Home / Tài liệu môn Sinh học / Sinh học lớp 11 / Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 / Đề thi học sinh giỏi phần Sinh trưởng và phát triển ở động vật – Sinh học 11

Đề thi học sinh giỏi phần Sinh trưởng và phát triển ở động vật – Sinh học 11

Đề thi:

Câu 1:  Trình bày về sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái và qua biến thái ở động vật.

Câu 2. Vai trò các hoocmôn điều hoà sinh trưởng ở động vật.

Câu 3. Nêu tác dụng sinh lí của hoocmôn ơstrôgen và prôgestêrôn trong chu kì hoạt động của buồng trứng.

Câu 4. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

Một số bệnh ở người gây nên do rối loạn về nội tiết. Việc điều trị bằng hoocmon trong một số trường hợp đem lại hiệu quả rõ rệt, nhưng trong một số trường hợp khác lại không có hiệu quả. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến các trường hợp trên.

Câu 5. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

Vẽ sơ đồ và giải thích vai trò điều hòa hàm lượng đường trong máu của tuyến tụy.

Đáp án: 

Câu 1:  Trình bày về sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái và qua biến thái ở động vật.

HƯỚNG DẪN GIẢI 

L Sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái.

1 ị Sự sinh trưởng

  • Hình thức này có ở hầu hết động vật có xương sống và một số động vật không xương sống.

Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước, khối lượng cơ thể động vật.

Ví dụ: Tế bào tích chất dinh dưỡng, làm kích thước nó lớn lên, phân chia tế bào làm tăng kích thước của mô, cơ quan và làm cơ thể lớn lên.

  1. Sự phát triển:

Có hai giai đoạn là giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

  1. Giai đoạn phôi.

Gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau như phân cắt trứng, giai đoạn phôi nang, giai đoạn phôi vị và giai đoạn mầm cơ quan.

  1. Giai đoạn hậu phôi:

Bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Tùy theo sự khác biệt trong sự biến đổi con non thành con trưởng thành, người ta phân biệt hai kiểu phát triển: Phát triển không qua biến thái, trong đó con non mới nở đã giống con trưởng thành. Phát triển qua biến thái, trong đó con non mới nở (được gọi là ấu trùng) chưa giống con trưởng thành mà phải trải qua nhiều sự biến đổi về hình thái và sinh lí mới đạt được cơ thể trưởng thành.

  1. Sinh trưởng và phát triển qua biến thái:
  2. Sự phát triển qua biến thái ở ếch:
>> Xem thêm:  Đề thi chọn đội tuyển quốc gia môn Sinh học 11

Sự phát triển của ếch được bắt đầu từ ấu trùng (nòng nọc) sống trong nước, thành ếch con sống trên cạn.

  • Quá trình này được sự chi phối của hoocmon tírôxin của tuyến giáp.
  1. Sự phát triển qua biến thái ở chân khớp.
  2. Biến thái hoàn toàn:

Trải qua giai đoạn con non khác hoàn toàn con trưởng thành.

Ví dụ: Ở bướm trải qua các giai đoạn trứng I sâu non – nhộng 1 bướm trưởng thành.

  • Ở ruồi trải qua giai đoạn dòi Ị nhộng I ruồi trưởng thành.
  1. Biến thái không hoàn toàn.
  • Trải qua giai đoạn con non giống với con trưởng thành,-nhưng để lớn lên chúng phải lột xác nhiều lần như ở ve sầu, tôm, cua…
  • Sự biến thái nói trên chịu sự chi phối của các hoocmôn biến thái ecđixơn và hoocmôn lột xác

Câu 2. Vai trò các hoocmôn điều hoà sinh trưởng ở động vật.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Quá trình sinh trưởng ở động vật và người chịu sự chi phối của hai loại hoocmôn quan trọng là GH (grown hormon).

IGH.

  • GH được tiết ra từ thùy trước của tuyến yên. Hoocmôn này có tác dụng tăng cường tổng hợp prôtêin, làm xương trẻ em tăng trưởng chiều dài. Do vậy làm cơ thể cao và lớn lên.
  • Do cơ chế tác dụng trở lại (feed back), lượng GH được tạo ra vừa đủ để kích thích cơ thể lớn lên bình thường.

I ở trẻ em nếu nhược năng tuyến yên, GH tiết ra ít sẽ gây bệnh lùn xiếc; nếu ưu năng tuyến yên, GH tiết ra nhiều, gây bệnh khổng lồ (cự đại).

-ở người lớn, nếu ưu năng tuyến yên, lượng GH nhiều, sẽ gây bệnh to đầu xương ngón tay, ngón chân, gọi là bệnh triển đầu.

  1. Ttrôxi (thyroxin)
>> Xem thêm:  Đề thi trắc nghiệm phần Sinh trưởng và phát triển ở thực vật ( tiếp theo 2) – Sinh học 11

1 Hoocraon ttrôxin được sản xuất từ tuyến giáp, có tác dụng tăng chuyển hóa cơ bản, do đó tăng cường sinh trưởng.

-Ở trẻ em nếu nhược năng tuyến giáp, ttrôxin được sản xuất ít, sẽ làm cho xương và mô thần kinh sinh trưởng bất thường, trẻ sẽ bị lùn, xương biến dạng và sẽ bị bệnh đần độn.

  • Ở người lớn nếu nhược năng giáp, tim sẽ đập chậm, chuyển hóa cơ bản thấp nên nhiệt độ thấp, sỢ nước, run tay, huyết ấp cao và phù viêm. Nếu ưu năng giáp thì chuyển hóa cơ bản tăng, tim đập nhanh, hồi hộp, lo lắng, huyết áp thấp, giảm cân và mắt lồi gọi là bệnh base down (bướu cổ, lộ nhỡn).

Câu 3. Nêu tác dụng sinh lí của hoocmôn ơstrôgen và prôgestêrôn trong chu kì hoạt động của buồng trứng.

HƯỚNG DẪN GIẢI

  1. Tác dụng sinh lí của hoocmon ơstrôgen (kích tố  động dục):

ở tuổi dậy thì, kích tố FSH của thùy trước tuyến yên kích thích nang trứng phát triển. Sự phát triển của nang trứng đã tiết ra hoocmôn ơstrôgen, loại hoocmôn này có các tác dụng:

  • Phát triển niêm mạc dạ con trong chu kì kinh nguyệt.
  • Làm xuất hiện các tính trạng sinh dục thứ sinh như nở to tuyến vú, mọc lông ở mu và các biến đổi khác lúc dậy thì.
  • Tăng đồng hóa prôtêin, cơ thể phát triển nhanh.
  • Kích thích phát triển xương.

I Làm dạ con co bóp.

  • Làm phát triển núm vú và ống tuyến vú.
  1. Tác dụng sinh lí của hoocmon prôgestêrôn.
  • Khi trứng rụng, vỏ trứng tiết ra hoocmon prôgestêrôn. Nếu thụ thai, prôgestêrôn được duy trì trong máu, được gọi là kích tố dưỡng thai. Nếu không thụ thai, vỏ trứng dần dần thoái hóa, hàm lượng prôgestêrôn trong máu giảm dần. Prôgestêrôn có các tác dụng sau:
  • Phát triển dạ con để chuẩn bị đón trứng thụ tinh, tạo điều kiện cho phôi và thai phát triển.
>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi trắc nghiệm môn Sinh học 11

Làm niêm mạc dạ con phát triển dày thêm, máu đến nhiều để nuôi trứng phát triển.

1 ức chế sự co bóp của dạ con.

1 ức chế bài tiết LH của tuyến yên. Do vậy, mang thai làm trứng không chín và rụng.

I ơstrôgen và prôgestêrôn có tác dụng ngược nhau nhưng chúng phối hợp với nhau trong quá trình chuẩn bị dạ con mang thai.

Câu 4. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

Một số bệnh ở người gây nên do rối loạn về nội tiết. Việc điều trị bằng hoocmon trong một số trường hợp đem lại hiệu quả rõ rệt, nhưng trong một số trường hợp khác lại không có hiệu quả. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến các trường hợp trên.

HƯỚNG DẪN GIẢI

I Điều trị bằng hoocmon đem lại hiệu quả: Do người bệnh không sản xuất được hoocmon cần thiết nhưng các tế bào đích có các thụ thể tiếp nhận hoocmon vẫn bình thường.

I Điều trị bằng hoocmon không đem lại hiệu quả: Do các tế bào đích có các thụ thể bị hỏng nên không tiếp nhận hoocmon từ bên ngoài vào.

Câu 5. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

Vẽ sơ đồ và giải thích vai trò điều hòa hàm lượng đường trong máu của tuyến tụy.

HƯỚNG DẪN GIẢI  

Sơ đồ điều hòa hàm lượng đường trong máu của tuyến tụy:

11 Đường huyết tăng                                                 2.  Đường huyết  giảm

(sau bữa ăn)

Glucozơ
Glucogen

Glycogen

(Gan, cơ, mô mỡ)

(Đường huyết giảm xuống                             (Đường huyết    tăng lên

mức bình thường)                                       mức  bình thường)

  • Sau bữa ăn: Tăng đường huyết kích thích tế bào p tiết insulin tác dụng tăng cường vận chuyển gluco qua màng tế bào gan vào tế bào cơ để dự trữ ở dạng glycôgen -».đường huyết giảm xuống mức bình thường…

1 Khi lao động hay xa cách bữa ăn: Giảm đường huyết kích thích tế bào tiết glucagôn làm biến đổi glucôgen dự trữ trong tế bào gan thành glucôzơ —» đường huyết tăng lên mức bình thường.

Check Also

7215 1494911290057 1016 310x165 - Đề thi học sinh giỏi trắc nghiệm môn Sinh học 11

Đề thi học sinh giỏi trắc nghiệm môn Sinh học 11

Đề thi:  Câu 1. Số hạt trong quả được quyết định bởi số Nhụy trong …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *