Home / Tài liệu môn Sinh học / Sinh học lớp 9 / Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 / Đề thi học sinh giỏi câu hỏi phần Di truyền học người – Sinh học 9

Đề thi học sinh giỏi câu hỏi phần Di truyền học người – Sinh học 9

Đề thi: 

Câu 1: Trình bày các phương pháp nghiên cứu di truyền ở người.

Câu 2: Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích?

Câu 3: Những khó khăn và thuận lợi của việc nghiên cứu di truyền ở người.  Nêu hai phương pháp nghiên cứu di truyền ở người?

Câu 4:

Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống?

Nêu các nguyên nhân phát sinh bệnh, tật di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các bệnh, tật đó.

Câu 5: Phân biệt đồng sinh cùng trứng với đồng sinh khác trứng.

Đáp án: 

Câu 1: Trình bày các phương pháp nghiên cứu di truyền ở người.

Hướng dẫn trả lời

Nghiên cứu phả hệ:

Là theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ.

Mục đích của nghiên cứu phả hệ là để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng là trội hay lặn, do 1 gen hay nhiều gen quy định.

Nghiên cứu trẻ đồng sinh:

Theo dõi đặc điểm kiểu hình của những trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng.

Mục đích của nghiên cứu trẻ đồng sinh là để xác định tính trạng nào đó chủ yếu do gen quyết định hay phụ thuộc chủ yếu vào môi trường.

Câu 2: Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích?

Hướng dẫn trả lời

Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai.

>> Xem thêm:  Một số đề ôn luyện và đáp án thi học sinh giỏi - Sinh học 9

Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ

thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình.

Câu 3: Những khó khăn và thuận lợi của việc nghiên cứu di truyền ở người.  Nêu hai phương pháp nghiên cứu di truyền ở người?

Hướng dẫn trả lời

Những khó khăn khi nghiên cứu di truyền người í

về mặt sinh học: Loài người có tuổi sinh sản chậm (thường sau 20 tuổi) và đẻ ít con.

về mặt xã hội: Không thể áp dụng các phương pháp lai giống như trên động vật và không thể gây đột biến trên người để nghiên cứu.

Những thuận lợi của việc nghiên cứu di truyền người:

So với thế giới sinh vật thì loài người có tính xã hội, có ngôn ngữ nên có các tài liệu ghi chép về một số tính trạng bệnh di truyền. Các nhà khoa học sử dụng tài liệu từ gia phả của các dòng họ làm căn cứ quan trọng   để tiến hành  nghiên cứu đặc điểm di truyền của các bệnh di truyền ở người.

Hai phương pháp nghiên cứu di truyền ở người

Phương pháp nghiên cứu phả hệ: là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ, người ta có thể xác định được đặc điểm di truyền của tính trạng (Tính trạng trội hay lặn, do một hay nhiều gen quy định).

>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học 9 cấp thành phố

Nghiên cứu trẻ đồng sinh:

+ Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng.

+ Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.

Ví dụ: Khi hai trẻ đồng sinh cùng trứng sống ở hai môi trường khác nhau nhưng sự biểu hiện của một số tính trạng khác nhau thì chứng tỏ những tính trạng đó phụ thuộc chủ yếu vào môi trường sống mà ít phụ thuộc vào kiểu gen.

Câu 4:

Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống?

Nêu các nguyên nhân phát sinh bệnh, tật di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các bệnh, tật đó.

Hướng dẫn trả lời

Kết hôn gần làm suy thoái nòi giống vì: những người có quan hệ huyết thống, về mặt di truyền ít sai khác nhau nên khi kết hôn gần tạo cơ hội cho những gen lặn gây hại đi vào thể đồng hợp, biểu hiện ra kiểu hình, gây suy thoái nòi giống.

– Nguyên nhân phát sinh các bệnh, tật di truyền ở người:

+ Do các tác nhân lí, hoá trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường (các chất phóng xạ, chất độc hoá học rải trong chiến tranh, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…)

+ Do rối loạn các quá trình sinh lí; sinh hoá nội bào.

>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi câu hỏi phần Bảo vệ môi trường - Sinh học 9

Một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người:

+ Hạn chế sự gia tăng, ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

+ Sử dụng hợp lí và có biện pháp đề phòng khi sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các chất độc có khả năng gây ra biến đổi cấu trúc NST và ADN.

+ Trường hợp mắc một số dị tật di truyền nguy hiểm thì không nên kết hôn hoặc không nên sinh con,…

Câu 5: Phân biệt đồng sinh cùng trứng với đồng sinh khác trứng.

Hướng dẫn trả lời

Phân biệt đồng sinh cùng trứng với đồng sinh khác trứng

Đồng sinh cùng trứng Đồng sinh khác trứng
– Người mẹ rụng một trứng, được thụ tinh bởi 1 tinh trùng tạo nên một hợp tử. Hợp tử phát triển và tách thành 2 phôi, mỗi phôi phát triển thành 1 cơ thể. – Người mẹ rụng 2 trứng, được thụ tinh bởi 2 tinh trùng tạo nên 2 hợp tử. Mỗi hợp tử phát triển thành 1 cơ thể (hai hợp tử phát triển thành 2 cơ thể độc lập).

-Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen, cùng giới tính.

Trẻ đồng sinh cùng trứng nếu sống trong cùng một môi trường thì có kiểu hình giống nhau.

Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau, giới tính có thể giống nhau hoặc khác nhau.

Trẻ đồng sinh cùng trứng có kiểu hình khác nhau.

Check Also

thaohuyen3 5223722 1024x682 1 310x165 - Đề thi học sinh giỏi số 11 – Sinh học 9

Đề thi học sinh giỏi số 11 – Sinh học 9

Đề thi:  Câu 1. Tại sao từ 4 loại nuclêôtit lại có thể tạo nên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *