thể khỏe mạnh thuộc đẳng cấp cao luôn ưu thế trong giao phối, góp phần cải tạo nòi giống.

>> Xem thêm:  Đề thi tuyển chọn học sinh giỏi bài tập phần đột biến gen ( tiếp theo) – Sinh học 9

Trong sản xuất, để hạn chế cạnh tranh ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cần chú ý áp dụng các biện pháp:

Trong trồng trọt:

+ Trồng luân canh, xen canh.

+ Trồng với mật độ thích hợp, chủ động tỉa thưa đúng kĩ thuật.

Trong chăn nuôi:

+ Kết hợp nuôi nhiều loài có nhu cầu sống khác nhau trong cùng môi trường sống.

+ Nuôi với mật độ thích hợp, chủ động tách đàn hợp lí

Câu 12:

Cho những ví dụ sau:

(1) Linh cẩu ăn hươu; (2) Dây tơ hồng bám trên cây bụi; (3) Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần rễ cây lạc; (4) Chim ăn sâu non; (5) Giun sống trong ruột người; (6) Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến; (7) Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn; (8) Các cây thông gần nhau liền rễ với nhau; (9) Địa y; (10) Một loài cỏ mọc quần tụ với nhau thành nhóm. Sắp xếp các hiện tượng trên vào các mối quan hệ sinh thái cho hợp lí.

So sánh mối quan hệ ở ví dụ 6 với ví dụ 3.

Hướng dẫn trả lời

– Quan hệ cùng loài: (8), (10).

Quan hệ khác loài: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (9)

+ Cộng sinh: (3), (9)

+ Hội sinh: (6)

+ Hợp tác: (7)

+ Kí sinh – vật chủ: (2), (5)      ^

+ Vật ăn thịt – con mồi: (1), (4).

– Giống nhau: Đều là mối quan hệ hỗ trợ khác loài

Khác nhau:

+ Ví dụ 6 là mối quan hệ hội sinh: Sự hợp tác 2 loài sinh vật trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có  hại.

+ Ví dụ 3 là mối quan hệ cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi cho cả hai loài sinh vật.

Check Also

unnamed 310x165 - Đề thi học sinh giỏi số 11 – Sinh học 9

Đề thi học sinh giỏi số 11 – Sinh học 9

Đề thi:  Câu 1. Tại sao từ 4 loại nuclêôtit lại có thể tạo nên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *