Home / Tài liệu môn Sinh học / Sinh học lớp 11 / Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 / Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học cấp thành phố – Sinh học 11

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học cấp thành phố – Sinh học 11

Đề thi:

Câu 6. a) Một người đàn ông bị bệnh cao huyết áp là do nồng độ aldosteron cao. Huyết áp của ông ta là 164/102. Nồng độ aldosteron cao trong máu còn gây ra những thay đổi nào đối với pH máu, nồng độ K+ trong máu, thể tích dịch ngoại bào và tiết renin? Tại sao?

Một người bị tai nạn giao thông mất đi 20% lượng máu dẫn đến huyết áp giảm. Hãy cho biết cơ chế sinh lí chủ yếu làm tăng huyết áp trở lại.

Câu 7. Ở người, khi thở ra áp suất trong khoang màng phổi là -4. Tại sao khi hít vào thì áp suất trong khoang màng phổỉ lại là -7? Khi tràn dịch màng phổi làm mất áp lực âm trong khoang màng phổi thì thể tích phổi, dung tích sống, nhịp thở thay đổi như thế nào? Giải thích.

Câu 8. Một người bị nôn rất nhiều lần trong ngày do bị cảm. Bệnh nhân không những không giữ được nước và thức ăn đưa vào mà còn mất nhiều dịch vị.

Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo cách nào?

Các hệ cơ quan chủ yếu nào tham gia điều chỉnh lại cân bằng nội môi và các hệ cơ quan đó hoạt động như thế nào giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường?

Câu 9. Dựa vào hiểu biết về cơ chế điều hòa hô hấp, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

Một người sức khoẻ bình thường, sau khi chủ động thở nhanh và sâu một lúc người này lặn được lâu hơn, tại sao?

Người này lặn đượcỉâu hơn sau khi thở nhanh và sâu có thể gây ra nguy cơ xấu nào đối với cơ thể.

Câu 10. Một loài cá thuộc họ Channichthyidae sống ở vùng cực Trái Đất, nhiệt độ nước quanh năm là -l,9°c và nước giàu oxi. Loài cá này không có hemoglobin và mioglohin (vì vậy chúng còn được gọi là cá máu trắng) nên đã có một số điều chỉnh cốt lõi giúp chúng thích nghi với điều kiện sống trong nước lạnh.

Hãy dự đoán có những điều chỉnh nào về lượng máu tuần hoàn, đường kính các mạch máu nhỏ và kích thước tim so V(là các loài cá có cùng kích cỡ khác không sống ở vùng cực Trái Đất. Những điều chỉnh đó có tác dụng gì?

Tại sao loài cá này có tốc độ chuyển hóa thấp và máu hòa tan nhiều oxi?

Đáp án: 

Câu 6. a) Một người đàn ông bị bệnh cao huyết áp là do nồng độ aldosteron cao. Huyết áp của ông ta là 164/102. Nồng độ aldosteron cao trong máu còn gây ra những thay đổi nào đối với pH máu, nồng độ K+ trong máu, thể tích dịch ngoại bào và tiết renin? Tại sao?

Một người bị tai nạn giao thông mất đi 20% lượng máu dẫn đến huyết áp giảm. Hãy cho biết cơ chế sinh lí chủ yếu làm tăng huyết áp trở lại.

HƯỚNG DẪN GIẢI

– Những thay đổi do nồng độ aldosleron cao: pH máu tăng, nồng độ K+ giảm, thể tích ngoại hào tăng và không tiết renin.

Aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na+ tăng thải K+ vào nước tiểu. Tăng Na+ làm pH máu tăng, tăng thải K+ vào nước tiểu làm K+ trong máu giảm.

Aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na+kẽm theo nước dẫn đến tăng huyết áp và tăng thể tích dịch ngoại bào.

Huyết áp cao không gây ft®

huyết áp giảm còn gây tăng renin, angiotensin II, Angiotensin II gây tăng aldosieron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na* và nước đồng thời gây co mạch làm giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận. Ngoài ra phản ứng đông máu làm giảm mất máu.

b) Một người bị tai nạn giao thông mất đi 20% lượng máu dẫn đến huyết áp giảm. Các cơ chế sinh lí chủ yếu làm tăng huyết áp Trở lại là:
Khi huyết áp giảm, thụ thể có mạch máu báo tin về làm tăng cường hoạt động thần kinh giao cảm.
I Thần kinh giao cản làm tăng nhịp tim, co mạch ngoại vi, co mạch dồn máu từ các nơi dự trữ máu (gan, lách, mạch máu dưới da).

Thần kinh giao cảm còn làm co mạch máu đến thận, giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận.

Huyết áp giảm càng gây tăng renin, angiotensin II, Angiotensin II gây tăng aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na+ và nước đồng thời gây co mạch làm giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận. Ngoài ra phản ứng đông máu làm giảm mất máu.

Câu 7. Ở người, khi thở ra áp suất trong khoang màng phổi là -4. Tại sao khi hít vào thì áp suất trong khoang màng phổỉ lại là -7? Khi tràn dịch màng phổi làm mất áp lực âm trong khoang màng phổi thì thể tích phổi, dung tích sống, nhịp thở thay đổi như thế nào? Giải thích.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Khi thở ra cơ hô hấp giãn, lồng ngực giãn ra trước khi phổi giãn do vậy thể tích khoang màng phổi tăng lên, tăng áp suất âm.

Khi dịch tràn màng phổi làm mất lực âm, do tính đàn hồi phổi co nhỏ lại dẫn đến thể tích phổi giảm.

Phổi co lại không còn khả năng co giãn như trước nữa nên dung tích sống giảm.
Phổi co nhỏ lại dẫn đến giảm thông khí và trao đổi khí ở phổi, giảm 02 và tăng lượng CO: trong máu tác động trực tiếp và gián tiếp lên trung khu hô hấp làm tăng nhịp thở.

Câu 8. Một người bị nôn rất nhiều lần trong ngày do bị cảm. Bệnh nhân không những không giữ được nước và thức ăn đưa vào mà còn mất nhiều dịch vị.

Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo cách nào?

Các hệ cơ quan chủ yếu nào tham gia điều chỉnh lại cân bằng nội môi và các hệ cơ quan đó hoạt động như thế nào giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường?

HƯỚNG DẪN GIẢI

I Nôn nhiều gây giảm thể tích máu và huyết áp, tăng pH máu.

I Hệ tiết niệu, hộ hô hấp, hộ luần hoàn, hộ thần kinh và hộ nội tiết tham gia điều chỉnh lại cân hằng nội môi.

1 Hệ tiết liệu điều chính thể tích máu và pH qua cơ chế làm giảm mất nước và H+ thải theo nước tiểu.  aldosleron, ADH được tiết ra gây tăng tái hấp thu Na* và nước, dây giao cảm làm co mạch đến thận làm giảm áp lực lọc.

Hệ hô hấp giúp duy trì pH qua điều chỉnh làm giảm tốc độ thải C02. pH thấp làm giảm kích thích IC’11 trung khu hô hấp do vậy cường độ hô hấp giảm.

Hộ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các nơi dự trữ như lách, mạch máu dưới da.

>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi chuyên đề Chuyển hóa vật chất và năng lượng ( tiếp theo 1) – Sinh học 11

Mất nước do non còn gây cảm giác khát dẫn đến uống nước để duy trì áp suất thẩm thấu.

Câu 9. Dựa vào hiểu biết về cơ chế điều hòa hô hấp, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

Một người sức khoẻ bình thường, sau khi chủ động thở nhanh và sâu một lúc người này lặn được lâu hơn, tại sao?

Người này lặn đượcỉâu hơn sau khi thở nhanh và sâu có thể gây ra nguy cơ xấu nào đối với cơ thể

HƯỚNG DẪN GIẢI

Chủ động thỏ nhanh và sâu làm giảm hàm lượng CO2 trong máu do vậy chậm kích thích lôn trung khu hô hấp.
Sau khi thở nhanh và sâu thì hàm lượng 02 trong máu không tăng lên.

Khi lặn thì hàm lượng o2 giảm thấp dần cho đến lúc không đáp ứng đủ O2 cho não, trong khi đó hàm lượng C02 tăng lên chưa đủ mức kích thích lên trung khu hô hấp buộc người ta phải nổi lên mặt nước để hít thở.

Không đáp ứng đủ O2 cho não gây ngạt thở và có thể gây ngất khi đang lặn.

Câu 10. Một loài cá thuộc họ Channichthyidae sống ở vùng cực Trái Đất, nhiệt độ nước quanh năm là -l,9°c và nước giàu oxi. Loài cá này không có hemoglobin và mioglohin (vì vậy chúng còn được gọi là cá máu trắng) nên đã có một số điều chỉnh cốt lõi giúp chúng thích nghi với điều kiện sống trong nước lạnh.

Hãy dự đoán có những điều chỉnh nào về lượng máu tuần hoàn, đường kính các mạch máu nhỏ và kích thước tim so V(là các loài cá có cùng kích cỡ khác không sống ở vùng cực Trái Đất. Những điều chỉnh đó có tác dụng gì?

Tại sao loài cá này có tốc độ chuyển hóa thấp và máu hòa tan nhiều oxi?

HƯỚNG DẪN GIẢI

lượng máu tuần hoàn lớn giúp hòa tan được nhiều ôxi.
Đường kính các mạch máu nhỏ là khá lớn có tác dụng giảm sức cản đối với dòng máu chảy, nhờ vậy 9 máu chảy nhanh đến các mô.

Kích thước tim lên giúp tăng được lưu lượng máu, cune; cấp được nhiều máu cho các mô.
I Do cá lạ động vật biến nhiệt, nước lạnh làm giảm tốc độ chuyển hóa và máu cá lạnh hòa tan đượcnhiều O-).

Check Also

photo 0 1510200251964 310x165 - Đề thi học sinh giỏi trắc nghiệm môn Sinh học 11

Đề thi học sinh giỏi trắc nghiệm môn Sinh học 11

Đề thi:  Câu 1. Số hạt trong quả được quyết định bởi số Nhụy trong …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *