Home / Tài liệu môn Ngữ văn / Văn mẫu hay lớp 10 / Phân tích khổ thơ đầu của bài Phú sông Bạch Đằng

Phân tích khổ thơ đầu của bài Phú sông Bạch Đằng

Phân tích khổ thơ đầu của bài Phú sông Bạch Đằng

Bài làm

Trương Hán Siêu sống ở thời nhà Trần. Ông là người có học vấn uyên thâm, tính tình cương trực. Tác phẩm của ông chỉ còn lại bài “Phú sông Bạch Đằng”. Bài phú được viết vào khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên thắng lợi. Đoạn đầu của bài đã thể hiện cảm hứng yêu nước và tinh thần dân tộc của tác giả.

Trước hết là hình tượng nhân vật khách:

“Khách có kẻ

Giương buồm giong gió chơi vơi

Lướt bể chơi trăng mải miết

Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương

Chiều lần thăm chừ Vũ, Huyệt

Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt

Nơi có người đi đâu mà chẳng biết

Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều

Mà tráng khí bốn phương vẫn còn tha thiết

Bèn giữ dòng chừ buông chèo

Học Tử Trường chừ thú tiêu dao”

phan tich kho tho dau cua bai phu song bach dang - Phân tích khổ thơ đầu của bài Phú sông Bạch Đằng

Phân tích khổ thơ đầu của bài Phú sông Bạch Đằng

Khách là một người thích “giương buồm giong gió”, “lướt bể chơi trăng”. Vì vậy, khách là một người có tâm hồn tự do, phóng khoáng, thích ngao du. Từ láy “chơi vơi”, “mải miết” càng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn ấy. Phép liệt kê “Nguyên”, “Tương”, :Vũ Huyệt”, “Tam Ngô”, “Bách Việt”, “đầm Vân Mộng”- những phong cảnh của Trung Quốc. Phép tu từ ấy đã thể hiện khách là một người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú. Ông biết đến tất cả những cảnh đẹp của nơi đây nhưng vẫn chưa thỏa sở thích ngao du bốn bể, “mà tráng khí bốn phương vẫn còn tha thiết”. Vì vậy, khách nhẹ “buông chèo”, chầm chậm trôi theo dòng nước để thưởng thức hết vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng. Ông học thep Tử Trường nào phải học những bài học trong sách vở mà học ở cái thú tiêu dao, thích ngao du sơn thủy. Tuy biết nhiều, đi nhiều nhưng nơi mà ông dừng chân không đâu khác đó chính là quê hương mình, nơi có con sông Bạch Đằng mang đầy chiến tích xưa:

>> Xem thêm:  Soạn bài: Tổng kết phần Văn – văn lớp 10

“Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều

Đến sông Bạch Đằng thuyền bơi một chiều

Bát ngát sóng kình muôn dặm

Thướt tha đuôi trĩ một màu

Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu

Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu

Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô

Buồn vì cảnh thảm đứng lặng giờ lâu

Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!”

Khách dù có ngao du thiên hạ, phiêu lưu bốn bể thì vẫn trở về với quê hương “cửa Đại Than”, “bến Đông Triều” để rồi đến với sông Bạch Đằng. Dòng sông Bạch Đằng mang vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ:

“Bát ngát sóng kình muôn dặm

Thướt tha đuôi trĩ một màu”

Từ láy “bát ngát”, “thướt tha” càng tô đậm thêm vẻ đẹp cho sông bạc Đằng. Nhiều con sóng lớn mạnh cứ ập vào bờ, đưa những con thuyền nối đuôi nhau đến với dòng sông bạch Đằng. Con sông này không chỉ hùng vĩ mà còn nên thơ với: “Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”. Trời đất nới đây đã nhu hòa làm một. Màu xanh của trời cũng là màu xanh của nước, vẻ đẹp thật nên thơ. Phải là một người yêu thiên nhiên và mang tình yêu nước sâu sắc thì khách mới có thể cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên , của quê hương. Khách đi nhiều, đã được thưởng thức phong cảnh khắp nơi nhưng không nơi đâu đẹp bằng dòng sông quê hương. Nếu những địa danh ở nới đất khách quê người chỉ được tác giả liệt kê lướt qua thì đến nới sông Bạch Đằng, tác giả lại dừng chân lại để miều tả. Sông Bạch Đằng không chỉ mang vẻ đẹp của nó mà còn là chiến tích nơi xưa. Dòng sông ấy bây giờ còn mang cả một nét gì hoang vu, hiu hắt với “bờ lau san sát, bến lách đìu hiu”. “sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”. Sông Bạch Đằng là chứng nhân lịch sử đã chứng kiến biết bao trậm chiến đấu oanh liệt của dân tộc. “Gò đầy xương khô” ấy không chỉ là xương của giặc mà còn là máu của nhân dân ta đã đổ xuống để bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Vì vậy, khách mới “buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu”. Khách buồn vì nơi đây là chiến tích nhưng đã bị mai một theo thời gian:

>> Xem thêm:  Dẫn chứng về lòng vị tha

“Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”

Khách tiếc nuối, đau buồn vì một thế hệ đã qua, về những người anh hùng đã ra đi vĩnh viễn nơi đây để mang độc lập về cho dân tộc.

Như vậy, đoạn một của bài phú đã thể hiện tình yêu thiên nhiên và một tấm lòng yêu nước sâu sắc với niềm tự hào dân tộc. Với việc sử dụng lối biền ngẫu kết hợp với phép liệt lê và sử dụng từ láy, tác giả đã thành công thể hiện tử tưởng ấy. Và đã giúp người đọc hiểu được tại sao “Phú sông Bạch Đằng” được đánh giá là đỉnh cao trong thể loại phú và không bị mai mòn theo thời gian.

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 12 310x165 - Nghị luận về một hiện tượng đời sống an toàn giao thông

Nghị luận về một hiện tượng đời sống an toàn giao thông

Đề bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống an toàn giao thông Bài làm: …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *