Đề thi:
Câu 1. Trình bày hình dạng, cấu trúc và chức năng của nơron.
Câu 2.Trình bày sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục.
-
Xináp (synapse) là gì? Xung thần kinh dẫn truyền trong một cung phản xạ xảy ra như thế nào?
Câu 3.
-
Thế nào là tính cảm ứng ở động vậ:t?
-
Trình bày về các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.
-
Câu 4. Thế nào là điện tĩnh, điện động của nơron?
Câu 5.
-
Hãy nêu thí dụ điển hình về các loại tập tính thường gặp ở động vật.
-
Con người đã ứng dụng những hiểu biết về tập tính động vật vào đời sống như thế nào?
Đáp án
Câu 1. Trình bày hình dạng, cấu trúc và chức năng của nơron.
HƯỚNG DẪN GIẢI
- Hình dạng nơron.
Nơron thường gặp các dạng sau: Nơron đơn cực, nơron lưỡng cực và rơron đa cực.
- Câu trúc cửa nđron.
Một nơron điển hình có thân, sợi nhánh và sợi trục.
- Thân: Là chỗ phình to nhất, có chứa nhân và nhiều ti thể trong tế bào chất. Do vậy rất mẫn cảm với việc thiếu oxi.
- Sợ nhánh: (Dendrit)
Mọc từ thân ra có nhiều sợi nhánh to, tạm gọi là sợi thần kinh.
- Sợ trục: (Axon)
Là sợi dài nhất trong số các nhánh mọc ra. Cuối sợi trục có chỗ phình gọi là chùm tận cùng, mang nhiều cúc tận cùng chứa hợp chất môi giới hóa học là axêtincôlin.
- Chức năng của Nơron: Nơron có hai chức năng.
- Chức năng hưng phấn:
Khi bị kích thích đủ cường độ, thời gian, tế bào thần kinh sẽ nhận kích thích và được gọi là trạng thái hưng phấn.
- Chức năng dẫn truyền hưng phấn.
Sau khi bị kích thích, hưng phấn sẽ được lan truyền theo chiều nhánh – thân – trục. Xung động này lan truyền từ nơron này sang nơron khác, đến trung ương thần kinh (dây cảm giác) hoặc đến cơ quan đáp ứng (dây vận động)
Thực chất của sự lan truyền xung động thần kinh là sự biến đổi điện màng của nơron bằng sự trao đổi qua màng các ion K+ và Na+.
Câu 2.
-
Trình bày sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục.
-
Xináp (synapse) là gì? Xung thần kinh dẫn truyền trong một cung phản xạ xảy ra như thế nào?
HƯỚNG DẪN GIẢI
- Sự lan truyền xung thần kinh trên sỢi trục.
- Lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin về thực chất, xung thần kinh không chạy trên sợi trục. Nó chỉ kích thích màng ở phía trước, làm vùng này bị thay đổi tính thấm đối với ion K+ và Na* và cứ thế trên suốt chiều dài của sợi trục, cho đến chùm tận cùng.
2» Lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin
Giữa hai eo ranvier, sỢi trục chứa bao miêlin có tính cách điện, sự thay đổi tính thấm của màng tế bào chỉ xảy ra tại các eo, do vậy xung động đi từ eo này sang eo khác, nhanh hơn rất nhiều so với lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin và tiết kiệm được năng lượng
- Xináp và dẫn truyền xung động qua xináp:
- Xináp: Xináp là khe hd giữa chùm tận cùng của nơron này, với thân của nơron ở phía sau hoặc là khe hở giữa chùm tận cùng của nơron cuối cùng trong dây thần kinh với cơ quan đáp ứng.
- Sự dẫn truyền xung thần kinh trong một cung phản xạ.
- Đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ.
Khi kích thích đủ ngưỡng, xung thần kinh bắt đầu lan truyền từ cơ quan thụ cảm theo nơron cảm giác vào trung ương thần kinh, qua nơron trung gian đến cơ quan vận động rồi đến kích thích cơ quan đáp ứng.
- Sự chuyển giao hưng phấn qua xináp:
Khi xung thần kinh từ sợi trục đến các cúc tận cùng sẽ làm thay đổi tính thấm của màng đối với ion Ca24\ Từ ngoài dịch mô, ion tràn nhanh vào dịch tế bào ở tận cùng (cúc xináp) làm vỡ các xináp, giải phóng chất môi giới hóa học axêtincôlin, chất này phóng nhanh qua khe xináp, kích thích nơron kế tiếp, làm nơron này hưng phấn và xung động cứ thế lan truyền một chiều đến cơ quan đáp ứng.
Chú ý rằng, mọi tác nhân kích thích khác nhau dù là cơ học, nhiệt, hóa chất, hay màu sắc… đều chuyển thành xung thần kinh.
Câu 3.
-
Thế nào là tính cảm ứng ở động vậ:t?
-
Trình bày về các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau
HƯỚNG DẪN GIẢI
- Tính cảm ứng ở động vật.
Là khả năng tiếp nhận và đáp ứng các kích thích của môi trường, đảm bảo cho cơ thể động vật tồn tại và phát triển.
- Các hình thức cảm ứng khác nhau ở động vật.
- Ở động vật đơn bào.
Cảm ứng là hình thức ứng động (hướng động) chúng ứng động dương đối với kích thích có lợi và ứng động âm đối với các kích thích bất lợi.
Ví dụ: Khi có nguồn sáng cực mạnh chiếu vào lọ, thảo mao trùng di chuyển đến vùng có ánh sáng vừa.
ở dạng động vật này chưa có tổ chức thần kinh, cơ thể đáp ứng môi trường bằng cách co rút chất nguyên sinh.
- Ở động vật đa bào:
- Ruột khoang
Tế bào thần kinh bắt đầu xuất hiện gồm các tế bào cảm giác và các tê bào thần kinh, tạo ra dạng thần kinh mạng. Dạng động vật này phản ứng nhanh nhưng chưa hoàn toàn chính xác vì mọi kích thích đều gây phản ứng toàn thân.
- Động vật đối xứng hai bên
Dạng thần kinh chuỗi, cơ thể đã có hình thức phản ứng nhưng vẫn chưa hoàn toàn chính xác.
- Ở động vật không xương sống có tổ chức cao như thân mềm, giáp xác, sâu bọ.
Dạng thần kinh hạch, điều khiển các dạng hoạt động phức tạp và chính xác hơn.
- ở động vật có xương sống:
Dạng thần kinh ông, tế bào thần kinh được bảo vệ trong hộp sọ và cột sông. Dạng này trả lời kích thích bằng cấc phản xạ, có tính chính xác cao nhất.
Câu 4. Thế nào là điện tĩnh, điện động của nơron?
HƯỚNG DẪN GIẢI
- Điện tĩnh:
Là điện thế nghỉ của nơron.
Khi niron chưa bị kích thích, nó ở trạng thái phân cực: Ngoài mang điện tích dương, trong màng mang điện tích âm.
Ví dụ: Điện thế nghỉ của nơron mực ông là – 70mV
- Điện động:
Khi nơron bị kích thích với cường độ và thời gian vừa đủ sẽ làm tính thấm Na+ và K+ của màng bị thay đổi: Na+ từ dịch mô tràn nhanh vào màng nơron, gây ra sự khử cực rồi đảo cực (điện màng nơron bị thay đổi, ngoài mang điện tích âm, trong mang điện tích dương).
Sau đó K+ từ trong nơron tràn qua màng, ra ngoài dịch mô, gây ra hiện tượng tái phân cực (ngoài nơron mang điện tích dương, trong mang điện tích âm). Quá trình diễn ra liên tục theo hướng phân cực – đảo cực – tái phân cực tạo ra dòng điện hoạt động (xung động thần kinh hay điện động) lan truyền qua dây thần kinh.
Câu 5.
-
Hãy nêu thí dụ điển hình về các loại tập tính thường gặp ở động vật.
-
Con người đã ứng dụng những hiểu biết về tập tính động vật vào đời sống như thế nào?
HƯỚNG DẪN GIẢI
I. Các thí dụ về tập tính động vật:
- Tập tính sinh sản:
Là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng.
Thí dụ: Tập tính tỏ tình, xây tổ, đẻ trứng, ấp trứng, chăm sóc và bảo vệ con của các loài thuộc lớp chim.
Gà ấp bóng (tổ không có trứng) hoặc gà ấp trứng vịt, chứng tỏ đây là hoạt động bản năng, bẩm sinh.
-
Tập tính di H
Là bản năng có tính bẩm sinh.
Ví dụ: Vào mùa lạnh, nhiều loài chim từ phương Bắc di cư về phương Nam để trộn lạnh và kiếm ăn.
-
Tập tính phân đẳng cấp đầu đàn.
Là tập tính bẩm sinh, nhờ đó tìm cho đàn một con đực khỏe mạnh, giúp bảo
tồn nòi giống.
Ví dụ: Sự chiến đấu của các con sư tử đực khỏe mạnh, con nào khỏe nhất,
thắng cuộc, sẽ trở thành con đầu đàn.
- Tập tính bảo vệ lãnh thổ:
Là tập tính bẩm sinh, thường xảy ra ở thú. Lãnh thổ được xác định bằng chất tiết từ tuyến thơm, nước tiểu…
Ví dụ: Sự chiến đấu giữa sư tử và gấu để tranh giành lãnh thổ.
- ứng dụng tập tính‘động vật:
- ứng dụng trong chăn nuôi và trồng trọt
- Trong chăn nuôi:
- Nuôi mèo để bắt chuột
1 Nuôi chó để trông nhà, trông gia súc, gia cầm…
- Nuôi chó đặc công, chó thám tử trong quân đội.
- Tạo hai ngày giả trong một ngày để gà đẻ hai trứng.
-
Trong trồng trọt:
- Sử dụng thiên địch để tiêu diệt sâu hại cây trồng như ong mắt đỏ kí sinh, ong mắt xanh kí sinh, bọ rùa, kiến vàng ăn rệp cây, tò vò…
- Tạo thể đực bất thụ để hạn chế khả năng sinh sản của sâu bọ.
-
Thay đổi tập tính động vật trong luyện thú:
Dạy thú làm xiếc (chó, khỉ, hổ, gâu…) là trường hợp biến đổi tập tính bẩm sinh trở thành tập tính thứ sinh, bằng cách thành lập các phản xạ có điều kiện cho thú còn ion (cho ăn ngon sau khi thực hiện động tác đúng).
-
Khai thác tài nguyên:
Bắt cá trôi vào mùa nước lũ, loài cá này di chuyển theo dòng nước để đẻ trứng.
- Bắt cá hồi vào mùa di cư.
- Bắt vích (rùa biển) vào mùa sinh sản. Loài này, bởi giao hoan từng đôi vào mùa giao phối, rồi lên bãi cát để đẻ trứng…