Home / Tài liệu môn Ngữ văn / Văn mẫu hay lớp 11 / Phân Tích Nhân Vật Chí Phèo Trong Truyện Ngắn Chí Phèo Của Nam Cao

Phân Tích Nhân Vật Chí Phèo Trong Truyện Ngắn Chí Phèo Của Nam Cao

Phân Tích Nhân Vật Chí Phèo Trong Truyện Ngắn Chí Phèo Của Nam Cao

Bài làm

Chí Phèo – một con quỷ dữ của làng Vũ Đại, một nhân vật điển hình trên những trang văn đầy ai oán, bi thương của nhà văn Nam Cao. Chính tấm lòng lương thiện và sự căm phẫn những kẻ cầm quyền trong xã hội phong kiến cũ tàn ác bất nhân của Nam Cao đã cho ra đời một Chí Phèo dữ tợn và hung hãn trong tác phẩm cùng tên của ông. Đây cũng chính là sản phẩm của những kẻ bất lương trong giai cấp thống trị, là nhân vật mà khi nhìn vào ta sẽ hiểu được thảm cảnh của xã hội cũ tha hóa và biến chất như thế nào.

Như đã nói, Chí Phèo là đứa con tinh thần của Nam Cao. Ông đã nhào nặn nên nhân vật của mình từ lòng xót thương cho số phận cay đắng của những người nông dân lương thiện bị xã hội xô đẩy, chèn ép đến mức mất cả nhân tính. Họ không còn cách nào có thể đứng lên để làm lại cuộc đời. Chí cũng vậy, anh đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, và rồi lòng hướng thiện thức tỉnh cũng là khi Chí tự kết liễu cuộc đời mình khi mới ngoài bốn mươi tuổi.

Một cuộc đời hơn bốn mươi năm, không cha không mẹ, không người thân thích. Lúc mới đẻ, Chí bị bỏ rơi ở một cái lò gạch cũ của làng Vũ Đại. Lớn lên, Chí đến ở cho nhà Bá Kiến. Nhưng bà vợ thứ ba lăng loàn của ông đã hại Chí phải vào tù. Cuộc sống tù đày đã làm Chí từ một người lương thiện, hiền lành, tử tế trở thành kẻ hung hãn, dữ tợn. Khi trở về, Chí lại rơi vào tay Bá Kiến, bị hắn nịnh bợ, cho uống rượu nên Chí đương nhiên trở thành tay sai cho hắn, chuyên đi đâm thuê, chém mướn, đòi nợ. Cả làng Vũ Đại không ai còn nhìn nhận Chí nữa. Bị xã hội ruồng rẫy, Chí càng trở nên bê tha và cô độc.

Cả ngày lẫn đêm, không biết Chí tỉnh lúc nào, say lúc nào. Men rượu cứ thế lấp liếm tâm hồn Chí. Những nỗi oan thù hằn sâu trong tâm trí hắn. Vì thế, ngay khi lật giở trang văn đầu tiên của tác phẩm, ta đã thấy ngập tràn những tiếng chửi của Chí. “Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả những chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại”. Nhưng chẳng ai thèm đáp lại lời chửi của hắn. Bởi không một ai nhìn nhận Chí là người nữa. Nên dù Chí có chửi thế nào cũng chẳng có nghĩa lý gì.

Nhìn cảnh tượng này, Chí thật đáng thương làm sao! Tiếng chửi tưởng chừng như vô nghĩa, như nước đổ lá khoai, không một ai đoái hoài. Nhưng Nam Cao cố tình dựng lên cảnh này để thấy rằng con người sống trong xã hội bị đàn áp quá mức ấy đã tha hóa, đã biến chất như thế nào. Tiếng chửi của Chí cũng là tiếng khóc lóc thảm thiết, tiếng gào thét trong tuyệt vọng. Khóc vì giờ đây con người của Chí đã bị biến thành con quỷ dữ. Nhưng làm quỷ dữ cũng không xong, vì chẳng ai sợ Chí cả. Họ chỉ khinh Chí thôi. Cuộc đời Chí là đầy rẫy những nỗi bất hạnh. Ngay từ khi sinh ra đã không có được sự nuôi nấng của cha mẹ, không được một giọt sữa, lớn lên không gia đình, phải đi ở thuê. Mà lại ở ngay trong nhà Bá Kiến – kẻ tàn ác, bất nhân vô cùng. Thế nên cũng quá dễ để hiểu tại sao Chí lại trở thành một kẻ nát rượu như bây giờ.

>> Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Lợn cưới áo mới – truyện cười dân gian Việt Nam

phan tich nhan vat chi pheo trong truyen ngan chi pheo cua nam cao - Phân Tích Nhân Vật Chí Phèo Trong Truyện Ngắn Chí Phèo Của Nam Cao

Chí cứ uống rượu, hết rượu lại đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ để đòi tiền. Chí chẳng còn cảm giác đau đớn là gì nữa. Là do men rượu làm Chí mất cảm giác hay là do lòng Chí đã trai sạn quá nhiều? Chí bị Lý Cường đánh, “tiếng đấm, tiếng đá nhau bình bịch, thôi cứ gọi là tan xương”, nhưng chưa đủ, Chí lại tự mình cầm mảnh chai rạch vào mặt, máu ra loe loét. Thấy Chí vậy, mọi người tuôn đến xem nhưng không một kẻ nào xót thương cho Chí. Họ đến như để xem một trò vui thường tình. Cụ bá trở về, thấy vậy liền nịnh hắn vài câu, Chí nguôi ngoai nghe lời cụ. Trong lòng kẻ đầy nham hiểm kia hẳn có âm mưu nên mới dụ dỗ ngon ngọt Chí. Lão muốn lợi dụng Chí trở thành tay sai cho mình. Vì Chí đã sẵn máu liều, nếu để cho đi đòi nợ thuê hẳn là được việc. Từ đấy, Chí lại càng lún sâu thêm vào vũng bùn đen ngòm do Bá Kiến bày ra.

Mãi cho đến khi gặp Thị Nở – một người đàn bà xấu xí, xấu đến ma chê quỷ hờn, xấu đến mức Nam Cao đã phải dành hết tất cả những gì xấu nhất dành cho thị. Cái mũi bạnh ra, cái môi như con đỉa xù… Là một người đàn bà, nhưng Nam Cao lại không hề dành cho thị một chút duyên dáng hay nữ tính nào. Đã thế, thị lại còn dở hơi, ngù ngờ. Và tất nhiên, thị ế chồng. Cuộc gặp gỡ đầy ngẫu nhiên của Chí và thị như một vận may cho cả hai người. Bởi Chí lần đầu tiên biết đến một người phụ nữ, còn thị cũng lần đầu tiên được một người đàn ông để ý.

Mà không biết là Chí để ý thị hay là do men rượu còn nồng nàn, mê man nên Chí đã làm liều với thị. Hai người gặp nhau trong một đêm trăng thanh gió mát. Thị ra bờ sông nghỉ rồi ngủ quên, còn Chí trong men rượu ngà ngà đã va vào thị. Hai còn người cùng chung một tầng lớp, một đẳng cấp, một số phận đã lao vào nhau như tiếng sét ái tình.

Sau đêm ấy, một biến cố lớn đã xảy ra làm thay đổi cuộc đời Chí. Chỉ tỉnh rượu.  “Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài”. “Lòng mơ hồ buồn”. Lần đầu tiên, Chí thoát khỏi những cơn say. Lần đầu tiên Chí ý thức về cuộc sống xung quanh, về cuộc đời mình. Những cảnh vật quen thuộc khiến Chí thấy nao lòng, rung động. Tiếng mái chèo gõ cá, tiếng chim hót líu lo, tiếng mọi người đi chợ vải nói chuyện với nhau… Tất cả những thứ ấy hàng ngày vẫn diễn ra mà sao cho đến tận hôm nay Chí mới cảm nhận được. Lúc này, Chí trở nên hiền lành một cách lạ thường.

>> Xem thêm:  Bài dự thi viết về người phụ nữ mà em yêu quý nhất

Mà không, Chí đã từng rất hiền như thế. Chí cũng đã có một ước mơ thật trong sáng, thật đẹp: Có một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm… Nhưng ước mơ ấy giờ đâu rồi? Một chàng trai hiền lành, tốt bụng nay đâu? Đây có phải là con người thực sự của Chí không? Những ngày đi ăn vạ, đi cướp giật do đâu mà có? Chí lại nghĩ về tuổi già, nghĩ về sự cô độc. Chí buồn. Chí sợ. Sợ rồi mai này khi không còn sức đi ăn vạ nữa, không thể làm liều được nữa, Chí sẽ sống ra sao? Liệu rằng có ai ở bên cạnh Chí không? Chí không sợ tuổi già, không sợ ốm đau bệnh tật, mà sợ mình sẽ cô đơn không người hỏi han trò chuyện.

Chí tự nhận thấy mình cần phải thay đổi. Hay nói đúng hơn là tìm lại chính mình. Và thị – người phụ nữ xấu nhất làng Vũ Đại ấy là tia hi vọng sáng chói cho cuộc đời Chí lúc này. Chí thèm trở lại làm người lương thiện, làm người mà trước đây Chí đã từng làm. Khi ấy trên mặt Chí còn chưa một có vết sẹo nào hằn in. Mối tình bất chấp với Thị khiến Chí thay đổi chỉ sau một đêm. Đặc biệt là khi được thị “ban” cho bát cháo hành. Lần đầu tiên trong cuộc đời Chí được săn sóc bởi bàn tay một người đàn bà. Xúc động lắm chứ. Mối tình ấy cũng thật đẹp. Hai người xứng đôi vừa lứa, môn đăng hậu đối, đúng là một cặp trời sinh. Chí toan tính rủ thị sang ở cùng một nhà cho vui. Rồi Chí sẽ làm lại từ đầu, sẽ biến ước mơ của mình thành sự thật.

Nhưng mọi chuyện đâu có êm đẹp như Chí nghĩ. Ở với thị được năm ngày năm đêm thì thị lại lên cơn dở hơi. Thị ngừng yêu, khoan để về hỏi ý kiến bà cô đã. Bị bà cô chửi mắng té tát, thị ngoăn ngoắt trút hết giận lên đầu Chí. Trong chốc lát, thị xả vào mặt Chí những lời lẽ chua chát nhất, cay đắng nhất khiến Chí sững sờ. Chí đang tỉnh rượu trong cơn say men tình ái thì lại bị thị dội cho một gáo nước lạnh. Chao ôi là buồn. Lần đầu tiền được yêu và có lẽ cũng là lần duy nhất. Chí thất tình. Một nỗi đau đớn tột cùng của một kẻ yêu thật lòng, yêu chân thành và mãnh liệt. Chí chạy theo thị, nắm lấy tay thị nhưng niềm hi vọng mong manh níu kéo thị đã không thành. Thị gạt phắt tay Chí, còn giúi cho hắn ngã khoèo xuống đất. Cảnh tượng ấy thật đau lòng và đáng thương.

>> Xem thêm:  Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn văn lớp 11. đề 6

Bị cự tuyệt, Chí khóc rưng rức. Bao nhiêu lần Chí khóc, nhưng lần này là nước mắt của sự tuyệt vọng, của niềm đau. Đến ngay cả người phụ nữ dở hơi, xấu xí cũng không nhìn nhận Chí nữa. Chí biết làm gì nữa đây? Chí muốn làm người lương thiện nhưng thị đã đi rồi. Ai sẽ cùng Chí bước vào tuổi già mà không cô đơn? Ai sẽ là người vợ dệt vải để Chí làm người chồng cày thuê cuốc mướn lo lắng cho vợ con? Chẳng còn ai nữa. Thị quay lưng đi, nghĩa là cả thế giới sụp đổ với Chí. Chí lại chìm vào những cơn say. Nhưng lần này, Chí càng uống càng tỉnh, mùi hơi rượu lẫn với mùi cháo hành khiến Chí tiếc thương, lưu luyến vô cùng.

Chí lại vùng dậy, cầm dao đi với ý định giết chết cả nhà thị, giết chết cái con khọm già đã xúi thị quay lưng với Chí. Nhưng ngòi bút của Nam Cao đã vẽ đường cho Chí đi thẳng một mạch đến nhà Bá Kiến. Lần này, cũng trong cơn say, nhưng Chí không đến để đòi tiền như mọi khi nữa. Chí dõng dạc nói to “Tao đến để đòi lương thiện”. Dường như, Chí đã hiểu ra tất cả mọi chuyện, Chí biết mình đã đến bước đường cùng. Chí không muốn tiếp tục chìm đắm trong những con say dài nữa. Chí muốn được chết, chết cho chính mình, chết một lần duy nhất để được quay trở lại làm người lương thiện. Chí lao con dao tới đâm chết Bá Kiến rồi cũng tự kết liễu cuộc đời mình.

Chí chết. Chí đã tự giết chết một anh Chí say khướt, một kẻ đã tha hóa nhân cách, chuyên đi cướp giật, rạch mặt ăn vạ. Chết để con người ngày xưa hiền lành, tốt tính của Chí được sống lại. Chí chết, Bá Kiến chết nhưng sẽ còn nối tiếp Lý Cường, còn con của Chí có thể đang lớn dần trong bụng thị. Nhưng ít nhất, Nam Cao cũng đã mạnh tay giết chết kẻ đại diện của chế độ cầm quyền gian ác, tàn độc.

Tác giả đã gửi gắm rất nhiều tư tưởng và thông điệp của mình qua hình ảnh của Chí Phèo. Một kẻ tha hóa đạo đức, bị xã hội ruồng rẫy. Nam Cao vừa xót thương vừa oán giận Chí. Nhưng sau cùng, ông cũng vẫn nêu cao bản chất lương thiện của Chí. Chí đã phải đối cả mạng sống của mình để mong tìm lại được chính mình. Chí chính là hiện thân cho những người nghèo khổ của xã hội, cũng là tiếng khóc gào thét của những kẻ đang đứng giữa ranh giới của hai bờ vực thiện – lương. Và Chí cần có nhiều sự thấu hiểu, sự giúp đỡ của xã hội, của nhân loại để được quay trở lại làm người.

Check Also

hinh anh gai xinh hot girl cap 2 3 310x165 - Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là để làm công việc như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồnđến chân tường để bênh vực cho những con người không còn có ai để bênh vực

Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là để làm công việc như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồnđến chân tường để bênh vực cho những con người không còn có ai để bênh vực

Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là để làm công …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *