Home / Tài liệu môn Sinh học / Sinh học lớp 8 / Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 / Đề thi học sinh giỏi phần III: Hệ tuần hoàn – Sinh học 8

Đề thi học sinh giỏi phần III: Hệ tuần hoàn – Sinh học 8

Để vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài tập, bài học hôm nay chúng tôi sẽ tổng kết những dạng bài tập hữu ích nhất của phần Hệ tuần hoàn qua một số bài tập dưới đây:

A: Bài tập: 

Câu 1: Hãy trình bày:

  1. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn máu.

  2. Cấu tạo và chức năng của hệ bạch huyết.

Hướng dẫn trả lời

  1. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn máu:
  • Cấu tạo: Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch máu ( Động mạch,  mao mạch và tĩnh mạch) tạo thành hai   vòng tuần  hoàn, đó là vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
  • Chức năng:

1 Hệ tuần hoàn máu giúp luân chuyển máu và thực hiện sự trao đổi chất, trao đổi khí…

+ Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi để thực hiện trao đổi khí O2 và CO2.

+ Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào.

  • Tham gia bảo vệ cơ thể.
  • Tham gia vào quá trình đông máu.
  1. Cấu tạo và chức năng của hệ bạch huyết:
  • Cấu tạo: Hệ bạch huyết được cấu tạo bởi các mạch bạch huyết (Mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết nhỏ, mạch bạch huyết lớn, ống bạch huyết) và các hạch bạch huyết.
  • Bạch huyết có thành phần cấu tạo gần giống với máu, nhưng không có hồng cầu.
  • Căn cứ vào phạm vi vận chuyển và thu nhận bạch huyết, có thể chia hệ bạch huyết thành 2 phân hệ, đó là phân hệ lớn và phân hệ nhỏ.

+ Phân hệ nhỏ: Thu nhận bạch huyết ở phần trên bên phải cơ thể.

+ Phân hệ lớn: Thu nhận bạch huyết ở các phần còn lại của cơ thể.

  • Chức năng: Hệ bạch huyết thực hiện các chức năng sau:
  • Thu nhận và chuyển đi những sản phẩm do các tế bào thải ra.
  • Tham gia bảo vệ cơ thể.
  • Mang chất mỡ và các vitamin tan trong dầu do ruột hấp thụ chuyển về tim.

Câu 2: Các tế bào cơ, não, xương… của cơ thể người có thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài được không? Vì sao?


Hướng dẫn trả lời

I Các tế bào cơ, não, xương… do nằm ở các phần sâu trong cơ thể người, không được liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài, nên không thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài. Các tế bào trong cơ thể người muốn trao đối với môi trường ngoài thì phải gián tiếp thông qua môi trường trong cơ thể.

Câu 3:

  1. Môi trường trong Cơ thể gồm những thành phần nào?

  2. Mối quan hệ giữa các thành phần của môi trường trong cơ thể?

  3. Vai trò của môi trường trong Cơ thể?

Hướng dẫn trả lời

  1. Môi trường trong gồm: Máu, nước mô, bạch huyết.
>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi phần III: Hệ tuần Hoàn ( Tiếp theo 2) - Sinh học 8

+ Máu: có trong mạch máu.

+ Nước mô: Tắm quanh các tế bào. Nước mô được hình thành liên tục thành máu.

+ Bạch huyết: Trong mạch bạch huyết. Nước mô liên tục thấm vào các mạch bạch huyết tạo thành bạch huyết.

  1. Mối quan hệ giữa máu nước mô và bạch huyết
  • Vai trò của môi trường trong cơ thể:
    Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết —> tạo ra bạch huyết.
  • Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ vào tĩnh mạch máu và hòa vào máu.
  • Máu, nước mô, bạch huyết còn có mối liên hệ thể dịch trong phạm vi cơ thể và bảo vệ cơ thể (Vận chuyển hoocmôn, kháng thể, bạch cầu đi khắp các cơ quan trong cơ thể)

Nhờ có môi trường trong mà tế bào thực hiện được mối liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất: Các chất dinh dưỡng và ôxi (O2) được máu vận chuyển từ cơ quan tiêu hóa và phổi tới mao mạch khuếch tán vào nước mô rồi vào tế bào, đồng thời các sản phẩm phân hủy trong hoạt động sống của tế bào khuếch tán ngược lại vào nước mô rồi vào máu để đưa tới cơ quan bài tiết thải ra ngoài.

Câu 4: Hãy trình bày:

  1. Các thành phần của máu?

  2. Cấu tạo và chức năng các thành phần trong máu?

  3. Chức năng sinh H chủ yếu của máu?

  4. Những tính chất lí – hóa của máu?

Hướng dẫn trả lời

  1. Các thành phần của máu:

Các tế bào máu C— Hồng cầu

  • Bạch cầu
  • Tiểu cầu
  • Nước 90%
  • Prôtêin, lipit, gluxit, vitamin
  • Muối khoáng, chất tiết, chất thải…
  1. Cấu tạo và chức năng các thành phần của máu:
  • Hồng cầu:

+ Cấu tạo: Tế bào không nhân, hình đĩa lõm 2 mặt, chỉ tồn tại khoảng 130 ngày, do đó luôn được thay thế bằng các hồng cầu mới hoạt động mạnh hơn, thành phần chủ yếu của hồng cầu là huyết sắc tố (Hb) có khả năng kết hợp lỏng lẻo với khí ôxi (O2) và khí cacbônic (CO2).

+ Chức năng: Có chức năng vận chuyển ôxi (O2) và cacbônic (CO2), góp phần tạo áp suất thẩm thấu thể keo, điều hòa sự cân bằng axit- bazơ của máu, qui định nhóm máu

  • Bạch cầu:

+ Cấu tạo: Tế bào có nhân, kích thước lớn hơn hồng cầu, hình dạng không ổn định.

+ Chức năng: Có chức năng bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào, tạo kháng thể, tiết prôtêin đặc hiệu phá hủy tế bào đã bị nhiễm bệnh.

  • Tiểu cầu:
>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi phần 9: Nội tiết ( tiếp theo) – Sinh học 8

+ Cấu tạo: Là các mảnh tế bào chất của tế bào mẹ sinh tiểu cầu trong tủy xương phóng thích ra, kích thước rất nhỏ, cấu tạo đơn giản, dễ bị phá vỡ khi máu ra khỏi mạch.

+ Chức năng: Giải phóng 1 loại enzim gây đông máu.

  • Huyết tương:

+ Cấu tạo: Là chất lỏng của máu có nước chiếm 90%; 10% còn lại là các chất: Prôtêin, lipit, gluxit, vitamin, muối khoáng, chất tiết, chất thải…

+ Chức năng: Duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải, hoocmôn, muối khoáng dưới dạng hoà tan.

  1. Chức năng sinh lí chủ yếu của máu:
  • Chức năng hô hấp: Máu tham gia vận chuyển khí ôxi (C>2) từ phổi đến tế bào và khí cacbonic (CO2) từ mô đến phổi từ đó cacbonic (CO2) được thải ra ngoài qua động tác thở.
  • Chức năng dinh dưỡng: Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thụ từ ruột non đến các tế bào cung cấp nguyên liệu cho tế bào nói riêng và cho cơ thể nói chung
  • Chức năng bài tiết: Máu vận chuyển các sản phẩm tạo ra từ quá trình trao đổi chất như: urê, axit uric.. từ tế bào đến thận, tuyến mồ hôi để bài tiết ra ngoài.
  • Chức năng điều hòa thân nhiệt cơ thể: Máu mang nhiệt độ cao từ các cơ quan trong cơ thể đến da, phổi và bóng đái để thải ra ngoài.
  • Chức năng bảo vệ cơ thể: Các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào như ăn prôtêin lạ, vi khuẩn có hại…tạo kháng thể…
  • Chức năng điều hòa sự cân bằng nội môi: Máu đảm bảo sự cân bằng nước, độ PH và áp suất thẩm thấu của cơ thể.
  • Máu đảm bảo tính thống nhất hoạt động của tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể.
  • Tính chất lí — hóa của máu:
  • Tỷ trọng của máu: Máu có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước. Tỷ trọng của máu người là 1,050 – 1,060, trong đó tỷ trọng của huyết tương là 1,028- 1,030, hồng cầu là 1,09 – 1,10.
  • Độ quánh của máu: Máu có độ quánh gấp 4 – 4,5 lần nước, độ quánh sẽ tăng khi cơ thể bị mất nước
  • Áp suất thẩm thấu của máu.
  • Độ PH và hệ đệm của máu.

+ Độ PH phản ánh nồng độ toan kiềm của máu

+ Hệ đệm:

  • Hệ đệm bicacbonat
  • Hệ đệm phốt phát
  • Hệ đệm prôtêin

Câu 5: An và Hà là 2 học sinh khối 8 và đều cân nặng 40kg. Bằng những kiến

thức đã học, hãy xác định lượng máu của 2 bạn? (cho biết An là học sinh

nam, Hà là học sinh nữ)

Hướng dẫn trả lời

  • Ở nữ, trung bình có khoảng 70ml máu/kg cơ thể.
  • Ở nam, trung bình có khoảng 80ml máu/kg cơ thể.
>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi phần 7: Bài tiết – Da ( tiếp theo) – Sinh học 8

—> An có khoảng: 0,08 X 40 = 3,2 (lít máu)

—> Hà cỏ khoảng: 0,07 X 40 = 2,8 (lít máu)

Câu 6: Vì sao nói: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu có đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của nó?

Hướng dẫn trả lời

  • Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu có đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng:

+ Hồng cầu: Có chức năng vận chuyển, trao đổi khí ôxi (O2) và khí cacbônic

(CO2), góp phần tạo áp suất thẩm thấu thể keo,điều hoà sự cân bằng axit- baza của máu, qui định nhóm máu

  • Hồng cầu không có nhân làm giảm bớt năng lượng tiêu tốn trong quá trình làm việc.
  • Hb (huyết sắc tổ) của hồng cầu kết hợp lỏng lẻo với ôxi (O2) và cacbônic (CO2) vừa giúp cho quá trình vận chuyển khí, vừa giúp cho quá trình trao đổi-khí diễn ra thuận lợi.
  • Hình đĩa lõm 2 mặt tăng bề mặt tiếp xúc giữa hồng cầu với O2 và CO2 tăng hiệu quả cho quá trình vận chuyển khí
  • Số lượng hồng cầu nhiều tạo thuận lợi cho quá trình vận chuyển được nhiều khí, đáp ứng cho nhu cầu cơ thể, nhất là khi lao động nặng và kéo dài.

+ Bạch cầu: Có chức năng bảo vệ cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và tế bào già. Để thực hiện các chức năng đó bạch cầu có những đặc điểm sau:

  • Có khả năng hình thành chân giả bao vây và tiêu diệt vi khuẩn cùng các tế bào già bằng cách thực bào.
  • Có khả năng thay đổi hình dạng để có thể di chuyển đến bất kì nơi nào của cơ thể. Một số bạch cầu còn cỏ khả năng tiết chất kháng thể tạo khả năng đề kháng và miễn dịch cho cơ thể.

+ Tiểu cầu: Có chức năng chủ yếu trong quá trình đông máu.

  • Có chứa men và dễ vỡ để giải phóng enzim khi cơ thể bị thương, giúp cho sự đông máu.
  • Khi chạm vào vết thương, tiểu cầu vỡ giải phóng Enzim của tiểu cầu cùng với Cã+* biến prôtêin hòa tan (chất sinh tơ máu) của huyết tương thành các sợi tơ máu. Các sợi tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông ngăn vết đứt mạch máu để máu không chảy ra ngoài nữa. máu không chảy ra ngoài nữa.

Bài viết trên chúng tôi đã đem lại cho các bạn những bài tập nâng cao của phần các hệ tuần hoàn,  đây là kho tài liệu ôn thi hữu ích, phục vụ cho các kỳ thi học sinh giỏi. Chúc các bạn học tập hiệu quả!

Check Also

hinh anh nu sinh hot girl cap 2 310x165 - Một số đề thi tuyển chọn - Sinh học 8

Một số đề thi tuyển chọn – Sinh học 8

Dưới đây là một  số đề thi tuyển chọn của môn sinh học lớp 8, chúc …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *