Home / Tài liệu môn Sinh học / Sinh học lớp 11 / Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 / Đề thi học sinh giỏi phần Cảm ứng ở động vật ( tiếp theo) – Sinh học 11

Đề thi học sinh giỏi phần Cảm ứng ở động vật ( tiếp theo) – Sinh học 11

Đề thi:

Câu 11. (Đề thi chọn HSG quốc gia dự thi Olympic sinh học quốc tế)

Vào mùa sinh sản, cá ba gai đực xuất hiện màu đỏ ở dưới bụng để dẫn dụ và kích thích cá cái, còn cá ba gai có cái bụng to hơn hẳn lúc bình thường.

Câu 12. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học?

Câu 13. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

Loài chim cánh cụt có kiểu phân bố các cá thể một cách tương đối đồng đều trong vùng phân bố. Hãy cho biết loài này có tập tính gì và tập tính đó đem lại lợi ích gì cho loài?

Câu 14. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

Hai nơron cùng loại A và B có nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào khác nhau. Nơron B có nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào cao hơn so với nơron A. Nếu kích thích hai nơron nảy với kích thích giống nhau thì độ lớn của điện hoạt động xuất hiện ở hai nơron có giống nhau không? Tại sao?

Câu 15. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

Giải thích sự điều hòa hoạt động tiết hoocmon bằng các cơ chế liên hệ ngược và sự điều hòa hoạt động tiết hoocmon bằng cơ chế thần kinh ở người. Nêu ví dụ minh hoạ cho mỗi trường hợp.

Câu 16. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

  1. Nêu và giải thích chức năng của 4 loại prôtêin huyết tương ở người.

  • Một số người bị chứng lipôprôtêin tỉ trọng thấp (LDL) trong huyết tương cao bất thường do nguyên nhân di truyền. Biết rằng họ có chức năng gan bình thường, rất hạn chế ăn chất béo và chỉ bị hỏng một gen. Hãy giải thích nguyên nhân gây nên chứng LDL cao ở những bệnh nhân trên và cho biết họ có nguy cơ bệnh gì?

Đáp án: 

Câu 11. (Đề thi chọn HSG quốc gia dự thi Olympic sinh học quốc tế)

Vào mùa sinh sản, cá ba gai đực xuất hiện màu đỏ ở dưới bụng để dẫn dụ và kích thích cá cái, còn cá ba gai có cái bụng to hơn hẳn lúc bình thường.

Có một con cá ba gai đực chọn cho mình một lãnh thổ riêng chuẩn bị cho sinh sản.

Nếu một con cá ba gai đực nào đó bơi vào vùng lãnh thổ của nó thì nó sẽ tân công đuổi con đực đó đi. Nếu cá ba gai cái bị nó dẫn dụ bơi đến, nó sẽ bơi theo đường díc dắc (hình chữ Z) để dẫn cá cái vào tổ đẻ trứng mà nó đã làm sẩn.

  1. Hãy thiết kế thí nghiệm (bằng cách mô tả) để chứng minh “dấu hiệu quan trọng” kích thích cá đực tấn công là màu đỏ chứ không phải hình dạng cá.
  2. Hãy thiết kế thí nghiệm (bằng cách mô tả) để chứng minh “dấu hiệu quan trọng” gây kích thích cá đực bơi theo đường díc dắc (hình chữ Z) là cái bụng to chứ không phải dấu hiệu khác ở cá.
>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi quốc gia khối chuyên sinh – Sinh học 11

HƯỚNG DẪN GIẢI

Chuẩn bị các mô hình cá ba gai có kích thước và hình dạng khác nhau, có loại mô hình sơn bụng màu đỏ, có loại mô hình không sơn bụng nàu đỏ. Đưa lần lượt các mô hình vào bể nuôi cá ba gai đực để quan sát phản ứng của nó.

Cá ba gai đực tấn công vào các mô hình có bụng sơn màu đỏ…

Chuẩn bị các mô hình cá ba gai trong đó có loại mô hình sơn bụng màu đỏ, có loại không có mô hình bụng to, có loại mô hình có bụng to. Đưa lần lượt các mô hình vào bể nuôi cá ba gai đực để quan sát phản ứng của nó.

Câu 12. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học?

HƯỚNG DẪN GIẢI

+ Cơ chế dẫn truyền xung thần kinh qua xinap: Khi điện thế hoạt động tới đầu cùng của xinap gây khử cực màng sinh chất, làm mở kênh điện dẫn đến giải phóng Ca2+ vào trong chuỳ xinap. Ca2+ làm bóng tải gắn kết với màng và giải phóng chất truyền tin axetincolin vào khe xinap. Chất truyền tin sau đó được gắn vào thụ thể trên-màng sau xinap làm xuất hiện thế điện động ở tế bào sau xinap.

+ Ưu điểm của xinap hoá học:

I Việc truyền thông tin tại xinap hoá học dễ được điều chỉnh hơn so với ở xinap điện, nhờ điều chỉnh lượng chất truyền tin được tiết vào khe xinap. Ngoài ra, mức độ đáp ứng với tín hiệu ở màng sau xinap cũng dễ được điều chỉnh hơn.

  • Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều.
  • Chất trung gian hóa học khác nhau ở mỗi xinap gây ra các đáp ứng khác nhau.

Câu 13. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

Loài chim cánh cụt có kiểu phân bố các cá thể một cách tương đối đồng đều trong vùng phân bố. Hãy cho biết loài này có tập tính gì và tập tính đó đem lại lợi ích gì cho loài?

HƯỚNG DẪN GIẢI

  • Những loài có sự phân bố cá thể một cách tương đối đồng đều thường có tập tính lãnh thổ cao. Mỗi con vật thường có tập tính chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất định và bảo vệ chủ quyền của mình bằng cách đe doạ hoặc đánh đuổi những kẻ đến xâm phạm.
  • Tập tính lãnh thổ giúp duy trì kích thước quần thể phù hợp với nguồn sống của môi trường. Khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên quá mức thì một số con sẽ không có nơi ở, thức ăn và nơi sinh sản, buộc phải tìm đi tìm nơi ở mới hoặc bị chết. Vì vậy, số lượng cá thể của quần thể luôn được kiểm soát.
>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi trắc nghiệm Sinh học 11

Câu 14. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

Hai nơron cùng loại A và B có nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào khác nhau. Nơron B có nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào cao hơn so với nơron A. Nếu kích thích hai nơron nảy với kích thích giống nhau thì độ lớn của điện hoạt động xuất hiện ở hai nơron có giống nhau không? Tại sao?

HƯỚNG DẪN GIẢI

I Độ lớn của điện hoạt động xuất hiện ở hai nơron khác nhau.

  • Chênh lệch nồng độ Na+ ở nơron B cao hơn nơron A nên khi bị kích thích, Na+ đi vào trong nơron B nhiều hơn, làm bên trong trở nên dương hơn vì thế độ lớn của điện hoạt động xuất hiện ở nơron B lớn hơn.

Câu 15. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

Giải thích sự điều hòa hoạt động tiết hoocmon bằng các cơ chế liên hệ ngược và sự điều hòa hoạt động tiết hoocmon bằng cơ chế thần kinh ở người. Nêu ví dụ minh hoạ cho mỗi trường hợp.

HƯỚNG DẪN GIẢI

  • Điều hòa bằng cơ chế liên hộ ngược:

+ Cơ chế âm tính: Tuyến nội tiết nhạy cảm với nồng độ hoocmon trong máu. Khi nồng độ hoocmon trong máu đạt đến mức nhất định sẽ gây ức chế tuyến nội tiết làm cho hoạt động tiết của chúng giảm, khi đó nồng độ của hoocmon của tuyến giảm làm cho nồng độ của hoocmon điều hòa giảm dẫn đến ức chế ngừng lại. Khi tuyến nội tiết không bị ức chế nó lại bắt đầu tiết ra hoocmon.

+ Cơ chế dương tính: Tuyến nội tiết nhạy cảm với nồng độ hoocmon trong máu. Khi nồng độ hoocmon trong máu đạt đến mức nhất định sẽ gây ức chế tuyến nội tiết làm cho hoạt động tiết của chúng tăng, khi đó nồng độ của hoocmon của tuyến tăng lên làm cho nồng độ của hoocmon điều hòa tăng dẫn đến hưng phân tuyến nội tiết tiết ra hoocmon.

Ví dụ: Học sinh lấy 2 ví dụ minh họa cho cơ chế điều hòa ngược âm tính và dương tính.

>> Xem thêm:  Đề thi bài tập phần Di truyền người ( tiếp) – Sinh học 11

I Điều hòa cơ chế thần kinh:

Cơ chế điều hòa tiết hoocmon bằng thần kinh – thể dịch. Khi cơ thể nhận được kích thích từ môi trường, các kích thích được mã hóa thành xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương thần kinh xuất hiện xung theo dây li tâm đến tuyến nội tiết và gây tiết hoocmon vào máu.

Ví dụ: Hoocmon của tủy thận (adrenalin và noradrenalin) được tiết ra, những chất này được coi là sự trả lời kích thích của các xung thần kinh giao cảm trước hạch có nguồn gốc từ hypothalamus trong não bộ.

Câu 16. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

  1. Nêu và giải thích chức năng của 4 loại prôtêin huyết tương ở người.

  • Một số người bị chứng lipôprôtêin tỉ trọng thấp (LDL) trong huyết tương cao bất thường do nguyên nhân di truyền. Biết rằng họ có chức năng gan bình thường, rất hạn chế ăn chất béo và chỉ bị hỏng một gen. Hãy giải thích nguyên nhân gây nên chứng LDL cao ở những bệnh nhân trên và cho biết họ có nguy cơ bệnh gì?

HƯỚNG DẪN GIẢI

  1. Các prôtêin huyết tương:
  • Albumin có chức năng cân bằng thẩm thấu đệm pH, dự trữ axit amin.

1 Fibrinôgen có chức năng tham gia quá trình đông máu.

  • Các loại prôtêin kháng thể (glôbulin) có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân ngoại lai gây bệnh.
  • Prôtêin làm nhiệm vụ vận chuyển.

Ví dụ: Các prôtêin liên kết với côlesteron để vận chuyển chất này vì đó là chất không tan trong nước.

(Lưu ỷ: Học sinh cỏ thế nêu các loại prôtêin khúc và giải thích đúng vẫn cho đầy đủ điểm).

  1. Giải thích bệnh lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) hoặc cao:
  • Khi LDL cao trong huyết tương đồng nghĩa với việc các tế bào không có khả năng hấp thụ lipoprotein vào trong tế bào.
  • LDL rất cần thiết để xây dựng màng tế bào cũng như làm các chất tiền thân để chuyển hóa thành các chất cần thiết khác trong cơ thể. Đây là loại lipit nên không tan trong nước vì vậy chúng phải liên kết với protein vận chuyển thành phức hợp LDL mới lưu hành được trong huyết tương.
  • Nguyên nhân là do các thụ thể lipoprotein trên màng tế bào bị hỏng nên không vận chuyển được cholesteron vào tế bào.
  • Người bị hội chứng này có nhiều nguy cơ bị bệnh tim mạch vì lipoprotetin cao sẽ tạo ra mảng bám, làm hẹp các mạch máu gây bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch.

Check Also

nu sinhuyen 20181115 040141 310x165 - Đề thi học sinh giỏi trắc nghiệm môn Sinh học 11

Đề thi học sinh giỏi trắc nghiệm môn Sinh học 11

Đề thi:  Câu 1. Số hạt trong quả được quyết định bởi số Nhụy trong …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *