Đề thi:
Câu 1. Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
Câu 2. Người mắc hội chứng Claiphentơ (XXY) được hình thành theo những cơ chế nào?
Câu 3. Kể tên các loại biến dị không làm thay đổi cấu trúc phân tử ADN và số lượng NST. Nêu sự khác nhau giữa các loại biến dị đó.
Câu 4.
Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống? Cho ví dụ?
Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống?
Câu 5. So sánh nguyên phân và giảm phân.
Đáp án:
Câu 1. Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành tính trạng:
Chức năng cấu trúc:
Prôtêin là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, là hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất. Từ đó hình thành các đặc điểm giải phẫu, hình thái của mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
Ví dụ: Histôn là loại tham gia vào cấu trúc của NST.
Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất
Quá trình trao đổi chất trong tế bào diễn ra qua nhiều phản ứng hóa sinh được xúc tác hay tham gia của các enzim. Bản chất của enzim là prôtêin
Ví dụ: Trong quá trình tổng hợp phân tử ARN có sự tham gia xúc tác của enzim ARN-pôlimeaza.
Chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất
Sự điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể được tiến hành do sự điều khiển của các hoocmôn. Các hoocmôn phần lớn là prôtêin.
Ví dụ: Hooc môn insulin có vai trò điều hòa hàm lượng đường trong máu.
Chức năng bảo vệ: Ví dụ prôtêin tạo nên các kháng thể để bảo vệ cơ thể
Chức năng vận động: prôtêin tạo nên các loại cơ có vai trò vận động cơ thể và giúp các bộ phận cơ thể thực hiện các chức năng.
Ví dụ: như co bóp tim, vận động cơ chân, cơ tay…
- Cung cấp năng lượng: Khi thiếu hụt gluxit, lipit, tế bào có thể phân giải prôtêin cung cấp năng lượng cho tế bào để cơ thể hoạt động.
Câu 2. Người mắc hội chứng Claiphentơ (XXY) được hình thành do I
Sự thụ tinh giữa giao tử chứa x của mẹ với giao tử chứa XY của bố
Sự thụ tinh giữa giao tử chứa XX của mẹ với giao tử chứa Y của bố
+ Trường hợp 1:
Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở bố, cặp NST XY không phân li -> giao từ chứa XY và giao tử không chứa NST giới tính, mẹ giảm phân bình thường cho 1 loại giao tử X:
P: đực XX X cái XY
GP: X XY, o
F1: XXY (Claiphentơ), xo
+ Trường hợp 2:
Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở mẹ, cặp NST XX không phân li -> giao tử chứa XX và giao tử không chứa NST giới tính, bố giảm phân bình thường cho 21 loại giao tử X, Y:
P: đực XX x cái XY
Gp: X X, o ; X, Y
XXX, XXY (Claiphentơ) 1 XO, OY
Câu 3.
Biến dị không làm thay đổi cấu trúc vật chất di truyền là thường biến và biến dị tổ hợp.
Sự khác nhau giữa thường biến và biến dị tổ hợp
Thường biến | Biến dị tổ hợp |
– Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, xuất hiện trong quá trình phát triển của cá thể. | – Là những biến đổi kiểu hình do sự sắp xếp lại vật chất di truyền, chỉ xuất hiện trong sinh sản hữu tính. |
– Xảy ra đồng loạt theo 1 hướng xác định. Không di truyền được. | – Không xảy ra đồng loạt, không theo 1 hướng xác định. |
1 Không di truyền được cho đời sau | – Di truyền được cho thế hệ sau. |
– Không phải là nguyên liệu cho tiến hóa. | – Là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. |
– Có lợi, giúp sinh vật thích ứng với môi trường. | – Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính |
Câu 4.
Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ đồng hợp tăng dần, tỉ lệ dị hợp giảm dần, xuất hiện các đồng hợp gen lặn có hại.
Nếu kiểu gen ban đầu là đồng hợp về các gen trội có lợi thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ sẽ không dẫn tới thoái hóa giống. Nguyên nhân là vì kiểu gen đồng hợp thì không xuất hiện biến dị tổ hợp.
Câu 5. So sánh nguyên phân và giảm phân.
Giống nhau:
Đều là quá trình phân bào gián phân.
Đầu có sự nhân đôi của NST, NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo và phân li về 2 cực của tế bào.
Đều có sự biến đổi hình thái NST.
Đầu có các kì diễn ra tương tự nhau.
Đều là cơ chế giúp duy trì sự ổn định bộ NST lưỡng bội qua các thế hệ cơ thể. 204
- Khác nhau:
Nguyên phân | Giảm phân |
Xảy ra ờ tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. | Xảy ra ở tế bào sinh dục (2n) chm. (tế bào sinh giao tử) |
Một lần phân bào, NST nhân đôi một lần. | Hai lần phân bào, NST nhân đôi một lần. |
Không có sự tiếp hợp của NST. | Có sự tiếp hợp của NST |
Ờ kỳ giữa, NST xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. | Ở kỳ giữa của giảm phân I, NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. |
Ở kỳ sau có sự phân chia đồng đều bộ NST về 2 tế bào con. | Phân li 2 NST kép cùng cặp đồng dạng. |
Ở kỳ cuối, mỗi tế bào con có bộ NST lưỡng bội 2n đơn. | Mỗi tế bào con có bộ NST đơn bội n kép. |
Kết quả: Từ 1 tế bào sinh dưỡng (2n) qua 1 lần nguyên phân hình thành 2 tế bào con có 1 bộ NST (2n) giống tế bào mẹ. | Từ 1 tế bào sinh dục (2n) chín giảm phân hình thành 4 tế bào con có bộ NST đơn bội (n). |