Home / Tài liệu môn Địa lý / Địa lý lớp 10 / Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 10 / Đề thi thử học sinh giỏi tỉnh phần môi trường và sự phát triển bền vững – Địa lý 10 (tiếp theo)

Đề thi thử học sinh giỏi tỉnh phần môi trường và sự phát triển bền vững – Địa lý 10 (tiếp theo)

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN

Câu 7. Trình bày vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển.

Đáp án

a) Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển
– Các nước đang phát triển chiếm hơn 1/2 diện tích lục địa. Đây là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, cả về trữ lượng và chủng loại, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản (quặng kim loại, dầu mỏ, than, khí đốt,…), tài nguyên rừng, đất trồng, khí hậu để phát triển nông nghiệp.
– Ba phần tư dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển. Nhìn chung, đây là các nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế – xã hội. Tình trạng chậm phát triển, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học – kĩ thuật, gánh nặng nỢ nước ngoài, hậu quả của chiến tranh và xung đột triền miên, sức ép dân số và bùng nổ dân số trong nhiều năm, nạn đói,… đã làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng.
a) Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển
– Khai thác và chế biến khoáng sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế ở nhiều nước đang phát triển: đó là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước Tây Á, nhiều nước châu Phi, Mĩ La-tinh.
– Việc khai thác các mỏ lớn mà không chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường đã làm cho nguồn nước, đất, không khí, sinh vật ở các khu vực có
b) Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển
— Việc đốn rừng diễn ra trên quy mô lớn (lớn hơn nhiều so với khả năng phục hồi rừng và tốc độ trồng rừng) để lấy gỗ, củi, mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ. Việc xuất khẩu gỗ tròn còn phổ biến làm cho các nước xuất khẩu gỗ bị thua thiệt nhiều.
– Do nền nông nghiệp quảng canh, năng suất thấp, nên ở các nước nhiệt đới còn phổ biến tình trạng đốt nương làm rẫy, phá rừng để lấy đất canh tác. Việc theo đuổi mục tiêu tự túc lương thực bằng mọi giá đã làm cho hàng triệu ha đất rừng bị mất đi, nhường chỗ cho các đồi núi trọc. Việc phát quang rừng làm đồng cỏ và việc chăn thả gia súc quá mức, nhất là ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô hạn đã thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa.

Câu 8. Chương trình “Năng suất xanh ” ở vùng nông thôn, miền núi nước ta hiện nay có nội dung và biện pháp như thế nào? Ý nghĩa của chương trình này đối với việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

Đáp án

>> Xem thêm:  Đề thi ôn luyện học sinh giỏi câu hỏi bài tập phần sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Đây là một chương trình mới được triển khai gần đây, nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ở nông thôn và miền núi nước ta.
– Nội dung của chương trình này là tăng năng suất cây trồng bằng cách sử dụng phân xanh, phân chuồng, sử dụng nguồn rác thải trong đời sống để tái sử dụng làm nguồn năng lượng bi-ô-ga cung cấp cho đun nấu thức ăn, tiến tới sử dụng nguồn năng lượng này để cung cấp cho công nghiệp chế biến tại các địa
phương.
– Việc làm này có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề tiết kiệm, phát triển kinh tế nông thôn, miền núi, góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên để sử dụng lâu dài, đặc biệt với đất nước còn nghèo như Việt Nam chúng ta.

Câu 9. Nêu nguyên nhân và hậu quả từ những tác động của con người vào môi trường. Trước thực trạng môi trường bị suy thoái và ô nhiễm nặng nề đó, chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ môi trường như thế nào?

Đáp án

* Nguyên nhân những tác động của con người vào môi trường
– Sự gia tăng dân số theo cấp số nhân.
– Sự tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
* Hậu quả cửa những tác động của con người vào môi trường Gồm có 3 vấn đề lớn:
– Sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
– Suy thoái môi trường do ô nhiễm.
– Sự mất cân bằng sinh thái trong hệ tự nhiên.
* Biện pháp bảo vệ môi trường
– Sự phát triển kinh tế cần chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu: tăng khu vực III (dịch vụ) so với khu vực II và khu vực I.
– Trong công nghiệp, giảm nhẹ các ngành công nghiệp truyền thông (khai thác khoáng sản, luyện kim, năng lượng,…), tăng cường công nghiệp chế tạo, đặc biệt là công nghiệp kĩ thuật cao và công nghiệp kĩ thuật sạch.
– Kìm chế sự gia tăng dân số ở mức ổn định.
– Sử dụng hợp lí tài nguyên (sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, có hiệu quả, tái tạo và tiết kiệm tiêu dùng).
– Thay đổi quy trình công nghệ theo hướng ít tốn nguyên liệu và nhiên liệu, không làm hoặc ít làm ô nhiễm môi trường (cố gắng đạt tới sự sản xuất theo chu trình khép kín).
– Chế tạo các sản phẩm mới sao cho sau khi sử dụng, vi sinh vật phân giải được.
– Chế tạo phân bón mới, tăng hiệu quả sử dụng, giảm độc hại.
– Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân hóa học.
– Tận dụng các phế liệu và phế phẩm, đưa vào tái chế để sử dụng lại.
– Chế tạo các vật liệu mới, thay thế và tiết kiệm các tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt.
– Ưu tiên phát triển công nghệ sinh học (cấy, ghép, chuyển gien, lai tạo,…).
– Triển khai có hiệu quả luật tài nguyên và môi trường, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm.
– Tăng cường sự quản lí của nhà nước về bảo vệ môi trường.
– Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

Câu 10. “Phản ứng dây chuyền ” trong môi trường là gì? Nêu “phản ứng dây chuyền ” trong tự nhiên do hiện tượng mất rừng gây ra.

Đáp án

a) “Phản ứng dây chuyền” trong môi trường
Trong môi trường tự nhiên, các thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự thay đổi lớn của một thành phần tự nhiên nào đó sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác thì gọi là “phản ứng dây chuyền” trong môi trường.
b) “Phản ứng dây chuyền” do hiện tượng mất rừng
— Diện tích rừng bị thu hẹp —» đất trống đồi trọc tăng —> mưa làm xói mòn đất —> đồng bằng sẽ bị lũ lụt nhiều hơn -» gây thiệt hại mùa màng.
— Phá rừng -» tác hại đến môi trường sinh thái —> gỗ quý ngày càng ít đi, chim thú quý bị tuyệt chủng —> khả năng hấp thụ khí cacbonic giảm —» hiệu ứng nhà kính tăng —> khí hậu nóng lên -» băng tan -» mực nước biển dâng cao —> ngập đồng bằng ven biển -» diện tích đất liền bị thu hẹp.

Câu 11. Mưa axít là gì? Những nguyên nhân nào gây ra mưa axít? Mưa axít có tác hại như thế nào đối với sản xuất và đời sống?

Đáp án

a) Mưa axít
Nước mưa bình thường có độ pH là 5,7. Trong trường hợp khí quyển bị ô nhiễm bởi sự gia tăng các chất có gốc axít, mà chủ yếu là SOx, NOx, thì nước mưa sẽ hòa tan chúng tạo thành các axít sunphuaric, axít nitric mạnh. Khi đó độ pH trong nước mưa giảm xuống dưới mức trung bình và có khi xuống đến 3,0 hoặc ít hơn nữa. Những trận mưa có độ pH thấp như vậy được gọi là mưa axit.
b) Nguyên nhân
– Hoạt động của núi lửa.
– Các vụ thử hạt nhân.
– Cháy rừng.
– Khói thải ra từ các nhà máy và các phương tiện giao thông vận tải.
c) Tác hại của mưa axít
– Làm nước ao hồ bị chua, tôm cá chết hàng loạt.
– Thoái hóa đất trồng.
– Nhiều khu rừng bị chết.
– Hư hại các di tích lịch sử, văn hóa.
– Ăn mòn cầu sắt, đường ray.
– Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người (bệnh viêm phế quản, hen, trẻ em đần độn)

>> Xem thêm:  Đề thi thử học sinh giỏi môn Địa lý 10 chuyên đề sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính

Câu 12. Quan sát bảng số liệu sau đây, hãy nêu nhận xét về sự thiệt hại rừng ở các vùng nước ta. Nêu nguyên nhân gây ra sự thiệt hại rừng ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Hậu quả và biện pháp giải quyết.

Vùng Diện tích rừng bị thiệt hại năm 1995 (ha)
Cả nước 25,168
Vùng núi và trung du Bắc Bộ 2,094
Đồng bằng sông Hồng 2
Bắc Trung Bộ 141
Duyên hải Nam Trung Bộ 3,876
Tây Nguyên 12,478
Đông Nam Bộ 1,913
Đồng bằng sông Cửu Long 4,664

(Nguồn: Tuyển tập 10 năm đề thi Olympic 30 tháng 4 Địa lí 10, NXB Giáo dục, 2006)

Đáp án

– Nhận xét: diện tích rừng bị mất ở các vùng nước ta không đều nhau. Rừng bị mất nhiều nhất ở Tây Nguyên, tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long.. và thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng.
– Rừng ở Tây Nguyên:
+ Nguyên nhân rừng bị phá nhanh: do nạn phá rừng gia tăng, khai thác không có kế hoạch, tình trạng đốt rừng làm rẫy vẫn còn, bị cháy rừng,…
+ Hậu quả: giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài động vật (chim, thú), làm hạ mực nước ngầm về mùa khô, làm mất cân bằng sinh thái, gây 10 lụt ở đồng bằng,…
+ Biện pháp giải quyết:
• Khai thác hợp lí, khoanh vùng quản lí, bảo vệ, trồng thêm rừng mới.
• Phải ngăn chặn nạn phá rừng.
• Giao đất, giao rừng cho người dân.
• Đẩy mạnh việc chế biến gỗ tại địa phương.
– Rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Nguyên nhân rừng ở đây bị phá nhanh: do nhu cầu tăng diện tích đất nông nghiệp thông qua các chương trình di dân khai khẩn đất hoang hóa, nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm, cá,…).
+ Hậu quả: mất cân bằng sinh thái.
+ Biện pháp giải quyết: cần khai thác hợp lí và có kế hoạch.
Xem thêm: Đề thi thử học sinh giỏi tỉnh phần môi trường và sự phát triển bền vững – Địa lý 10
Một số chuyên mục hay của Địa lý lớp 10:

Check Also

7194 1494911290054 1015 310x165 - Bộ đề câu hỏi ôn thi học sinh giỏi phần vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, và phân bố ngành giao thông vận tải (Đề số 2)

Bộ đề câu hỏi ôn thi học sinh giỏi phần vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, và phân bố ngành giao thông vận tải (Đề số 2)

ĐỀ THI VÀ CÂU HỎI Câu 8. Mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *