Home / Tài liệu môn Ngữ văn / Văn mẫu hay lớp 7 / Viết một bài văn thuyết phục bạn cố gắng học tập

Viết một bài văn thuyết phục bạn cố gắng học tập

Viết một bài văn thuyết phục bạn cố gắng học tập

Hướng dẫn

BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 7 ĐỀ 1 VIẾT BÀI VĂN ĐỂ THUYẾT PHỤC BẠN HỌC TẬP

Học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với tương lai, sự nghiệp của mỗi người. Nhưng trên thực tế vẫn còn một số bạn lơ là chưa có ý thức học tập. Vì thế nhày xưa, ông cha ta đã từng dạy: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”

Quả đúng là như vậy, việc học rất quan trọng đối với mỗi chúng ta. Vậy học là gì? Học chính là quá trình lĩnh hội, tiếp thu kiến thức thông qua việc học tập ở trường và ngoài xã hội. Chúng ta có thể học thông qua thầy cô, bạn bè, người thân, học qua việc đọc sách, nghiên cứu. Ai sinh ra và lớn lên đều mong muốn sau này có việc làm tốt, làm những việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Muốn làm được việc đó thì cần phải có tri thức. Muốn có tri thức cần phải chăm chỉ học tập, tích lũy kiến thức cần thiết. Việc học tập là một quá trình lâu dài, từng bước từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến nâng cao, nên chúng ta cần chăm chỉ học tập từ khi cắp sách tới trường. Mười hai năm học cung cấp cho chúng ta những kiến thức toàn diện về các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,…Nếu chúng ta không chăm chỉ học tập, thì sau này, chúng ta sẽ không thể lựa chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp, dẫn đến một tương lai không tươi đẹp, con đường phía trước sẽ vô cùng gian lao và khó khăn.

Thực tế đã chứng minh có rất nhiều bạn không chăm chỉ học tập nên khi trưởng thành cảm thấy hối tiếc và hối hận vì khi còn trẻ đã không chịu khó học tập, tích lũy kiến thức. Những người đó đến khi trưởng thành không có việc làm ổn định, đời sống bấp bênh, thậm chí còn sa vào chơi bời nghiện ngập, đến khi hối hận thì đã quá muộn. Không những họ không làm gì cho xã hội mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình và cho cả xã hội. Vì thế ông cha ta đã từng nói: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Đó là lời dạy hoàn toàn đúng đắn và còn có ý nghĩa đến tận ngày nay và mai sau.

>> Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà

Trong thực tế không phải là có ít những tấm gương học tập tiêu biểu. Một trong số đó không thể không kể đến chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tự vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Sinh ra trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, bị thực dân Pháp và ách phong kiến đô hộ, chàng thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Người làm tất cả các nghề để kiếm sống, từ phụ bếp trên tàu đến phụ bếp trong khách sạn, dọn tuyết ngoài đường, đí đến các nước Á Phi, Mỹ La Tinh. Bác có thể viết và đọc thành thạo nhiều thứ tiếng. Điều đó chứng tỏ Người đã phải nỗ lực để học tập, rèn luyện, tích lũy kiến thức. Bác Hồ – vị chủ tịch kính yêu của dân tộc chính là một tấm gương sáng cho con cháu mai sau. Ngoài Bác Hồ, một tấm gương không chỉ sáng trong học tập mà còn sáng lên ở ý chí đấu tranh vượt qua khó khăn, đó là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Ngay từ bé, thầy đã bị liệt cả hai tay nên phải luyện viết bằng chân. Những ngày đầu tập viết, chuyện này không hề đơn giản, nhưng thầy đã không bỏ cuộc giữa chừng. Thầy không những kiên trì mà còn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân và trở thành thầy giáo, người con ưu tú của mảnh đất học Thành Nam – Nam Định.

Việc học tập đòi hỏi phải có tính khoa học và sáng tạo, phải biết vận dụng tri thức của mình vào thực tế cuộc sống. Học không chỉ học lý thuyết mà còn cần kết hợp với thực hành và rèn luyện. Cánh cửa duy nhất mở ra tương lai tương sáng chỉ có thể là cách học khoa học, hiệu quả, và chìa khóa để mở cánh cửa đó là tri thức. Vì vậy nếu không chịu khó học tập, thì ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay thì việc học tập càng trở nên cần thiết và quan trọng vô cùng. Nhờ học tập mà chúng ta có thể đóng góp cho đất nước, giúp cho đất nước Việt Nam nhỏ bé có thể phát triển hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Còn nếu không học, ta sẽ tự loại mình khỏi vòng quay của xã hội, trở thành một người vô ích.

>> Xem thêm:  Bài viết số 6 lớp 7, tập làm văn lớp 7

Đúng như lời khuyên của ông cha ta: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Muốn phát triển, chúng ta cần không ngừng rèn luyện, nỗ lực, trau dồi kiến thức, để không chỉ giúp ích cho bản thân mà còn cho gia đình và cả xã hội.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2: ÍT LÂU NAY, MỘT SỐ BẠN TRONG LỚP CÓ PHẦN LƠ LÀ HỌC TẬP. EM HÃY VIẾT MỘT BÀI VĂN ĐỂ THUYẾT PHỤC BẠN HỌC TẬP.

“ Học, học nữa, học mãi”, đó là lời nhắc nhở muôn đời đối với thế hệ trẻ chúng ta. Việc học không chỉ được thực hiện khi chúng ta ngồi trên ghế nhà trường mà còn theo ta trên suốt hành trình của cuộc đời. Vậy mà ngay từ khi còn trẻ nhiều bạn đã bỏ bê, lơ là học tập, các bạn đâu biết rằng nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

Học là quá trình tìm tòi sáng tạo, lĩnh hội tri thức của loài người để hiểu biết về thế giới xung quanh, để bản thân không bị lạc hậu trong xã hội hiện đại. Có thể nói rằng người không học là người không có tương lai. Bởi dù bạn làm bất kì công việc gì bạn cũng cần phải có đầy đủ kiến thức về lĩnh vực đó. Một bác sĩ không thể khám chữa bệnh cho bệnh nhân nếu không có kiến thức về bệnh lý. Một giáo viên không thể giảng dạy cho học sinh nếu không có kiến thức về chuyên môn… Học không chỉ để hoàn thiện bản thân mình mà học còn để giúp người, để cống hiến cho xã hội. Con người sống là phải có mục đích, có lý tưởng tốt đẹp. Nếu không học, không có kiến thức về đời sống thì con người đó luôn là kẻ thụt lùi, ăn bám xã hội, không giúp ích được gì cho đời.

Tuổi trẻ là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời con người. Khi còn trẻ ta tiếp thu tri thức nhanh hơn vì ta chưa phải vướng bận gì nhiều về công việc hay gia đình. Những kiến thức ta thu nhặt được ở phổ thông là gốc rễ, là cơ sở và trở thành hành trang giúp ta gặt hái được thành công trong tương lai. Nếu không có một nền tảng vững chắc thì tương lai của chúng ta sẽ không vững bền.

>> Xem thêm:  Cảm xúc về con vật nuôi lớp 7 - Bài văn nêu cảm xúc về con mèo nhà em hay nhất

Từ xa xưa, ông cha ta đã coi trọng việc học. Thời trung đại, Nho học được được giảng dạy nhằm hướng con người ta đến những điều hay lẽ phải. Người được làm quan, được người đời nể phục nhất định phải là một người có học thức. Phụ nữ thời xưa vì không được học nên phải chịu số phận con sâu cái kiến, không được hưởng một niềm hạnh phúc trọn vẹn.

Đến những năm tháng khó khăn trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, Bác Hồ cũng đã nhắc nhở dân ta phải diệt ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Chỉ khi có tri thức ta mới được giác ngộ và được nhận thức đúng đắn về cách mạng, về hòa bình độc lập.

Vậy mà ngày nay nhiều bạn trẻ đã đánh mất đi truyền thống hiếu học quý báu ấy của dân tộc. Cuộc sống hiện đại có vô vàn những điều thú vị mới mẻ nhưng cũng có vô vàn những cám dỗ. Vì được hưởng một cuộc sống đủ đầy nên sinh ra thói thực dụng, lười biếng, ỷ lại. Các bạn chưa xác định được mục đích học tập là gì nên không đề cao việc học. Nhiều bạn còn sa đà vào trò chơi điện tử, sâu thêm nữa là tệ nạn xã hội. Đó là những việc làm vô bổ, hủy hoại tương lai của bản thân, gia đình và xã hội.

Vì thế thế hệ trẻ chúng ta phải có bổn phận trách nhiệm với việc học hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Say mê, tìm tòi học hỏi là những phẩm chất cần có của mỗi học sinh. Nhưng học không phải là ngồi lì một chỗ dán mắt vào sách để học thuộc những lý thuyết những công thức khô khan mà việc học của chúng ta nên đi đôi với thực hành, trải nghiệm. Điều này làm cho việc học tập vừa thú vị vừa hiệu quả hơn.

Tri thức là cánh cửa đưa chúng ta tới thành công. Tương lai của bạn được sắp xếp thế nào, tất cả phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của bạn! Là học sinh dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa, là những chủ nhân tương lai của tổ quốc, bạn cần biết trách nhiệm học tập của mình để giúp ích cho xã hội và cho chính bản thân mình.

Check Also

nu sinh dak lak xin1115 040129 310x165 - Dàn ý chứng minh " Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên" chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh ” Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên” chi tiết đầy đủ

Bác Hồ với dân tộc là một vị lãnh tụ tài ba, đáng kính. Còn với …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *