Home / Tài liệu môn Sinh học / Sinh học lớp 11 / Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 / Đề thi học sinh giỏi phần Sinh trưởng và phát triển ở thực vật – Sinh học 11

Đề thi học sinh giỏi phần Sinh trưởng và phát triển ở thực vật – Sinh học 11

Đề thi:

Câu 1. Trình bày vai Trò của kích tố sinh trưởng auxin, gibêralin và xitôkinin đối với đời sống cây trồng.

Câu 2. Trình bày vai trò sinh lí của các phitôhoocmôn kìm hãm sinh trưởng.

Câu 3. Trình bày về sự cân bằng phitô hoocmôn trong cây.

Câu 4.

  1. Sinh trưởng và phát triển là gì? Mối liên quan giữa chúng.

  2. Trình bày chu kì sinh trưởng và phát triển của cây một năm. Phân biệt hai hình thức sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

Câu 5. (Đề thi Olympic sinh học 30/4)

Ảnh hưởng của điều kiện khô hạn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng? Cho biết các biện pháp chống hạn.

Đáp án: 

Câu 1. Trình bày vai Trò của kích tố sinh trưởng auxin, gibêralin và xitôkinin đối với đời sống cây trồng.

HƯỚNG DẪN GIẢI

  • Vai trò sinh lí của auxin:
  • Kích thích tế bào trưởng giãn, phình to ra.
  • Ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào.
  • Gây ra tính hướng động của cây. Tính hướng sáng của thân, hướng đất âm của thân và hướng đất dương của rễ.
  • Gây ra hiện tượng ưu thế ngọn do auxin tập trung trên ngọn nhiều, ức chế chồi bên.
  • Kích thích sự hình thành rễ, đặc biệt là rễ phụ.
  • Kích thích sự hình thành, sự sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt.
  • Kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả.
  • Thúc đẩy chất nguyên sinh chuyển động, tăng tốc độ trao đổi chất.
  • Vai trò sinh lí của Giberclin:
  • Kích thích sinh trưởng kéo dài của thân, của lá.
  • Kích thích sự nảy mầm của hạt và củ, do vậy khi xử lí gibêreun sẽ phá bỏ trạng thái ngủ của chúng.
  • Kích thích sự ra hoa.
  • Ảnh hưởng đến phân hóa giới tính, ức chế sự phát triển hoa cái, kích thích hoa đực phát triển.
  • Tăng kích thước của quả và tạo quả không hạt.
  • Vai trò sinh lí của xitôkinin:
  • Kích thích sự phân chia mạnh mẽ của tế bào.
  • Ảnh hưởng đến sự phân hóạ chồi, ức chế ngọn.
  • Kích thích chồi bên phát triển.
  • Kìm hãm sự hóa già của cơ quan và của toàn cơ thể.
  • Ảnh hưởng lên sự nảy mầm của hạt và củ. Do vậy, xử lí xitôkinin có thể phá bỏ trạng thái ngủ của chồi, hạt, củ.
  • Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất như tổng hợp axit nuclêic, clorophyl, prôtêin…
>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi bài tập phần Cảm ứng ở thực vật ( tiếp theo) – Sinh học 11

Câu 2. Trình bày vai trò sinh lí của các phitôhoocmôn kìm hãm sinh trưởng.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Nhóm phitôhoocmôn kìm hãm sinh trưởng gồm:

Axit abxixic, êtilen, các chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ.

  • Vai trò sinh lí của axit abxixic (ABA)
  • Là chất ức chế sinh trưởng mạnh nhất.
  • Kiểm tra sự rụng của lá, hoa, quả. Do vậy được mệnh danh là hoocmon của sự hóa già.
  • Điều chỉnh sự ngủ, nghỉ của chồi, hạt, củ. Hàm lượng axit abxixic cao, gây trạng thái ngủ của các bộ phận trong cơ thể.
  • Điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng.
  • Vai trò sinh lí của êtỉlen:
  • Tác động đến sự chín của quả.
  • Gây sự rụng lá, rụng quả.
  • Kích thích sự ra hoa của một số thực vật.
  • Kích thích xuất hiện rễ phụ của cành giâm.
  • Gây tính hướng động, ức chế sự phát triển của chồi bên, tăng tính thấm của tế bào.
  • Làm chậm sinh trưởng các mầm thân, củ.
  • Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ.
  • Chất làm chậm sinh trưởng: Là chất tổng hợp nhân tạo có vai trò như chất

ức chế sinh trưởng nhưng khcng làm thay đổi tính đặc trưng của sinh sản.   Dùng chúng để làm thấp cây, cứng cây, chống lốp, đổ,… Ví dụ:  (clocôlinclorit),

MH (malein hidratzit), ATiB (axit % 3, 5 triôđbenzôic).

  • Chất diệt cỏ: Là các chất diệt các loại cỏ dại, có vai trò phá hủy các màng tế bào và màng sinh chất, kìm hãm quang hợp, xáo trộn quá trình sinh trưởng, ngừng trệ quá trình phân bào, ngăn cản các quá trình sinh tổng hợp của cỏ, cây trồng không bị hại. Ví dụ: 2, 4D; 2, 4,5T; cacbamit, percloram…

Câu 3. Trình bày về sự cân bằng phitô hoocmôn trong cây.

HƯỚNG DẪN GIẢI

  1. Sự cân bằng chung

Dựa vào hai nhóm phitô hoocmôn có tác dụng trái ngược nhau: Nhóm kích thích sinh trưởng được sản xuất chủ yếu vào giai đoạn cây còn non như chồi non, lá non, rễ non, quả non… chi phối sự hình thành cơ quan sinh dưỡng. Ngược lại, các chất kìm hãm được hình thành chủ yếu ở cơ quan già, cơ quan sinh sản, dự trữ. Chúng ức chế toàn cây, gây ra sự hóa già và chết.

  1. Sự cân bằng riêng

  • Sự tái sinh rễ, chồi được điều chỉnh bằng tỉ lệ auxin và xitôkinin. Nếu auxin nhiều thì rễ được hình thành mạnh hơn. NgƯỢc lại, thì chồi được hình thành. Đây là cơ sở của vấn đề nuôi cấy mô.
  • Sự nảy mầm và ngủ nghỉ, được điều chỉnh bởi tỉ lệ axit abxixic và gibêrelin. Tỉ lệ này nghiêng về axit abxixic thì hạt, củ, rễ ngủ nghỉ. Ngược lại, sẽ kích thích nảy mầm. Đây là cơ sở để xử lí phá ngủ cho hạt, củ.
  • Sự chín của quả được điều chỉnh bởi tỉ lệ auxin và êtilen. Nếu tỉ lệ nghiêng về êtilen sẽ làm quả chín nhanh. Đây là cơ sở của việc hãm hay thúc quả chín.
  • Hiện tượng ưu thế ngọn được điều chỉnh bởi tỉ lệ auxin và xitôkinin. Auxin làm tăng ưu thế ngọn, trong lúc xitôkinin làm giảm ưu thế ngọn.
  • Sự trẻ hóa và già hóa có liên quan mật thiết với tỉ lệ xitôkinin và axit abxixic.
  • Xitôkinin tăng sự trẻ hóa (kéo dài tuổi thọ của cây), còn axit abxixic làm cây mau già.

Câu 4.

  1. Sinh trưởng và phát triển là gì? Mối liên quan giữa chúng.

  2. Trình bày chu kì sinh trưởng và phát triển của cây một năm. Phân biệt hai hình thức sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

HƯỚNG DẪN GIẢI

  1. Sinh trưởng phát triển ở thực vật và mối liên quan:
  2. Sinh trưởng: Là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước của tế bào, làm cây lớn lên.
  3. Phát triển: Là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hóa của tế bào, làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt.
  4. Mối liên hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
  • Sự biến đổi sốlượng của sinh trưởng ở rễ thân, lá dẫn đến hệ quả biến đổi về chất lượng như ra hoa, quả, hạt.

I Một cơ quan, bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm hay ngược lại.

  1. Chu kì cây 1 năm 1 phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
  • Chu kì sinh trưởng và phát triển của cây một năm; Chu kì sinh trưởng và phát triển của cây một năm có sự kế tiếp của các giai đoạn của hai pha sinh trưởng và sinh sản, bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới.
  • Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
  1. Sinh trưởng sơ cấp:
>> Xem thêm:  Đề thi trắc nghiệm bài tập phần Trao đổi khoáng ở thực vật - Sinh học 11

Là hình thức sinh trưởng của mô phân sinh làm cho cây lớn và cao. Hình thức này xuất hiện ở cây một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm.

  • Sinh trưởng thứ cấp:

Là hình thức sinh trưởng làm cây lớn theo chiều ngang, thân cây to ra do sự phân chia của tế bào ở tầng sinh trưởng vỏ và tầng sinh trụ.

Hình thức sinh trưởng này chủ yếu xảy ra cây hai lá mầm.

Câu 5. (Đề thi Olympic sinh học 30/4)

Ảnh hưởng của điều kiện khô hạn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng? Cho biết các biện pháp chống hạn.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Dù xảy ra khô hạn trong một thời gian ngắn nhưng cũng gây ra nhiều hậu quả đối với cây như:

  • Làm giảm độ ứa nước và mức độ phân tán của hệ keo trong tế bào.
  • Diệp lục tố bị phân hủy, hoạt tính của enzim bị giảm.

1 ức chế quá trình tổng hợp, thúc đẩy quá trình phân      hủy.  Phần    lớn   năng

lượng giải phóng ở dạng nhiệt, cây không sử dụng được.

  • Khô hạn kéo dài làm prôtêin bị phân giải thành các axit amin và sau đó thủy phân thành amôniac gây độc cho cây.

Khô hạn ảnh hưởng mạnh mẽ vào giai đoạn sinh sản        (ra hoa)   sẽ  làm  giảm

mạnh năng suất hoặc mất trắng năng suất. ‘

Các biện pháp chống hạn:

  • Lai tạo, chọn lọc các giống cây chịu hạn giỏi.
  • Cải tạo đất như tăng cường bón phân xanh, phân hữu cơ, làm đất kĩ, trồng luân canh các cây họ đậu.
  • Bón phân hợp lí (phun các nguyên tố vi lượng, bón cân đối lân, kali, so với đạm).
  • Rèn luyện hạt giống chịu khô hạn.

Check Also

nu sinh dac lak951610 310x165 - Đề thi học sinh giỏi trắc nghiệm môn Sinh học 11

Đề thi học sinh giỏi trắc nghiệm môn Sinh học 11

Đề thi:  Câu 1. Số hạt trong quả được quyết định bởi số Nhụy trong …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *