Câu hỏi và đáp án
1.Câu hỏi
Câu 1. Phân tích các thế mạnh tự nhiên và hiện trạng phát triển công nghiệp khai thác than và dầu khí ở nước ta.
Câu 2. Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực. Kể tên 4 nhà máy thuỷ điện với công suất mỗi nhà máy từ 400 MW trở lên đang hoạt động ở Việt Nam.
Câu 3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta. Cho biết những ưu điểm và hạn chê của các công trình thủy điện.
Câu 4. Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
Câu 5. Dựa vào Atlat Địa tí Việt Nam trang Công nghiệp và kiến thức đã học, hãy:
a) Kể tên và xếp các nhà máy thủy điện theo nhóm có công suất: dưới 1.000MW, trên 1.000MW.
b) Giải thích sự phân bố các nhà máy thủy điện nước ta.
Câu 6. Dựa vào bản đồ Công nghiệp năng lượng của Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Kể tên các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện có công suất trên 1.000 MW.
b) Nhận xét sự phân bô’các nhà máy nhiệt điện đã kể trên.
2.Đáp án
Câu 1. Phân tích các thế mạnh tự nhiên và hiện trạng phát triển công nghiệp khai thác than và dầu khí ở nước ta.
Gợi ý làm bài
a) Công nghiệp khai thác than
– Thế mạnh về tự nhiên:
+ Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000 – 8.000 calo/kg.
+ Than nâu phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn; than bùn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực Ư Minh.
– Hiện trạng phát triển: Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác liên tục tăng, đạt hơn 34 triệu tấn (năm 2005).
b) Công nghiệp khai thác dầu khí
– Thế mạnh về tự nhiên:
+ Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục
địa, trữ lượng vài tỉ tân dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.
+ Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là
bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
– Hiện trạng phát triển:
+ Nước ta mới bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm 1986. Sản lượng liên tục tăng và đạt 18,5 triệu tấn (năm 2005).
+ Dầu mỏ được dùng cho xuất khẩu và là cơ sở để hình thành công nghiệp lọc – hoá dầu (ở Dung Quất).
+ Khí tự nhiên được khai thác và sử dụng cho việc sản xuất điện, đạm (ở Phú Mỹ, Cà Mau).
Câu 2. Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực. Kể tên 4 nhà máy thuỷ điện với công suất mỗi nhà máy từ 400 MW trở lên đang hoạt động ở Việt Nam.
Gợi ý làm bài
a) Nước ta cỏ nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực
– Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000 – 8.000 calo/kg. Ngoài ra còn có than bùn, than nâu.
– Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tân dau và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất vì khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
– Thủy năng: Tiềm năng rất lđn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kW vđi sản lượng 260 – 270 tĩ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
– Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng Mặt Trời, thủy triều, địa nhiệt., ở nước ta rất dồi dào.
b) Tên 4 nhà máy thuỷ điện với công suất moi nhà máy từ 400 MW trở lên đang hoạt động ở Việt Nam
Sơn La (2.400 MW), Hoà Bình (1.920 MW), Yaly (720 MW), Trị An (400 MW).
Câu 3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta. Cho biết những ưu điểm và hạn chê của các công trình thủy điện.
Gợi ý làm bài
a) Những thuận lợi và khỏ khăn về tự nhiên để phát triển ngành công rtịỊhiệp điện lực của nước ta.
* Thuận lợi
– Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho
nhiệt lượng 7.000 – 8.000 calo/kg. Ngoài ra còn có than bùn, than nâu. Đây là
cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng than.
– Dầu khí: là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu mỏ, khí âối.
+ Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.
+ Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
– Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kW với sản lượng 260 – 270 tỉ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ
yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%). 1
– Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt., ở nước ta rất dồi dào.
* Khó khăn
– Thiếu nước vào mùa khô cho các nhà máy thuỷ điện.
– Một số tài nguyên là cơ sở để phát ưiển sản xuất điện đang bị suy giảm (than, dầu khí).
b) Những ưu điểm và hạn chế của các công trình thủy điện
– Tạo ra nguồn năng lượng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội: cung cấp điện cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của người dân.
– Phụ thuộc vào chế độ nước, gây ra những thay đổi bất lợi về môi trường.
Câu 4. Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
Gợi ý làm bài
Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, vì:
– Có thế mạnh lâu dài
+ Cơ sở nguyên liệu phong phú:
• Than: Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000 – 8.000 calo/kg; than nâu phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tân; than bùn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực Ư Minh.
• Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
• Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kW với sản lượng 260 – 270 tỉ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thông sông Đồng Nai (19%).
• Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng Mặt Trời, thủy triều, địa nhiệt., ở nước ta rất dồi dào.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn: Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế; phục vụ cho nhu cầu của đời sông nhân dân.
– Mang lại hiệu quả kinh tế cao
+ Kinh tế: góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Xã hội: phục vụ đời sống nhân dân.
– Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác
Công nghiệp năng lượng có tác động một cách mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành kinh tế khác về các mặt: quy mô của ngành, kĩ thuật – công nghệ, chất lượng sản phẩm,…
Câu 5. Dựa vào Atlat Địa tí Việt Nam trang Công nghiệp và kiến thức đã học, hãy:
a) Kể tên và xếp các nhà máy thủy điện theo nhóm có công suất: dưới 1.000MW, trên 1.000MW.
b) Giải thích sự phân bố các nhà máy thủy điện nước ta.
Gợi ý làm bài
a) Kể tên và sắp xếp các nhà máy thủy điện
– Nhà máy thủy điện trên 1.000MW: Hòa Bình, Sơn La.
– Nhà máy thủy điện dưới 1.000MW: Nậm Mu, Tuyên Quang, Thác Bà, Yaly, Đrây Hing, Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Đa Nhim, Trị An, Thác Mơ,…
b) Giải thích sự phân bổ các nhà máy thủy điện nước ta
– Các nhà máy thủy điện phân bố trên các con sông ở vùng trung du miền núi.
– Trung du miền núi có địa hình cao, dốc, nước chảy xiết.
– Địa hình chia cắt mạnh tạo các thung lũng, dãy núi cao xen kẽ,… thuận lợi để xây dựng hồ chứa nước.
Câu 6. Dựa vào bản đồ Công nghiệp năng lượng của Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Kể tên các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện có công suất trên 1.000 MW.
b) Nhận xét sự phân bô’các nhà máy nhiệt điện đã kể trên.
Gợi ý làm bài
a) Các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện có công suất trên 1.000 MW
– Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau.
– Thủy điện: Hòa Bình, Sơn La.
b) Nhận xét sự phân bố cúc nhà máy nhiệt điện đã kể trên
– Tập trung ở miền Bắc và miền Nam.
– Gần nguồn nhiên liệu (dẫn chứng)…
Các bài tập cùng chuyên mục:
Tuyển tập câu hỏi dành cho học sinh giỏi xoay quanh chủ đề ‘Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm’- Địa 12 (Phần 1)
Tuyển tập câu hỏi dành cho học sinh giỏi xoay quanh chủ đề ‘Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm’- Địa 12 (Phần 2)
Tuyển tập câu hỏi dành cho học sinh giỏi xoay quanh chủ đề ‘Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm’- Địa 12 (Phần 3)
Tuyển tập câu hỏi dành cho học sinh giỏi xoay quanh chủ đề ‘Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm’- Địa 12 (Phần 4)