Câu 1. Nêu khái niệm quần cư và cho biết những điểm khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn.
Câu 2. Cho biết sơ lược quá trình đô thị hoá và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới.
Câu 3. Cho biết như thế nào là đô thị hoá tự phát? Đô thị hoá tự phát gây ra những hậu quả gì?
Câu 4. Nêu ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế— xã hội và môi trường.
Câu 5. Tại sao quần cư nông thôn lại thường phân tán, không tập trung như ở đô thị?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Nêu khái niệm quần cư và cho biết những điểm khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn.
Gợi ý làm bài
a) Khái niệm
Quần cư là hình thức thể hiện cụ thể của việc phân bố dân cư trên bề mặt Trái Đất, bao gồm mạng lưới các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định.
b) Những điếm khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn
– Quần cư nông thôn:
+ Xuât hiện sớm, làng mạc, thôn xóm thường phân tán, gắn với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước.
+ Mật độ dân sô” thấp.
+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp.
– Quần cư đô thị:
+ Phát triển từ các điểm dân cư nông thôn, nhà cửa tập trung với mật độ cao.
+ Mật độ dân số rất cao.
+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.
– Lối sống nông thôn và lối sống đô thị cũng có nhiều điểm khác biệt.
Câu 2. Cho biết sơ lược quá trình đô thị hoá và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới.
Gợi ý làm bài
– Các đô thị xuất hiện từ rất sớm trong thời cổ đại. Vào thế kỉ XIX, đô thị phát triển nhanh ở các nước công nghiệp.
Đến thế kỉ XX, đô thị đã xuât hiện rộng khắp trên thế giới.
– Số dân đô thị trên thế giới ngày càng tăng, hiện có khoảng một nửa dân số thế giới sống trong các đô thị.
– Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng, trở thành các siêu đô thị.
Câu 3. Cho biết như thế nào là đô thị hoá tự phát? Đô thị hoá tự phát gây ra những hậu quả gì?
Gợi ý làm bài
Đô thị hoá tự phát là đô thị hoá không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, không nằm trong quy hoạch và kế hoạch phát triển của Chính phủ.
Đô thị hoá tự phát để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe, giao thông,… của người dân đô thị.
Câu 4. Nêu ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế— xã hội và môi trường.
Gợi ý làm bài
a) Ảnh hưởng tích cực
Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Làm thay đổi sự phân bố) dân cư và lao động, thay đổi quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị,…
b) Ảnh hưởng tiêu cực
Đô thị hoá nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp, cân đôi với quá trình công nghiệp hóa, thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế – xã hội.
Câu 5. Tại sao quần cư nông thôn lại thường phân tán, không tập trung như ở đô thị?
Gợi ý làm bài
Quần cư nông thôn là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiộp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp. Bởi vậy, làng mạc, thôn xóm Ihường phân tán, gắn với đất canh tác, đất trồng cỏ, đất rừng hay mặt nước.
- Ngoài các bài tập trên các em có thể tham khảo các tài liệu sau: