Home / Tài liệu môn Ngữ văn / Văn mẫu hay lớp 7 / Ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay

Ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay

Ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay

ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ SỐNG CHẾT MẶC BAY SỐ 1

“Sống chết mặc bay” – nhan đề tác phẩm của Phạm Duy Tốn hẳn đã để lại trong người đọc chúng ta ấn tượng sâu sắc khó phai. Nhan đề ấy được lấy từ câu tục ngữ: “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” – một câu tục ngữ mang hàm ý phê phán cùng mỉa mai những con người hám lợi, vô lương tâm mặc kệ người khác. Phạm Duy Tốn chỉ lấy vế đầu của câu tục ngữ, khiến nhan đề càng thêm sâu sắc, mang ý nghĩa khái quát rộng hơn rất nhiều so với câu tục ngữ ban đầu. Bởi “sống chết mặc bay” không chỉ đơn giản là thái độ đáng khinh miệt với đám quan tham, chỉ ham mê thú vui cờ bạc, giữa đêm bão lũ mặc kệ dân tình mà cùng đám người của mình chơi tổ tôm trong tác phẩm mà còn muốn nói ra rộng hơn nữa giới là quan trên, mang danh quan phụ mẫu, phải chăm lo đời sống của người dân, đem lại hạnh phúc và công bằng ấy nhưng lại không hề thực hiện. Bọn chúng chỉ ham lợi cho riêng mình, có tiền mới để ý tới, không có gì quan trọng hơn là bản thân được vui vẻ. Nhan đề dường như còn mang theo thái độ thờ ơ, mặc kệ, khiến ta không khỏi hình dung tới hình ảnh một đám quan phụ mẫu phía trên, mặt vô cảm nhìn đám dân đen vất vả, sống chết không rõ ra sao, phất tay quay lưng đi. Phạm Duy Tốn chỉ dùng tới 4 chữ, nhưng lại mở ra được cả một khung cảnh sống đáng thương của người dân ta, cách làm việc đáng lên án của đám quan lại lúc bấy giờ; đồng thời gợi được sự tò mò cho bạn đọc về tác phẩm phía sau nhan đề ấy. Thật sâu sắc và tuyệt làm sao!

>> Xem thêm:  [Văn 7] Dàn ý chi tiết biểu cảm về món quà tuổi thơ

ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ SỐNG CHẾT MẶC BAY SỐ 2

Tác phẩm của Phạm Duy Tốn được coi là những bông hoa đầu mùa mở đầu cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Bởi vậy, có thể nói, nhan đề các tác phẩm của ông cũng mang đậm những ý nghĩa sâu sắc gửi gắm tới bạn đọc. “Sống chết mặc bay” là một nhan đề như vậy. Nhan đề tác phẩm đã gợi ra được phần nào cho người đọc hình dung về chủ đề, tư tưởng mà tác giả muốn đề cập tới. 4 chữ “sống chết mặc bay” mang theo thái độ thờ ơ vô cảm, mặc kệ mạng sống của người khác, không khỏi làm ta thấy ớn lạnh nhân tâm, lòng người đáng sợ. Đi sâu tìm hiểu, Phạm Duy Tốn đã thông qua nhan đề ấy giúp ta hiểu sâu hơn về một xã hội suy tàn, đáng lên án với những bậc quan phụ mẫu không lo lắng cho tính mạng của con dân, chỉ ham vui hám lợi cho mình. Giữa tiếng kêu khóc than thảm thiết đêm khuya, mưa gió bão bùng, nước không ngừng tràn vào, đê vỡ thì các bậc quan, thầy lại tụ tập tổ tôm, xóc đĩa. Hai không gian đối lập hoàn toàn, một bên là cao sang quyền quý, một bên là đau khổ lầm than, khiến người đọc bất bình không thôi. Với nhan đề này, tác giả đã lên án bọn quan lại ích kỷ chỉ biết nghĩ đến chính mình, làm quan nhưng không xứng với danh quan, đồng thời thể hiện niềm xót thương cho số phận của những con dân khốn khổ ngoài kia. Nhan đề đã xoáy sâu vào lòng người đọc, để lại trong ta ấn tượng và những suy ngẫm đáng nhớ.

>> Xem thêm:  Phân tích Chinh Phụ Ngâm

Check Also

1e2e7fa24ea378d32ed0630dc6f80716 1 310x165 - Tả cây phượng lớp 7 hay nhất

Tả cây phượng lớp 7 hay nhất

Tả cây phượng lớp 7 hay nhất Hướng dẫn BÀI VĂN MẪU SỐ 1 TẢ …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *