Home / Tài liệu môn Sinh học / Sinh học lớp 10 / Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 / Đề thi ôn luyện học sinh giỏi – Sinh học 10

Đề thi ôn luyện học sinh giỏi – Sinh học 10

Câu 26. (Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia)

Các câu sau đây đúng hay sai? Giải thích.

  1. Mỗi tế bào đều có: Màng, te” bào chất, các bào quan và nhân.

  2. Tế bào thực vật có: Thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, không bào, lục lạp, ti thể, trung thể và nhân.

  3. Tế bào động vật khác tế bào thực vật ở chỗ: Có thành tế bào, có không bào, có lục lạp chứa chất diệp lục).

  4. Chỉ tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có cấu trúc thành tế bào.

HƯỚNG DẪN GIẢI (Chú ý: Học sinh trả lời là; Sai hoặc chưa đúng, hoặc chưa chính xác mà giải thích được vẫn cho điểm tôi đa)

Các câu: a, b, c, d, đều chưa đúng vì:

  • Các tế bào vi khuẩn chưa có màng nhân và các bào quan (trừ ribôxôm).

I Chỉ tế bào quang hợp mới có lục lạp, chỉ các tế bào thực vật bậc thấp mới có trung thể,,.

I Tế bào động vật có thể có không bào bé, một số loại tế bào động vật cùng có thành tế bào…

I Nấm có thành tế bào là kitin (một số là xenlulô) và một số loại tế bào động vật công có thành tế bào…

Câu 27. (Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia)

Sơ đồ dưới đây mô tả các con đường vận chuyển các chất qua màng tế bào:

  1. Hãy ghi chú thích cho các số 1, 2, 3, 4, 5.
  2. Sự vận chuyển các chất theo con đường (1) và (2) có gì khác nhau?
  3. Cho ví dụ minh họa cho con đường (3), (4).
  4. Con đường (5) có thể diễn ra như thế nào?
>> Xem thêm:  Bộ đề thi môn sinh học 10

HƯỚNG DẪN GIẢI

a)     Chú thích: 1. Khuếch tán; 2. Khuếch tán nhanh có chọn lọc; 3. Vận chuyển đồng cảng; 4. Vận chuyển đôi cảng; 5. Biến dạng màng (xuất nhập bào).

b)

Con đường 1 Con đường 2
–     Vận chuyển các phân tử nhỏ, hay các ion nhỏ qua lớp kép phôtpholipit…

–   Không mang tính chọn lọc

–    Vận chuyển các chất một cách chọn lọc nhờ các kênh chuyển hóa.

–   Mang tính chọn lọc, có thể cần năng lượng

c)     Ví dụ minh họa cho con đường (3) và (4).

d)    Con đường (5) có thể diễn ra: Thực bào hay ẩm bào.

Câu 28. (Đề thi chọn học học sinh giỏi quốíc gia)

  1. Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật. Từ đó có thể rút ra nhận xét gì?

  2. Tại sao các tế bào có cường độ trao đổi chất cao, hoạt động sinh lí phức tạp thường có nhiều ti thể?

HƯỚNG DẪN GIẢI

  1. – Giống nhau: Đều có cấu tạo chung: Màng sinh chất, tế bào chất, một sô” loại bào quan và nhân.
  • Khác nhau:

+ Phần lớn tế bào thực vật có vách xenlulô, có lục lạp, có không bào trung tâm lớn.

+ Tế bào động vật có trung thể, có chất dự trữ là glycogen, ít khi có không bào.

1 Nhận xét:

+ Sự giống nhau là do mọi tế bào đều phải đảm nhận những chức phận cơ bản giống nhau, tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của cơ thể sống.

>> Xem thêm:  Một số câu hỏi hay thi - Sinh học 10

+ Sự giống nhau chứng tỏ động vật và thực vật có nguồn gốc chung.

+ Sự khác nhau do hoạt động sống của chúng khác nhau, đồng thời phản ánh rõ kết quả hai hướng tiến hóa của sinh vật: hướng tự dưỡng và hướng dị dưỡng.

  1. Do chức năng chủ yếu của ti thể là trung tâm giải phóng và chuyển hóa năng lượng của tế bào. Vì vậy các hoạt động sống của tế bào diễn ra càng mạnh thì sự có mặt của ti thể với số lượng càng nhiều; như tế bào cơ, tô” bào gan ti thể tập trung nhiều ở mạng lưới nội chất nơi cần cung cấp nhiều năng lượng cho tổng hợp prôtêin.

Câu 29. (Đề thi chọn HSG quốc gia)

Trong quá trình thẩm thấu của tế bào thực vật (co và phản co nguyên sinh):

  1. Thành phần cấu trúc nào của tế bào đóng vai trò chính trong quá trình đó? Tại sao?

  2. Tế bào thực vật có thể bị phá vỡ khi đưa vào dung dịch quá nhược trương hay không? Tại sao?

HƯỚNG DẪN GIẢI

  1. Không bào, vì nó chứa nước và chất hòa tan tạo thành dịch tế bào, dịch tế bào luôn có một áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất.
  2. Không bị phá vỡ, vì khi nước vào tế bào, không bào lớn, ép chất nguyên sinh vào thành tế bào làm cho thành tế bào sinh ra sức chống lại để giữ cho tế 58
>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi bài tập phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Sinh vật - Sinh học 10

bào có kích thước ổn định, không bị phá vỡ. Đó chính là áp suất trương nước hay sức căng trương nước. Đây chính là đặc điểm của tế bào có vách xenlulô.

Câu 30. (Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia)

Dựa vào đặc điểm cấu trúc của màng tế bào (màng sinh chất), hãy cho biết:

  1. Những chất nào có thể đi qua lớp phôtpholipit kép nhờ sự khuếch tán?

  2. Các đại phân tử như prôtêin, các ion có thể qua màng tế bào bằng cách nào?

HƯỚNG DẪN GIẢI

  1. Những chất tan trong lipit, chất có kích thước nhỏ không tích điện và không phân cực.
  2. Các đại phân tử prôtêin có kích thước lớn qua màng tế bào bằng cách xuất bào, ẩm bào hay thực bào.
  3. Các ion có thể đi qua màng tế bào nhờ các kênh prôtêin:
  • Có thể khuếch tán qua kênh (theo chiều Gradient nồng độ).
  • Có thể vận chuyển (chủ động) qua kênh ngược chiều Gradient nồng độ.

Check Also

nu sinh dak lak xin1115 040129 310x165 - Đề thi học sinh giỏi trắc nghiệm môn Sinh học 10 ( tiếp theo 4)

Đề thi học sinh giỏi trắc nghiệm môn Sinh học 10 ( tiếp theo 4)

Đề thi:  Câu 225. Câu phát biểu nào sau đây là đúng? Tế hào bảo …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *