Home / Tài liệu môn Sinh học / Sinh học lớp 11 / Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 / Đề thi học sinh giỏi toàn quốc môn Sinh học 11

Đề thi học sinh giỏi toàn quốc môn Sinh học 11

Câu 15. Một cây sống bình thường ở ven biển có áp suất thẩm thấu của đất ngập mặn là 3 atm.

Cây này phải duy trì nồng độ dịch tế bào của lông hút tối thiểu là bao nhiêu để sống được trong mùa hè (nhiệt độ trung bình 35°C) và trong mùa đông (nhiệt độ trung bình 17WC)?

Các cây sống ở vùng đất ngập mặn ven biển hấp thụ nước bằng cách nào?

HƯỚNG DẪN GIẢI

Dựa vào công thức p = RTC với p 1 3atm của đất thì cây phải duy trì plb lông hút > 3 atm. Suy ra RTC > 3 atm và c > 3RT. Thay R = 0,082,T= 273 + t°c (nhiệt độ mùa hè = 35°c, mùa đông= 17°C), sẽ tính được nồng độ dịch tế bào lông hút c. Cụ thể c mùa hò > 0,12 M, c mùa đông > 0,13 M.
h) Các cây vcn biển hấp thụ nước bằng cách tập trung các ion khoáng và các chất tan khác tạo áp suất thẩm thấu cao ở dịch tế bào lông hút.
Ngoài ra, những cây này có thể hấp thụ thêm nước ngọt vào ban đêm qua hệ rễ khí sinh.

Câu 16. a) Nhiều loài cây có thể chịu đựng được nhiệt độ môi trường rất lạnh dưới nhiệt độ đóng băng của nước. Tế bào của những cây này có các đặc điểm sinh lý thích nghi như thế nào?

Một số loài cây có thể chịu được nhiệt độ môi trường tăng cao trong thời gian tương đối dài. Bằng cách nào cây có thể chịu được môi trường nhiệt độ cao như vậy?

HƯỚNG DẨN GIẢI

Đặc điểm thích nghi với nhiệt độ thấp:
Cây thay đổi thành phần lipit màng bằng cách tăng lượng axit béo không no để tăng khả năng di động của màng.

>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi bài tập phần Quá trình quang hợp ( tiếp) – Sinh học 11

Cây có khả năng chống nước đóng hãng trong tố bào bằng cách tăng nồng độ chất tan trong tế bào (ví dụ như đường) để làm giảm nhiệt độ đóng băng nước trong tế bào vì nếu nước đóng băng sẽ làm vỡ các bào quan.

Đặc điểm chịu nhiệt độ cao:
Cây chịu sốc nhiệt có khả năng tạo ra các protein sốc nhiệt có tác dụng bảo vệ các protein khác của tế bào khỏi bị nhiệt độ cao làm biến tính.

Các nhà khoa học cho rằng các protein  nhiệt sẽ liên kết với các protein khác, giữ chúng khỏi bị biến tính.

Câu 17. Tại sao trong quang hợp pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng? Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu trong lục lạp? Hãy gỉải thích vì sao lại xảy ra ở đó.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Pha tối của quang hợp phụ thuộc vào pha sáng bởi vì trong pha tối xảy ra sự tổng hợp glucôzơ cần có năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung câp.
Pha sáng xảy ra trong màng tilacoid của lục lạp. Trong màng tilacoid có chứa hệ sắc tố diệp lục, dãy chuyền điện tử và phức hệ ATP-xintêtaza do đó đã chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng tích trong ATP và NADPH.
Pha tối xảy ra trong chất nền lục lạp có chứa các enzim và cơ chất của chu trình Canvin, do đó glucôzơ được tổng hợp từ C02 với năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp.

Câu 18. Hãy trình bày thí nghiệm để chứng minh axit pyruvic chứ không phải glucozơ đi vào ti thể để thực hiện hô hấp hiếu khí.

HƯỚNG DẪN GIẢI

+ Chuẩn bị hai ống nghiệm có chứa các chất đệm phù hợp với môi trường nội bào:

Ống 1 bổ sung glucozơ + ti thể
Ống 2 bổ sung axit pyruvic + ti thể
+ Để hai ống nghiệm trong cùng một điều kiện nhiệt độ 30°c cho thấy ông 1

không thấy CO2 bay ra (không sủi bọt), ống 2 có CO2 bay ra (sủi bọt) thể hiện

hô hấp hiếu khí.

Câu 19. Tại sao khi cây cần nhiều ATP, hoặc khi thiếuNADP+, thì hoạt động của PS 1 sẽ mạnh hơn so với PS II?

HƯỚNG DẪN GIẢ I ”

I PS I chỉ có sản phẩm duy nhất là ATP, nên khi cần nhiều ATP thì nó hoạt động mạnh hơn.

Khi thiếu NADP+ thì PS II hoạt động kém đi và để bù lại, PS I sẽ hoạt động mạnh lên.

Câu 20. Người ta tiến hành thí nghiệm trồng hai cây A và B trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà thì cường độ quang hỢp của cây A giảm, nhưng cường độ quang hỢp của cây B không thay đổi. Mục đích thí nghiệm này là gì? Giải thích.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và cây C4. Vì khi nhiệt độ và cường độ chiếu sáng tăng làm cho cây C3 phải đóng khí không để chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (trong thí nghiệm này là cây A), trong khi đó cây c4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao ncn không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế cường độ quang hợp của nó không bị giảm.

>> Xem thêm:  Đề thi câu hỏi lý thuyết phần Di truyền người ( tiếp) – Sinh học 11

Câu 21. Tại sao nói axit pyruvic và axetyl coenzim A được xem là sản phẩm trung gian của quá trình trao đổi chất? Nêu các hướng sinh tổng hỢp các chất hữu cơ từ hai sản phẩm này.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Axit pyruvic là sản phẩm cuối cùng của quá trình đường phân có 3 cacbon, có mặt ở tế bào chất.
Axelyl coen/im A có 2 các chất sản sinh từ axil pyruvic loại đi 1 phân tử C02. Sản phẩm này có mặt trong ti thể.
Từ axil pyruvic có thể biến đổi thành glyxerol hoặc amin hoá (kết hợp với NH3) tạo axit amin. Axil pyruvic chuyển hoá thành đường glucozơ (do các enzim của quá trình đường phân tham gia).

Axctyl cocnzim A có thổ tái tổng hợp axit béo. Axetyl coenzim A tham gia vào chu trình Khi tạo các sản phẩm trung gian, hình thành các chất hữu cơ khác nhau (kể cả sắc tố).
Các sản phẩm trung gian tiếp tục thải loại H+và điện tử trong dãy hô hấp để tạo ATP Trong ti thể.

Check Also

hoaphuong 27 310x165 - Đề thi học sinh giỏi trắc nghiệm môn Sinh học 11

Đề thi học sinh giỏi trắc nghiệm môn Sinh học 11

Đề thi:  Câu 1. Số hạt trong quả được quyết định bởi số Nhụy trong …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *