Câu hỏi và đáp án
1.Câu hỏi
Câu 7. Dựa vào trang 22 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta.
b) Kể tên những nơi khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, than, các nhà mảy nhiệt điện và các nhà máy thuỷ điện đã và đang xây dựng ở nước ta.
Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp điện lực ở nước ta.
Câu 9. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta bao gồm những phân ngành nào? Nêu các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp này ở nước ta.
Câu 11. Dựa vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên và nhận xét sự phân bốcác trung tâm công nghiệp lớn.
Câu 12. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Kể tên 20 trung tâm công nghiệp có ngành thực phẩm.
b) Nhận xét và giải thích sự phân hô’ ngành công nghiệp thực phẩm của nước ta.
2.Đáp án
Câu 7. Dựa vào trang 22 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta.
b) Kể tên những nơi khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, than, các nhà mảy nhiệt điện và các nhà máy thuỷ điện đã và đang xây dựng ở nước ta.
Gợi ý làm bài
a) Tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta
Sản lượng dầu thô, than sạch, điện của nước ta giai đoạn 2000 – 2007
Năm | 2000 | 2005 | 2007 |
Dầu thô (triệu tấn) | 16,3 | 18,5 | 15,9 |
Than sạch (triệu tấn) | 11,6 | 34,1 | 42,5 |
Sản lượng điện (tỉ kWh) | 26,7 | 52,1 | 64,1 |
Nhận xét:
– Trong giai đoạn 2000 — 2007:
+ Sản lượng dầu thô tăng giảm không ổn định.
• Từ năm 2000 đến năm 2005, sản lượng dầu thô tăng 2,2 triệu tấn.
• Từ năm 2005 đến năm 2007, sản lượng dầu thô giảm 2,6 triệu tấn.
+ Sản lượng than sạch tăng 30,9 triệu tấn, gấp 3,7 lần.
+ Sản lượng điện tăng 37,4 triệu tấn, gấp 2,4 lần.
– Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp so với toàn ngành công nghiệp ngày càng giảm, từ 18,6% (năm 2000) xuống còn 13,7% (năm 2005) và 11,1% (năm 2007).
b) Những nơi khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, than, các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy thuỷ điện đã xây dựng
– Khai thác dầu mỏ: mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng.
– Khai thác khí tự nhiên: mỏ Lan Đỏ, Lan Tây (thềm lục địa phía Nam), Tiền Hải (Thái Bình).
– Khai thác than: chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn khai thác ở mỏ Quỳnh Nhai (Điện Biên), mỏ Phú Lương (Thái Nguyên),…
– Các nhà máy thuỷ điện:
+ Trên 1.000 MW: Hoà Bình (trên sông Đà).
+ Dưới 1.000 MW: Thác Bà (trên sông Chảy), Nậm Mu (trên sông Chảy), Tuyên Quang (trên sông Gâm), A Vương (trên sông Vu Gia), Vĩnh Sơn (ưên sông Côn), Sông Hinh (trên sông Ba), Đa Nhim (trên sông Đồng Nai), Hàm Thuận – Đa Mi (trên sông La Ngà), Trị An (ưên sông Đồng Nai), Thác Mơ, Cần Đơn (trên sông Bé), Đrây Hling (trên sông Xrê Pôk), Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A (trên sông Xê Xan).
– Các nhà máy thuỷ điện đang xây dựng: Sơn La (trên sông Đà), Cửa Đạt (trên sông Chu), Bản Vẽ (trên sông Cả), Rào Quán ở Quảng Trị, Xê Xan 4 (trên sông Xê Xan), Xrê Pôk 3, Xrê Pôk 4, Buôn Kuôp, Đức Xuyên, Buôn Tua Srah (trên sông Xrê Pôk), Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đại Ninh (trên sông Đồng Nai).
– Các nhà máy nhiệt điện:
+ Trên 1.000 MW: Phả Lại (Hải Dương), Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cà Mau.
+ Dưới 1.000 MW: Na Dương (Lạng Sơn), Ưông Bí (Quảng Ninh), Ninh Binh, Bà Rịa (Bà Rịa – Vũng Tàu), Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh), Trà Nóc (TP. cần Thơ).
Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp điện lực ở nước ta.
Gợi ý làm bài
a) Tình hình phát triển
– Trong những năm qua sản lượng điện của nước ta liên tục lăng với tốc độ nhanh.
Sản lượng điện của nước ta, giai đoạn 2000 – 2007
Năm | 2000 | 2005 | 2007 |
Sản lượng (tỉ kWh) | 26,7 | 52,1 | 64,1 |
Trong giai đoạn 2000 – 2007, sản lượng điện của nước ta tăng 37,4 tỉ kWh, gấp 2,4 lần.
Nguyên nhân chủ yếu là do:
+ Điện được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế và sinh hoạt. Nhu cầu dùng điện ngày một tăng do sự phát triển kinh tế, mức sông được nâng cao.
+ Nước ta có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp điện lực:
• Than, dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển các nhà máy nhiệt điện.
• Các hệ thông sông ở nước ta có trữ năng thủy điện lớn.
Vì thế, trong những năm qua nước ta đã xây dựng được nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn và hệ thống truyền tải điện năng,…
+ Chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước.
– Cơ cấu sử dụng điện ở nước ta gồm 2 nhóm ngành: nhiệt điện và thủy điện.
– Cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ ngành điện bao gồm:
+ Các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.
+ Hệ thống đường dây tải điện.
+ Các trạm biến áp.
b) Phân bố
– Ngành công nghiệp điện lực hiện đã phát triển rộng khắp lãnh thổ nước ta.
– Các nhà máy thủy điện ị dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).
– Các nhà máy thủy điện đang xây dựng (dẫn chứng: nêu tên cúc nhà máy).
– Các nhà máy nhiệt điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).
– Hệ thống đường dây tải điện: Đường dây 500KV chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (TP. Hồ Chí Minh). Đường dây 220KV nối nhiều nhà máy điện với nhau (dẫn chứng). Chính vì vậy, mạng lưới truyền tải điện xuyên suốt cả nước.
– Các trạm biến áp:
+ Trạm 500KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nấng irên đường dây 500KV Bắc – Nam.
+ Trạm 220KV đặt ở nhiều nơi như Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẩng, Quy Nhơn, Nha Trang,… trên đường dây 220KV.
Câu 9. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta bao gồm những phân ngành nào? Nêu các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp này ở nước ta.
Gợi ý làm bài
a) Các phân ngành thuộc công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
– Chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, đường mía, chè, cà phê, rượu, bia, nước ngọt,…).
– Chế biến sản phẩm chăn nuôi (sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt và các sản phẩm từ thịt).
– Chế biến thủy, hải sản (nước mắm, muôi, tôm, cá,…).
b) Các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến lư<fnị> thực, thực phẩm ở nước ta
– Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú (từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản).
– Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong nước, ngoài nước).
– Lao động dồi dào, cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được tăng cường, chính sách phát triển,…
Câu 10. Tại sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
Gợi ý làm bài
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, vì:
* Có thế mạnh lâu dài
– Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú: nguyên liệu từ ngành trồng trọt, từ ngành chăn nuôi, từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản,…
– Có nguồn lao động dồi dào, rẻ tiền.
– Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
– Cơ sở vật chất – kĩ thuật phát triển với các nhà máy, xí nghiệp chế biến,…
* Mang lại hiệu quả kinh tế cao
– về kinh tế:
+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có nhiều ưu thế: vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh.
+ Hiện chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ câu ngành công nghiệp nước ta; đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng.
– Về xã hội:
+ Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sông nhân dân.
+ Tạo điều kiện công nghiệp hoá nông thôn.
* Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tê khác
– Thúc đẩy sự phát triển của các ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản,…
– Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuât hàng tiêu dùng, công nghiệp năng lượng, hoá chất, cơ khí, đẩy mạnh hoạt động thương mại.
Câu 11. Dựa vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên và nhận xét sự phân bốcác trung tâm công nghiệp lớn.
Gợi ý làm bài
– Các trung tâm công nghiệp lớn: Hải Phòng, Nha Trang, Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Cần Thơ, Cà Mau.
– Nhận xét:
+ Tập trung chủ yếu ở miền Nam; ít ở miền Bắc và miền Trung.
+ Gần nơi nguyên liệu phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn,…
Câu 12. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Kể tên 20 trung tâm công nghiệp có ngành thực phẩm.
b) Nhận xét và giải thích sự phân hô’ ngành công nghiệp thực phẩm của nước ta.
Gợi ý làm bài
a) Tên 20 trung tâm công nghiệp cỏ ngành thực phẩm:
– Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hạ Long, Mộc Châu, Nam Định, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, cần Thơ, Bến Tre, Sóc Trăng, Rạch Giá, Cà Mau,…
b) Nhận xét và giải thích
– Nhận xét: Phân bố chủ yếu ở các đô thị, tập trung ở đồng bằng, ven biển.
– Giải thích:
+ Thị trường tiêu thụ lớn. Nguồn lao động dồi dào.
+ Nguồn nguyên liệu phong phú.
Các bài tập cùng chuyên mục:
Tuyển tập câu hỏi dành cho học sinh giỏi xoay quanh chủ đề ‘Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm’- Địa 12 (Phần 1)
Tuyển tập câu hỏi dành cho học sinh giỏi xoay quanh chủ đề ‘Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm’- Địa 12 (Phần 2)
Tuyển tập câu hỏi dành cho học sinh giỏi xoay quanh chủ đề ‘Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm’- Địa 12 (Phần 3)
Tuyển tập câu hỏi dành cho học sinh giỏi xoay quanh chủ đề ‘Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm’- Địa 12 (Phần 4)