Đề thi tuyển chọn – Sinh học 8

Bài viết dưới đây đã cung cấp cho các bạn những dạng câu hỏi phổ biến nhất của sinh học 8, cùng với lời giải đáp chi tiết:

Đề 6: 

Câu 1.

  1. Tim người có cấu tạo như thế nào? Vì sao tim hoạt động liên tục suốt đời mà không mỏi?

  2. Các yếu tố nào đã giúp tim nhận máu và giúp máu di chuyển một chiều trong hệ mạch?

Câu 2.

  1. Đại não người cấu tạo và chức năng như thế nào?

  2. Vì sao nói, đại não người tiến hóa hơn đại não của các động vật thuộc lớp thú? Câu 3.

Vì sao cơ thể người vẫn hô hấp bình thường ngay cả khi không để ý hoặc khi đang ngủ?

Câu 4.

Mô là gì? Hãy nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng các loại mô trong cơ thể người?

Câu 5.

  1. Đông máu là gì?

  2. Trình bày tóm tắt cơ chế đông máu bằng sơ đồ?

Câu 6.

Nêu đặc điểm cấu tạo của phổi phù hợp với chức năng của chúng?

Đáp án:

Câu 1.

  1. Cấu tạo tim người:
  • Cấu tạo ngoài: Hình chóp, đỉnh quay xuống dưới hơi chếch về phía trái, bên ngoài có màng tim tiết ra dịch giúp tim co bóp dễ dàng, có hệ thống mao mạch máu làm nhiệm vụ dinh dưỡng tim.

Cấu tạo trong: tim có 4 ngăn (2 tâm nhĩ phía trên, 2 tâm thất phía dưới), thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất, thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải, có 2 loại van tim, van nhĩ – thất (Giữa tâm  nhĩ và tâm thất, van nhĩ 1 thất bên phải là van 3 lá, van nhĩ I thất bên trái là van 2 lá) luôn mở chỉ  đóng     khi tâm thất co, van thất động (Giữa tâm thất và động mạch) luôn đóng chỉ mở khi tâm thất co. Các van tim có tác dụng cho máu đi theo 1 chiều nhất định.

I Tim hoạt động liên tục suốt đời mà không mệt mỏi:

  • Vì: Tim hoạt động theo chu kì, mỗi chu kì kéo dài 0,8 giây gồm 3 pha:
  •  Pha co tâm nhĩ: 0,1 giây.

+ Pha co tâm thất: 0,3 giây + Pha dãn chung: 0,4 giây

Trong 1 chu kì, sau khi co tâm nhĩ sẽ nghỉ 0,7 giây, tâm thất nghỉ 0,5s. Nhờ thời gian nghỉ đó mà các cơ tim phục hồi được khả năng làm việc… Nên tim làm việc suốt đời mà không mỏi.

  1. Các yếu tố giúp tim nhận máu và giúp máu di chuyển một chiều trong hệ mạch:
  • Sự co dãn của tim
  • Ở pha dãn tâm nhĩ và pha dãn chung đã làm 2 xoang tâm nhĩ mở rộng ra, tạo lực hút-» gây mở van tĩnh mạch, máu từ tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đối về tâm nhĩ phải, máu từ tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.
  • Ở pha co tâm nhĩ, hai tâm nhĩ cùng co bóp và tăng áp suất làm đóng van tĩnh mạch và mở van nhĩ – thất. Máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải, máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất trái.
  • Ở pha co tâm thất, hai tâm thất cùng co bóp và tăng áp suất làm đóng van nhĩ thất và mở van ngăn tâm thất với động mạch. Máu từ tâm thất trái đổ vào động mạch chủ, máu từ tâm thất phải đổ vào động mạch phổi.
  • Sự co dãn của động mạch và sự co bóp các cơ thành tĩnh mạch.
  • Sự thay đổi thể tích và áp suất khí trong lồng ngực khi hô hấp.
  • Các van tĩnh mạch.
>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi phần II: Các hệ cơ quan ( tiếp theo ) – Sinh học 8

Câu 2.

  1. Cấu tạo và chức năng của đại não người.
  • Cấu tạo:
  • Đại não người rất phát triển, là phần lớn nhất, che lấp cả não trung gian và não giữa.
  • Bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thành vỏ não.
  • Bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp, đó là các khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não lên tới 2300- 2500 cm2
  • Hơn 2/3 bề mặt của não nằm trong các khe và rãnh.
  • Võ não dày 2-3 ram, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp.

I Các rãnh: Rãnh đỉnh, rãnh thái dương, rãnh thẳng góc chia đại não thành các thùy (thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm và thùy thái dương).

1 Trong mỗi thùy có các khe chia thành các hồi não.

  • Dưới vỏ não là chất trắng, tập hợp thành các đường dẫn truyền thần kinh nối các phần khác nhau của đại não và nối đại não với tủy sống và các phần não khác.

Ị Chức năng của đại não là phản xạ và dẫn truyền xung thần kinh.

I Chức năng phản xạ: Do chất xám đảm nhiệm, là trung khu của các phản xạ có điều kiện, trung khu của I thức.

I Chức năng dẫn truyền: Do chất trắng đảm nhiệm, đẫn truyền xung thần kinh nối các phần khác nhau của đại não và các đường nối giữa đại não với các các bộ phận khác của hệ thần kinh.

  1. Đại não người tiến hóa hơn đại não của các động vật thuộc lớp thú thể hiện ở các điểm sau:
  • Tỉ lệ não so với cơ thể: Ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú.
  • Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt vỏ não.
  • Ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú, thì ở người còn có các trung khu hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết và vận động ngôn ngữ.
>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi phần 5: Hệ tiêu hóa ( tiếp) - Sinh học 8

Câu 3.

  • Con người ta có thể thở bình thường ngay cả khi không để ý như:   khi ngủ,

vui chơi, làm việc… là nhờ cơ chế tự điều hòa hô hấp.

  • Cơ chế thần kinh:

+ Trung khu hô hấp nằm ở hành tủy, gồm trung khu hít vào và trung khu thở

ra.

+ Khi thờ ra, phế nang xẹp xuống kích thích cơ quan thụ cảm nằm ở thành phế nang, xuất hiện xunh thần kinh truyền về trung khu hô hấp, sau đó theo dây li tâm đến làm co các cơ hít vào —» gây nên sự hít vào.

+ Khi hít vào, phế nang căng kìm hãm trung khu hít vào. kích thích trung khu thở ra, làm co các CƯ thở ra -» gây động tác thở ra.

—> Như vậy, hít vào và thở ra cứ diễn ra nhịp nhàng,        liên tục theo cơ     chế tự

điều hòa bằng cơ chế thần kinh.

  • Cơ chế thể dịch: Tác nhân chủ yếu kích thích trung khu hô hấp bằng cơ chế thể dịch là sự tăng nồng độ CO2 trong máu.

+ Khi nồng độ CO2 tăng sẽ gây phản xạ thở ra, sau đó là động tác hít vào.

-> Như vậy, hít vào và thở ra cứ diễn ra nhịp nhàng, liên tục theo cơ chế tự điều hòa bằng cơ chế thể dịch.

Câu 4.

  • Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định (ở một số loại mô còn có thêm các yếu tố phi bào)

I Cấu tạo và chức năng các loại mô:

Cơ thể có 4 loại mô chính là:

  • Mô biểu bì:
  • Đặc điểm cấu tạo: Gồm các tế bào xếp sát nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái…
  • Chức năng:Bảo vệ cơ thể, hấp thụ và bài tiết các chất.
  • Mô liên kết:
  • Đặc điểm cấu tạo: Gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền, có thể có các sợi đàn hồi.
  • Chức năng: Có chức năng nâng đỡ, vận chuyển, liên kết các cơ quan.
  • Mô cơ:
  • Đặc điểm cấu tạo: Gồm cơ vân, cơ trơn, cơ tim: các tế bào hmh sợi dài.

+ Cơ vân: Tạo thành các bắp cơ trong hệ vận động, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang, vận động theo ý muốn.

>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi phần 4: Hệ hô hấp - Sinh học 8

+ Cơ trơn: Tạo nên thành các nội quan, các tế bào ngắn hơn cơ vân, có 1 nhân, không có vân ngang, hoạt động không theo ý muốn

+ Cơ tim: Cấu tạo nên thành tim, tế bào phân nhánh, có vân ngang, nhiều nhân, hoạt động không theo ý muốn.

  • Chức năng: Có chức năng co dãn.
  • Mô thần kinh:
  • Đặc điểm cấu tạo: Gồm tế bào thần kinh (nơron) và các tế bào thần kinh đệm tạo nên hệ thần kinh.
  • Chức năng: Có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin, điều khiển sự hoạt động của các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường.

Câu 5.

  1. Đông máu là hiện tượng máu sau khi chảy ra khỏi mạch bị động lại thành:ục bịt kín vết thương, ngăn không cho máu tiếp tục chảy ra nữa.
  2. Cơ chế đông máu:
  • Trong huyết tương chứa 1 loại prôtêin hoà tan gọi là chất sinh tơ máu fibrinogen) và ion canxi (Ca^)
  • Trong tiểu cầu chứa 1 loại enzim có khả năng hoạt hóa chất sinh tơ máu fibrinogen) —» thành tơ máu (fibrin)

I – Khi tiểu cầu vỡ sẽ giải phóng enzim, enzim này kết hợp với ion canxi (Ca**) ìm chất sinh tơ (fibrinogen) -» thành tơ máu (fibrin) ôm giữ các tế bào máu tạo lành cục máu đông.

Câu 6.

  • Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.
  • Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi dễ dàng phồng lên, xẹp xuống khi hít vào và thở ra.
  • Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang, phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu được dễ dàng.
  • Số lượng phế nang nhiều, có tới 700 – 800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi.

-> Vì vậy, phổi có cấu tạo phù hợp với chức năng chứa khí và trao đổi khí.

Bài viết trên chúng tôi đã mang lại cho các bạn những dạng đề thi tuyển chọn  của sinh học 8 phục vụ cho các kỳ thi học sinh giỏi, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn đọc bài vui vẻ, vận dụng tốt trong các kỳ thi.

Check Also

thaohuyen7 1492822 310x165 - Một số dạng đề thi ôn luyện học sinh giỏi - Sinh học 8

Một số dạng đề thi ôn luyện học sinh giỏi – Sinh học 8

Dưới đây là một số câu hỏi ôn luyện môn sinh thi học sinh giỏi …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *