Home / Tài liệu môn Sinh học / Sinh học lớp 8 / Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 / Đề thi học sinh giỏi phần 5: Hệ tiêu hóa – Sinh học 8

Đề thi học sinh giỏi phần 5: Hệ tiêu hóa – Sinh học 8

Để vận dụng những kiến thức đã được học của bài hệ tiêu hóa vào làm bài tập, chúng tôi đã tổng kết cho các bạn những dạng bài tập hữu ích nhất cho phần này:

A: Bài tập: 

Câu 1:

  1. Hệ tiêu hóa gồm những Cơ quan nào? Chức năng của từng cơ quan trong hoạt động tiêu hóa thức ăn?

  • Vì sao nói các Cơ quan trong hệ tiêu hóa đã phối hợp và thống nhất với nhau trong quá trình biến đổi thức ăn?

  1. Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là gì?

Hướng dẫn trả lời

  1. Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan sau:
  • Ống tiêu hoá gồm: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn. Thực hiện chức năng biến đổi thức ăn về mặt lí học, vận chuyển dần thức ăn qua các đoạn khác nhau của ống tiêu hóa.
  • Miệng: Thực hiện chức năng tiếp nhận, cắn xé, nghiền nát, tạo viên thức ăn và nuốt thức ăn. Một phần tinh bột chín được biến đổi thành đường mantôzơ.
  • Hầu: Thực hiện chức năng nuốt thức ăn sau khi đã được tiêu hóa ở khoang miệng —» xuống thực quản.
  • Thực quản: Thực hiện chức năng chuyển thức ăn xuống dạ dày.
  • Dạ dày: Tiêu hóa thức ăn về mặt lí học là chủ yếu (các hoạt động co bóp của dạ dày). Thức ăn có bản chất prôtêin được phân cắt thành các chuỗi ngắn nhờ enzim pepsin có trong dịch vị dạ dày.
  • Ruột non: Thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất. Hầu hết thức ăn được biến đổi vềmặt hóa học ờ ruột non nhờ có đây đủ các loại enzim của các tuyến tiêu hóa (trừ xenlulôzơ).
  • Ruột già: Có sự hấp thụ nước, lên men t,  các chất cặn bã —> tạo thành phần.
  • Hậu môn: Có chức năng thải phân ra khỏi cơ thể.
  • Tuyến tiêu hoá: Gồm có, ba đôi tuyến nước bọt tiết nước bọt vào miệng, tuyến vị của dạ dày, tuyến gan, tuyến tụy và các tuyến ruột.
  • Các tuyến tiêu hóa thực hiện chức năng tiết dịch tiêu hóa, biến đổi thức ăn về mặt hóa học.
  1. Các cơ quan trong hệ tiêu hóa đã phối hợp và thống nhất với nhau trong quá trình biến đổi thức ăn:
  • Giữa ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa có sự thống nhất và hỗ trợ nhau trong hoạt động tiêu hoá thức ăn. Kết quả hoạt động của bộ phận này tạo điều kiện cho hoạt động của bộ phận còn khác diễn ra.

+ Thức ăn qua biến đổi lí học (nhai, trộn, co bóp…) của ống tiêu hoá trở nên mềm, nhò hơn rất thuận lợi cho các enzim của dịch tiêu hoá tiết ra từ các tuyến tiêu hoá biến đổi hoá học.

+ Ngược lại, hoạt động biến đổi hoá học của các tuyến tiêu hoá càng triệt để thì các sản phẩm dinh dưỡng đơn giản hấp thụ càng nhiều, cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể và các ống tiêu hoá hoạt động.

  1. Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là: Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột non, đồng thời thải bỏ các chất bã, chất thừa, chất không cần thiết… ra khỏi cơ thể.

Câu 2:

  1. Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động chủ yếu nào? Thực chất của quá trình tiêu hóa là gì?

  2. Các chất trong thức ăn có thể được phân thành những nhóm nào?

  3. Các chất cần cho cơ thể như: nước, vitamin, muối khoáng khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác không?

Hướng dẫn trả lời

  1. Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động chủ yếu sau:
  • Ăn và uống.
  • Đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa.
  • Tiêu hóa thức ăn.
  • Hấp thụ các chất dinh dưỡng.
  • Thải phân.
>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi phần 7: Bài tiết – Da ( tiếp theo) – Sinh học 8

I Thực chất của quá trình tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột non, đồng thời thải bỏ các chất bã, chất thừa, chất không cần thiết… ra khỏi cơ thể.

Các chất trong thức ăn có thể được phân thành những nhóm sau:

I Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học thì các chất trong thức ăn được phân thành 2 nhóm là: Các chất hữu cơ và các chất vô cơ.

  • Các chất hữu cơ: Gluxit, lipit, prôtêin, vitamin, axitnuclêic
  • Các chất vô cơ: Muối khoáng và nước.
  • Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa thì các chất trong thức ăn được phân thành 2 nhóm là: Các chất bị biến đổi về mặt hóa học qua hoạt động tiêu hóa và các chất không bị biến đổi về mặt hóa học qua hoạt động tiêu hóa.
  • Các chất bị biến đổi về mặt hóa học qua hoạt động tiêu hóa gồm có: Gluxit, lipit, prôtêin, axitnuclêic
  • Các chất không bị biến đổi về mặt hóa học qua hoạt động tiêu hóa gồm có: Các vitamin, muối khoáng và nước.
  1. Các chất cần cho cơ thể như nước, vitamin, muối khoáng khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động của hệ tiêu hóa như:
  • Ăn và uống.
  • Đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa.
  • Hấp thụ các chất dinh dưỡng.
  • Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác như: Tiêm, chuyển qua tĩnh mạch máu vào hệ tuần hoàn máu, hoặc qua kẽ giữa các té bào vào nước mô rồi lại vào hệ tuần hoàn máu.

Câu 3:

  1. Giải thích quá trình biến đổi thức ăn qua các giai đoạn của ống tiêu hóa?

  2. Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì?

Hướng dẫn trả lời

  1. Quá trình biến đổi thức ăn qua các giai đoạn của ống tiêu hóa diễn ra như sau:
  • Ở khoang miệng: Chủ yếu biến đổi thức ăn về mặt lí học.
  • Tiêu hóa lí học: Tiết nước bọt, nhai, nghiền, đảo trộn thức ăn thấm đều nước bọt, làm mềm thức ăn và tạo viên thức ăn.
  • Tiêu hóa hóa học: Một phần tinh bột chín _SLdg*g-» đường đồi (mantôzơ)
  • Ở dạ dày: Chủ yếu biến đổi thức ăn về mặt lí học.
  • Tiêu hóa lí học: Tiết dịch vị, co bóp, đảo trộn thức ăn thấm đều dịch vị, làm mềm, nhuyễn thức ăn
  • Tiêu hóa hóa học: Prôtêin (chuỗi dài) —emmPefsin. ) Prôtêin (chuỗi ngắn)
  • Ở ruột non: Chủ yếu biến đổi thức ăn về mặt hóa học.

1 Tiêu hóa lí học: Tiết dịch tiêu hóa, lớp cơ co dãn tạo các cử động làm thức ăn ấm đều dịch tiêu hóa. đẩy thức ăn xuống các phần khác của ruột, muối mật phân lò lipit tạo nhũ tương hóa.

  • Tiêu hỏa hỏa học: Nhờ tác dụng của dịch tụy, dịch mật, dịch ruột —I tất cả tc loại thức ăn được biến đổi thành những chất đơn giản hoà tan mà cơ thể có thể hấp thụ được.

+ Tinh bột. đường đôi => Đường đơn (nhờ các enzim: Amilaza, Mantaza, accaraza, Lactaza,…)

+ Prôtêin §1 Axit amin (nhờ enzim: pepsin. Tripsin, aminopeptitdaza, acboxinpolipeptitdaza)

1 Lipit => Axit béo và glixêrin (nhờ enzim lipaza)

I Axit Nucleic => Nuclêôtit (nhờ enzim nucleaza và enzim ribonucleaza)

  • Ở ruột già:
  • Các chất không được tiêu hóa ở phần trên, chất cặn bã, chất thừa… được chuyển xuống ruột già và được vi khuẩn lên men tạo thành phần.
  • Nước được tiếp tục hấp thụ tại ruột già.
  • Phần còn lại trở nên rắn được chuyển xuống ruột thẳng và thải ra ngoài.
  1. Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là:
  • Đường đom.
  • Axit amin.
  • Axit béo và glixêrin.
  • Nuclêôtit.
  • Các loại
  • Các loại muối khoáng.

Câu 4:                                                                                                         

  1. Vì sao nói, khoang miệng có cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng?

  2. Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

  3. Hãy giải thích nghĩa về mặt sinh học của Câu thành ngữ: “Nhai kĩ no lâu”

  4. Vì sao trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng?

Hướng dẫn trả lời

  1. Khoang miệng có cấu tạo phù hợp với chức năng cắn xé, nhai, nghiền, đảo trộn thức ăn thấm đều nước bọt và tạo viên thức ăn.
  2. Răng được phân hóa thành 3 loại phù hợp với các hoạt động của nó.
  3. Răng cửa: cắn, cắt thức ăn.
  4.  Răng nanh: Xé thức ăn.
  5. Răng hàm: Nhai, nghiền nát thức ăn.
  • Lưỡi: Được cấu tạo bởi hệ cơ khỏe, linh hoạt phù hợp với chức năng đảo trộn thức ăn.
  • Má, môi: Tham gia giữ thức ăn trong khoang miệng.
  • Các tuyến nước bọt: Lượng nước bọt tiết ra nhiều khi ăn để thấm đều thức ăn (đặc biệt thức ăn khô). Trong nước bọt còn có enzim amilaza tham gia biến đổi tinh bột chín thành đường đôi.
  1. Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp là:

+ Tinh bột, đường đôi.

+ Prôtêin.

+ Lipit.

+ Axit Nuclêic.

  1. Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ: “Nhai kĩ no lâu”
  • Khi nhai kĩ thức ăn sẽ được biến thành dạng nhỏ, làm tăng bề mặt tiếp xúc với các enzim tiêu hóa —> nên hiệu suất tiêu hóa cao, cơ thể sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, cơ thể được đáp ứng đầy đủ nên no lâu.
  1. Trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng là vì:
  • Khi ngậm cơm lâu trong miệng, tinh bột trong cơm sẽ được enzim amilaza biến đổi thành đường đôi (đường mantôzơ), đường này đã tác động lên các gai vị giác trên lưỡi —> sẽ cảm thấy vị ngọt, nên trẻ em thường thích ngậm cơm lâu trong miệng, nếu ngậm cơm nhiều lần liên tục sẽ trở thành thói quen.
>> Xem thêm:  Một số dạng đề thi ôn luyện học sinh giỏi - Sinh học 8

Câu 5:

  1. Vì sao nói, dạ dày có cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng?

  2. Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

  3. Vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ, không bị phân hủy?

Hướng dẫn trả lời

  1. Dạ dày có cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng:
  • Dạ dày có vai trò tiếp nhận thức ăn từ thực quản, lưu giữ và biến đổi thức ăn về mặt lí học là chủ yếu, chỉ có thức ăn bản chất prôtêin được phân cắt thành các chuỗi ngắn.
  • Dạ dày có hình dạng như một cái túi cong thắt hai đầu với dung tích tối đa khoảng 3 lít, dạ dày được phân thành 3 phần: Tâm vị, thân vị và môn vị.

+ Tâm vị: Là phần trên cùng, tiếp nhận thức ăn từ thực quản.

+ Thân vị: Là phần giữa, nơi diễn ra các hoạt động tiêu hóa chủ yếu của dạ dày.

+ Môn vị: Là phần cuối cùng của dạ dày, cho thức ăn xuống tá tràng thành từng đợt.

  • Thành dạ dày gồm 4 lớp: Lớp màng, lớp cơ rất dày và khỏe (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo), lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.

+ Lớp màng: Là lớp ngoài cùng có tác dụng liên kết và bảo vệ các lớp bên trong.

+ Lớp cơ: Rất dày và khỏe (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo) phù hợp với chức năng co bóp, nhào trộn và nghiền nát thức ăn (biến đổi thức ăn về mặt lí học).

+ Lớp dưới niêm mạc: Tại đây có hệ thống dây thần kinh có chức năng tạo cảm giác no, đói đồng thời gây hiện tượng tiết dịch vị trong dạ dày.

+ Lớp niêm mạc: Tại đây có tuyến vị tiết dịch vị có chứa enzim pepsin đóng vai trò biến đổi thửc ăn prôtêin về mặt hóa học.

  1. Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất cần được tiêu hóa tiếp là:

+ Tinh bột, đường đôi.

+ Prôtêin (chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin).

+ Lipit.

+ Axit Nuclêic.

  1. Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ, không bị phân hủy là vì:
  • Khi mới tiết ra pepsin ở dạng chưa hoạt động (pepsinogen), sau khi được HC1 hoạt hóa -» mới trở thành dạng hoạt động (enzim pepsin).
  • Do các chất nhầy được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhầy ở cổ tuyến vị phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với enzim pepsin
  • Ở người bình thường (không bị bệnh viêm loét dạ dày) sự tiết chất nhầy là cân bằng với sự tiết pepsin, HC1 —> vì thế niêm mạc dạ dày luôn được bảo vệ khỏi sự phân hủy.

    Bài viết trên chúng tôi đã đem lại cho các bạn những bài tập nâng cao của phần các hệ tiêu hóa,  đây là kho tài liệu ôn thi hữu ích, phục vụ cho các kỳ thi học sinh giỏi. Chúc các bạn học tập hiệu quả!

Check Also

6f73e0f8f18115df48318 310x165 - Một số đề thi tuyển chọn - Sinh học 8

Một số đề thi tuyển chọn – Sinh học 8

Dưới đây là một  số đề thi tuyển chọn của môn sinh học lớp 8, chúc …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *