Đề thi:
Câu 6: Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống?
Câu 7: Ưu thế lai là gì? Phương pháp tạo ưu thế lai
Câu 8: Thoái hóa giống là gì? Vì sao giao phối cận huyết gây ra thoái hóa giống nhưng vẫn được sử dụng trong tạo giống?
Câu 9: So sánh chọn lọc hàng loạt với chọn lọc cá thể?
Câu 10: Phép lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai kinh tế để làm giống?
Đáp án:
Câu 6: Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống?
Hướng dẫn trả lời
I Nếu kiểu gen ban đầu là đồng hợp về các gen trội có lợi thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ sẽ không dẫn tới thoái hóa giống.
1 Nguyên nhân là vì khi giống có kiểu gen đồng hợp thì đời con không xuất hiện biến dị tổ hợp, do đó không làm phát sinh các kiểu hình có hại.
Câu 7: Ưu thế lai là gì? Phương pháp tạo ưu thế lai
Hướng dẫn trả lời
Ưu thế lai:
Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, năng suất tốt hơn dạng bố mẹ. Biểu hiện ở sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao.
Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Ưu thế lai xuất hiện khi lai 2 dòng thuần chủng với nhau.
Phương pháp tạo ưu thế lai: Muốn tạo ưu thế lai, trước hết phải tạo ra dòng thuần chủng, sau đó cho lai giữa các dòng thuần chủng với nhau.
Tạo dòng thuần chủng bằng cách cho tự thụ phấn hoặc cho giao phối cận huyết liên tục từ 5 đến 7 đời.
Cho các dòng thuần chủng lai với nhau thì đời con sẽ có kiểu gen dị hợp nên có ưu thế lai.
Ví dụ lai giữa hai dòng thuần AAbbDD X aaBBdd thì đời con sẽ có kiểu gen AaBbDd.
Đời con có kiểu gen dị hợp AaBbDd nên có ưu thế lai.
Câu 8: Thoái hóa giống là gì? Vì sao giao phối cận huyết gây ra thoái hóa giống nhưng vẫn được sử dụng trong tạo giống?
Hướng dẫn trả lời
a. Thoái hóa giống là hiện tượng giống có năng suất, chất lượng giảm dần. Biểu hiện sinh trưởng kém, chống chịu kém, độ đồng đều thấp,…
Nguyên nhân gây ra thoái hóa giống là do hiện tượng tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết làm cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần và xuất hiện các đồng hợp gen lặn có hại.
Giao phối cận huyết gây ra thoái hoá giống nhưng vẫn được sử dụng trong tạo giống là vì:
Giao phối cận huyết sẽ tạo ra dòng thuần chủng. Sử dụng dòng thuần chủng để tạo ưu thế lai.
Để củng cố một tính trạng mong muốn nào đó.
Để loại bỏ gen lặn có hại. Vì khi giao phối cận huyết thì gen lặn sẽ biểu hiện thành kiểu hình lặn nên bị loại bỏ.
Câu 9: So sánh chọn lọc hàng loạt với chọn lọc cá thể?
Hướng dẫn trả lời
Giống nhau: Đều dựa trên kiểu hình để chọn lọc (chọn những cá thể tốt).
Khác nhau
Chọn lọc hàng Ioạt • | Chon loc cá thể • • |
Tất cả những cá thể có đặc điểm tốt được chọn lọc và tập trung về một chỗ để làm giống cho mùa sau.
Ở thế hệ sau, các cá thể giao phấn tự do. Chỉ chọn được kiểu hình mà khó chọn được kiểu gen. Có những gen xấu vẫn khó bị loại bỏ. Dễ thực hiện, tốn ít công sức, hiệu quả chọn lọc thấp |
Những cá thể có đặc điểm tốt được chọn lọc và để riêng rẽ.
Ở thế hệ sau, các cá thể được trồng riêng và cho tự thụ phấn. Cho phép chọn được kiểu gen. Khó thực hiện, tốn công sức, hiệu quả chọn lọc cao |
Câu 10: Phép lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai kinh tế để làm giống?
Hướng dẫn trả lời
Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần chủng khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm chứ không dùng làm giống.
Chúng ta không dùng con lai kinh tế làm giống vì: Con lai kinh tế là con lai F1 nên có nhiều cặp gen dị hợp, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất, qua các thế hệ tiếp theo tỉ lệ thể dị hợp giảm dần nên ưu thế Lai cũng giảm dần.