Home / Tài liệu môn Sinh học / Sinh học lớp 8 / Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 / Đề thi học sinh giỏi phần 9: Nội tiết – Sinh học 8

Đề thi học sinh giỏi phần 9: Nội tiết – Sinh học 8

Để vận dụng những kiến thức của nội tiết  đã được học vào làm bài tập, trong bài học  này chúng tôi sẽ đề cập tới các bạn các dạng bài tập hữu ích phục vụ cho các kỳ thi:

A: Bài tập: 

Câu 1:

  1. Thế nào là tuyến nội tiết?

  2. Kể tên các tuyến nội tiết có ở cơ thể người?

  3. So sánh tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết về cấu tạo và chức năng?

Hướng dẫn trả lời         

  1. Tuyến nội tiết: Là những tuyến không có ống dẫn chất tiết. Sản phẩm tiết là các hoocmôn, sau khi được tiết ra hòa vào dòng máu đến các cơ quan đích.
  2. Các tuyến nội tiết có ở cơ thể người:
  • Tuyến yên: Nằm ở nền sọ thuộc não trung gian.
  • Tuyến tùng: Thuộc não giữa.
  • Tuyến giáp: Nằm ở phía trước sụn giáp.
  • Tuyến cận giáp: Nằm ở 2 cực trên và dưới của 2 thùy tuyến giáp.
  • Tuyến tụy (tuyến pha): Ở đảo tụy.
  • Tuyến trên thận: Nằm úp trên 2 quả thận
  • Tuyến ức: Nằm trong khoang ngực, sau xương ức.
  • Tuyến sinh dục (tuyến pha): Ở tinh hoàn (nam), ở buồng trứng (nữ).
  1. So sánh tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết về cấu tạo và chức năng
  • Giống nhau:
  • Đều là các tuyến trong cơ thể có các tế bào tuyến.
  • Đều tạo ra sản phẩm tiết tham gia điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể (tiêu hóa, trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào…)
  • Khác nhau:
rm Ẩ A • Ẩ 4

Tuyến nội tiết

Tuyến ngoại tiết
–      Kích thước thường nhỏ hơn tuyến ngoại tiết.

–     Không có ống dẫn chất tiết.

–      Sản phẩm của tuyến nội tiết là các hoocmôn, sau khi tiết ra ngấm thẳng vào máu.

–     Kích thước thường lớn hơn tuyến nội tiết.

–     Có ống dẫn chất tiết.

–      Sản phẩm của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài hoặc vào các ống tiêu hóa.

Câu 2: Hoocmôn được tiết ra từ đâu? Nêu tính chất và vai trò của hoocmôn?

Hướng dẫn trả lời

* Hoocmôn được tiết ra chủ yếu từ các tuyến nội tiết. Ngoài ra, hoocmôn còn được tiết ra từ các cơ quan khác như: tim, gan, ruột, não…

  • Tính chất và vai trò của hoocmôn:
  • Tính chất của hoocmôn: ^ỊỊ
>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi phần I: Khái Quát Về Cơ Thể Người - Sinh học 8

+ Tính đặc hiệu của hoocmôn: Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một

số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích).

+ Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao: Chỉ với 1 lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.

+ Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài: Có thể dùng hoocmôn của loài này cấp cho loài khác.

Ví dụ: Người ta dùng insulin của bò, ngựa thay cho insulin của người —> để chữa bệnh tiểu đường cho người.

  • Vai trò của hoocmôn:

+ Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể bằng cơ chế thể dịch.

+ Điều hòa quá trình sinh lí diễn ra bình thường bằng cơ chế thể dịch.

-»Do đó, các rối loạn trong hoạt động nội tiết thường dẫn tới tình trạng bệnh lí. Vì thế, hoocmôn có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể.

Câu 3: Hãy kể tên hoocmôn của từng tuyến nội tiết?

Hướng dẫn trả lời

  • Tuyến yên tiết ra các loại hoocmôn sau:

+ Hoocmôn kích tố nang trứng (FSH)

+ Hoocmôn kích tố thể vàng (LH), ICSH ở nam.

+ Hoocmôn kích tố tuyến giáp (TSH).

+ Hoocmôn kích tố vỏ tuyến trên thận (ACTH)

+ Hoocmôn kích tố tuyến sữa (PRL)

+ Hoocmôn kích tố tăng trưởng (GH)

+ Hoocmôn kích tố chống đái tháo nhạt (ADH)

+ Hoocmôn ôxitôxin (OT)

+ Hoocmôn sắc tố da (MSH)

  • Tuyến tùng: Chỉ phát triển ở trẻ em dưới 4 tuổi, có tác dụng đến việc ức chế với các quá trình ở tuổi dậy thì.
  • Tuyến giáp: Tiết ra 2 loại hoocmôn sau:

+ Hoocmôn tirôxin (TH)

+ Hoocmôn canxitônin

  • Tuyến cận giáp: Tiết ra loại hoocmôn sau:

+ Hoocmôn parathoocmồn.

  • Tuyến tụy (tuyến pha): Tiết ra loại hoocmôn sau:

+ Hoocmôn insulin.

+ Hoocmôn glucagôn.

  • Tuyến trên thận: Tiết ra loại hoocmôn sau:
>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi phần 5: Hệ tiêu hóa - Sinh học 8

+ Hoocmôn adrênalin.

+ Hoocmôn noadrênalin.

+ Nhóm hoocmôn điều hòa đường huyết (tạo glucozơ từ prôtêin và lipit)

+ Nhóm hoocmôn điều hòa muối natri, kali trong máu.

+ Nhóm hoocmôn điều hòa sinh dục nam.

  • Tuyến sinh dục (tuyến pha): Tiết ra loại hoocmồn sau:

+ Hoocmôn sinh dục nam (testôstêrôn)

+ Hoocmôn sinh dục nữ (ơsứôgen)

Câu 4:

  1. Tuyến yên có đặc điểm như thế nào?

  2. Vì sao nói: Tuyến yên là một tuyến giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác?

Hướng dẫn trả lời

  1. Tuyến yên: Là một tuyến nhỏ bằng hạt đậu trắng nằm ở nền sọ, có liên quan với vùng dưới đồi (thuộc não trung gian). Tuyến yên gồm thùy trước, thùy giữa và thùy sau; thùy giữa chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng đến sự phân bố sắc tố da.
  2. Tuyến yên là một tuyến giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác vì:
  • Tuyến yên tiết ra nhiều loại hoocmôn, mỗi loại hoocmôn lại tác động đến sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác.
  • Hoạt động tiết hoocmôn của tuyến yên chịu ảnh hưởng trực tiếp hoăc gián tiếp đến sự điều khiển của hệ thần kinh.
-Tác động của các hoocmôn tuyến yên.
Hoocmôn Cơ quan chịu ảnh hưởng Tác dụng chính
* Thùy trước tiết ra:

+ Hoocmôn kích tố nang trứng (FSH)

+ Hoocmôn kích tố thể vàng (LH), ICSH ở nam.

+ Hoocmôn kích tố tuyến giáp (TSH).

+ Hoocmôn kích tố vỏ tuyến trên thận (ACTH)

+ Buồng trứng và tinh hoàn.

+ Buồng trứng và tinh hoàn.

+ Tuyến giáp.

+ Tuyến trên thận.

+ Nữ: phát triển bao noãn, tiết ơtrôgen.

Nam: sinh tinh.

+ Nữ: rụng trứng, tạo và duy trì thể vàng.

Nam: tiết testôstêrôn.

+ Tiết hoocmôn tirôxin.

+ Tiết nhiều hoocmôn điều hòa sinh dục, trao đổi đường, chất khoáng.

1 Hoocmôn kích tố tuyến sữa (PRL)

+ Hoocmôn kích tố tăng trưởng (GH)

+ Tuyến sữa.

+ Hệ cơ xương.

+ Tiết sữa.

+ Tăng trưởng cơ thể.

* Thùy giữa tiết ra (chỉ phát triển ở trẻ nhỏ):

+ Hoocmôn sắc tố (MSH)

i Da + Phân bố sắc tố da.
* Thùy sau tiết ra:

+ Hoocmôn kích tố chống đái tháo nhạt (ADH)

+ Hoocmôn ôxitôxin (OT)

+ Thận

+ Dạ con, tuyến sữa.

+ Giữ nước, chống đái tháo nhạt.

+ Co bóp tử cung lúc đẻ, tiết sữa,.

>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi phần 6: Trao đổi chất và năng lượng ( tiếp theo) – Sinh học 8

Câu 5:

  1. Tuyến giáp có vai trò gì?

  2. Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu iốt với bệnh bazơđô?

Hướng dẫn trả lời

  1. Tuyến giáp: Tiết ra 2 loại hoocmôn, đó là hoocmôn tirôxin (TH) và hoocmôn canxitônin, có vai trò như sau:

+ Hoocmôn trôxin (TH): Có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và chuyển hoá ở tế bào.

+ Hoocmôn canxitônin: Có vai trò trong điều hoà trao đổi canxi và phốt pho trong máu (cùng với hoocmôn của tuyến cận giáp).

  1. Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu iốt với bênh bazơđô?
Bênh bướu cổ do thiếu iốt • Bệnh bazơđô •
–     Khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tirôxin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn —» thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động -> gây phì đại tuyến (bướu cổ)

–      Trẻ em khi bị mắc bệnh sẽ chậm lớn trí tuệ kém phát triển. Người lớn, hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém phát triển.

–      Cần bổ sung muối iốt vào khẩu phần ăn hàng ngày.

–      Do tuyến giáp hoạt động mạnh (do rối loạn, nên tạo ra một chất giống TSH của tuyến yên), tiết nhiều hoocmôn tirôxin, làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng ôxi -» gây bướu cổ, mắt lồi.

–     Nhịp tim tăng, hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân.

–      Cần kiểm tra và chữa trị chứng rối loạn hoạt động của tuyến giáp.

Bài viết trên chúng tôi đã đem lại cho các bạn những bài tập nâng cao của phần  Nội tiết  ,  đây là kho tài liệu ôn thi hữu ích,  hy vọng sẽ phục vụ cho các bạn trong  các kỳ thi học sinh giỏi. Chúc các bạn học tập hiệu quả!

Check Also

6f73e0f8f18115df48318 310x165 - Một số đề thi tuyển chọn - Sinh học 8

Một số đề thi tuyển chọn – Sinh học 8

Dưới đây là một  số đề thi tuyển chọn của môn sinh học lớp 8, chúc …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *