Home / Tài liệu môn Lịch sử / Lịch sử lớp 10 / Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10 / Câu hỏi ôn tập bài 10: Các nước Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX – Lịch sử 10

Câu hỏi ôn tập bài 10: Các nước Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX – Lịch sử 10

Câu 1. Trình bày điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

Gợi ý làm bài

Điều kiện tự nhiên:

+ Khu vực Đông Nam Á hiện nay bao gồm 11 nước. Do vị vị địa lí của mình, Đông Nam Á nhìn chung có khí hậu nóng, ẩm. Hoạt động gió mùa đã tạo nên ở đây hai mùa tương đóì rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

+ Gió mùa kèm theo mứa đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong sinh hoạt và trồng trọt, tạo nên những cÁnh rừng nhiệt đới rất phong phú về thực vật và động vật.

+ Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị và hương liệu như hồ tiêu, sa nhân, đậu khâu, hồi, quế,., và cây lương thực đặc trứng là cây lúa nước.

+ Dọ những điều kiện địa lí của khu vực, sự đẤn xen của núi, đồi, sống, biểĩWđã tạo nên những vùng nhỏ với cánh quan đa dạng, vừa có đồi núi, rừng, vừa có biển, đồng bằng,…

Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho bước đi đầu tiên của con người: địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng phong phú về nguồn thức ăn, đã tạo ra không giẤn thuận lợi cho cuộc sống củạ người thời cổ.

Điều kiện kinh tế:

+ Ngay từ thời đồ đá, người ta đã tìm thây dấu vết cư trú của con người ở hầu khắp các nước Đông Nam Á.

+ Những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á biết sử dụng đồ sắt. Với đồ sắt, các dân tộc Đông Nam Á bắt đầu đứng trước “ngưởng cửa” của xã hội có giai cấp và nhà nước.

+ Nông nghiệp là ngành sán xuất chính, đặc biệt là sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa nước; ở mỗi nước đã hình thành một số nghề thủ công truyền thống như dệt, làm đồ gôni, đúc đồng và sắt,… Việc buôn ban theo đưởng biển rất phát đạt. Một số” thành thị i hái cấng ra đởi và hoạt động nhộn nhịp như: Óc Eo (An Giang- Việt Nam), Ta-ko-la (ban đáo Mã Lai),…

+ Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đởi của hàng loạt quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á, gắn với tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn.

*             Điều kiện văn hóa:

Sự ra đởi các quốc gia cổ Đông Nam Á còn gắn liền với việc tiếp thu ánh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc. Đồng thời, giữa các tiểu quốc với nhau vẫn thưởng xuyên có môi liên hệ, trao đói văn hóa và sán phẩm trên cơ sở phát triển bản sắc văn hóa riêng của mỗi tiểu quốc, mỗi dân tộc.

–              Từ khoáng đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, hàng loạt quốc gia sơ kì đã được hình thành và phát triển ở khu vực phía nam Đông Nam Á.

+ Vùng Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay có Vương quốc Chamipa, vùng hạ lưu sống Mê Công có quốc gia Phù Nam.

+ Lưu vực sông  Mê Nam và sống I-ra-oa-đi là địa bàn sinh tụ của người Môn. Họ đã thành lập các tiểu quốc như Xích Thổ, Đva-ra-va-ti, Ha-ri-pun-giay-a.

+ Tại lưu vực sống I-ra-oa-đi, xuất hiện các vương quốc Sri Kseiưa (của người Pyu), Thaitơn và Pêigu (của người Môn).

+ Trên ban đáo Mã Lai có các vương quốc Kê-đa, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic.

+ Ở lãnh thổ của In-do-ne-xi-a đã hình thành các tiểu quốc Ta-ru-na, Can-to-li, Ka-lin-ga, Ma-lay-u.

+ Trong số các quốc gia đó, nổi bật là Vương quốc Phù Nam, xuất hiện khoáng thế kỉ I và tồn tại đến cuối thế kỉ Vi với 13 đởi vua, đã chinh phục nhiều nước ở Đông Nam Á lục địa, làm chủ một vùng rộng lớn, phát ưiển kinh tế giàu có, thịnh vượng.

Câu 2. Hãy lập bảng biểu về quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Nêu đặc điểm chung của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á trong quá trình hình thành và phát triển. Hiện nay ở Đông Nam Á cổ bao nhiêu quốc gia, nêu tên thủ đô những quốc gia đó? Nêu khái quát về tổ chức liên minh kinh tế  chính trị lớn nhất ở Đông Nam Á mà em biết.

Gợi ý làm bài

Bảng biểu về quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

Giai đoạn Quá trình hình thành các nước Đông Nam Á
Khoảng từ thế kỉ I-VII, quốc gia còn nhỏ, phân tán –              Vương quốc Chamipa (Trung Bộ Việt Nam), Vương

quốc Phù Nam (hạ lưu sống Mê Công).

–              Các vương quốc ở hạ lưu sống Mê Nam và ưên các

đáo của In-do-ne-xi-a.

Khoáng từ thế kỉ VII đến nửa đầu thế kỉ X: thời kì hình       thành các

quốc gia phong kiến “dân tộc”

Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơime, các vương quốc của người Môn và Miến ở hạ lưu sống Mê Nam của người In-do-ne-xi-a ở Xu-ma-tơ-roa và Gia-va,…

—> làm đà cho sự phát triển vào giai đoạn sau.

Khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII: là thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á –              In-do-ne-xi-a thống nhất dưới Vương triều Môigiôi paihít hùng mạnh trong 3 thế kỉ (121311527).

–              Từ thế kỉ iX, Vương quốc Cam-pu-chia bước vào thời kì Ăng-co huy hoàng.

– Trên lưu vực sống I-ra-oa-đi, từ giữa thế kỉ Xi, quốc gia Pa-gan ở miền Trung đã mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc gia khác, thống nhất lãnh thổ, mà đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.

Vương quốc Ma-lắc-ca: giữa thế kỉ XV, 6 tiểu quốc Ma-lai-xi-a hợp thành Vương quốc Ma-lắc-ca. Những biến động ở Đông Nam Á do sự  tấn công của nhà Nguyên: làn sóng xâm lăng của quân Nguyên xuống Đông Nam Á đã tạo nên những “xáo trộn” nhất định trong khu vực.

–              Do bị dồn đẩy, một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công, đã di cư ồ ạt Ị xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam, lập nên Vương quốc Su-khô-thay và Aiútithayia. Năm 1349, quốc vương Aiútithayia đem quân uy hiếp và bắt Su-khô-thay phải thần phục. Đến năm 1767 được đổi thành nhà nước Xiêm.

– Một bộ phận khác của người Thái đến định cư ở vùng trung lưu sông Mê Công (người Lào Lùm), hòa nhập với cư dân bản địa ở đây (người Lào Thơng). Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất các bộ lạc Lào lập nên Ị Vương quốc Lan Xang (Triệu Voi).

Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XiX Bước vào thời kì suy thoái và lần lượt bị thực dân phương Tây đô hộ.

b) Đặc điểm chung của qụá trình hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thời kì này là: thống nhất các nước nhỏ thành nước lớn.

–              Hiện nay ở Đông Nam Á có 11 quốc gia.

– Tên thủ đô của những quốc gia đó: Hà Nội (Việt Nam), Viêng Chăn (Lào), PhNôm-pênh (Cam-pu-chia), Băng Cốc (Thái Lan), Y-an-gun (Mi-an-ma), Của-la-Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Gia-các-ta (In-do-ne-xi-a), Ma-ni-la (Phi-lip-pin), Bani đa Bê-ga-oan (Bru-nây), Xin-ga-po (Xin-ga-po), Đi-li (Đông Ti-mo).

-Khái quát về tổ chức liên minh kinh tếi chính trị lớn nhất ở Đông Nam Á:

+ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Ánh là ASEAN).

+ Ra đởi thang 81 1967 tại Băng Cốc (Thái Lan).

+ Ban đầu gồm 5 nước: Thái Lan, In-do-ne-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po.

+ Trụ sở ASEAN đặt ở Gia-các-ta (In-do-ne-xi-a).

+ Năm 1984 kết nạp Bru-nây, năm 1995: Việt Nam, năm 1997: Mi-an-ma và Lào, năm 1999: Cam-pu-chia.

+ Mục tiêu chính của ASEAN:

  • Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
  • Giảiquyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khôi nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.
>> Xem thêm:  Câu hỏi ôn tập bài 20: Ôn tập lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại - Lịch sử 10

=> Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Câu 3. Trình bày sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á. Nêu những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

Gợi ý làm bài

a) Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á:

–              Từ thế kỉ VII đến nửa đầu thế kỉ X là thời kì hình thành các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á như vương quốc Gamipuichia của người Khơ-me, các vương quốc của người Môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, của người In-do-ne-xi-a ở Xu-ma-tơ-roa và Gia-va,…

–              Từ khoáng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển của các qucíc gia phong kiến Đông Nam Á.

+ In-do-ne-xi-a thống nhất dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít hùng mạnhtrong ba thế kỉ (1213-1527).

+ Trên ban đáo Đông Dương, ngoài các quốc gia Đại Việt và Chamipa, vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ IX cũng bước vào thời kì Ăng-co huy hoàng.

+ Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi từ giữa thế kỉ XI, quốc gia Pa-gan ở miền Trung đã thống nhất lãnh thổ, mà đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.

+ Thế kỉ XIV, thống nhất các tiểu quốc lập ra Vương quốc Thái.

+ Giữa thế kỉ XiV, Vương quốc Lan Xang được thành lập.

b) Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

–              Kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên. Từ thời cổ, Cham-pa đã nổi tiếng về gỗ trầm hương; Cam-pu-chia về cá và các loại cây ăn quả; In-do-ne-xi-a về hồ tiêu, hương liệu và dừa; Mã Lai về hương liệu. Các hải cảng của người Cham-pa, Khơ-me, Mã Lai, In-do-ne-xi-a đã trở thành những điểm dừng chân và buôn bán của thương nhân nhiều nước.

–              Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

–              Văn hóa: các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa nhân loại những giá trị tinh thần độc đáo.

Câu 4. Trình bày khái quát quát trình hình thành và phát triển của các nước Đông Nam Á (từ đầu Công nguyên đến thế kỉ XiX)

Gợi ý làm bài

a) Sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á:

-Khoảng đầu Công nguyên đến thế kỉ VII hàng loạt quốc gia sơ kì đã được hình thành và phát triển ở khu vực phía nam của Đông Nam Á (Vương quốc Cham-pa, quốc gia Phù Nam; các tiểu quốc Xích Thổ, Đva-ra-va-ti, Ha-ri-pun-giay-a; các vương quốc Sri Kse-tra, Tha-tơn và Pê-gu; các vương quốc Kê-đa, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic; các tiểu quốc Ta-ru-na, Can-to-li, Sri Vi-giây-a, Ka-lin-ga, Ma-lay-u).

– Nổi bật là Vương quốc Phù Nam, xuất hiện khoáng thế kỉ i và tồn tại đến cuô”i thế kỉ Vi với 13 đởi vua, đâ chinh phục nhiềù nước ở Đông Nam Á lục địa, làm chủ một vùng rộng lớn, phát triển kinh tế giàu có, thịnh vượng.

b) Sự hình thành và phát triển của các quốc giạ phong kiến Đông Nam Á:

*             Thời kì hình thành và bước đầu phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

–              Từ thế kỉ VII đên nửa đầu thế kỉ X là thời kì hình thành các quốc gia phong kien Đong Nam A. Đây là giai đoạn các nước nhỏ hình thành theo địa vực tự nhiên hợp nhất lại theo tộc người, hình thành các quốc gia phong kiến và bước đầu phát triển trong những thế kỉ X -XIII.

+ Từ thế kỉ IX, Cam-pu-chia bât đâu bước vào thời kì Ăng-co huy hoàng trở thánh mọt trong nhưng vương CỊUOC mạnh và hâĩĩi chiến trận nhất trong khu vực Dưới thời GiayiaivácimẤn VII (1181 i 1201), quan Cam-pu-chia đã xâm chiếm Chamipa, thu phục vùng trung và hạ lưu sông Mê Nam, tiến tới gần Viêng Chăn ngày nay. về phía tây, GiayiaivácimẤn VII tiến đánh vương quốc của người Môn là Ha-ri-pun-giay-a, chiếm toàn bộ miền Bắc ban đáo Mã Lai.

+ Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, từ thế kỉ iX, người Miến đã lập nên Vương quốc Pa-gan. Năm 1057, vua Ainôiraitha của Pa-gan đem quan chinh phục Pêigu và Thaitơn cùng nhiều tiểu quốc khác, thống nhất lãnh thổ, mà đầu cho thời kì phát triển của Vương quốc Pa-gan. Tuy nhiên, Pa-gan chỉ tồn tại đến năm 1283 thì bị quan Nguyên xâm lược và thống trị.

+ ở khu vực Đông Nam Á hải đảo, năm 907, Ma-ta-ram dưới triều vua Êirơi laniga phát triển cực thịnh, thống nhất cả hai đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-roa, mà đầu cho thời kì hoàng kim của vương triều Mô-giô-pa-hít.

Cuối cùng, mỗi vương quốc được xác lập đều là một quốc gia có một tộc người đa số làm nòng cốt dựa trên nền kinh tế vững chắc và nền văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

*             Thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

–              Thế kỉ XIII, sau khi xâm lược Trung Quốc, quan Mông cổ đã lập nên nhà Nguyên và tấn công xuống Đông Nam Á. Ở Đông Nam Á, quan Nguyên đã ba lần tấn công Đại Việt, năm lần vào Mi-an-ma, đánh xuống Chamipa, Cam-pu-chia và Gia-va (In-do-ne-xi-a) trong suốt thế kỉ XIII.

-Một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công, đã di CƯ ồ ạt xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam, lập nên Vương quốc Su-khô-thay và A-út-thay-a. Năm 1349, quốc vương A-út-thay-a đem quan uy hiếp và bắt Su-khô-thay phải thuần phục. Từ đó, A-út-thay-a trở thành một quốc gia thống nhất và là giai đoạn phát triển thịnh vượng của chế độ phong kiến Thái, đến năm 1767 được đổi thành nhà nước Xiêm.

-Một bộ phận khác của người Thái đến vùng trung lưu sông Mê Công, hòa nhập với dân cư bản địa ở đây, lập nên Vương quốc Lan Xang năm 1353. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên đã thúc đẩy sự liên kết giữa các quốc gia và các tộc người trong mỗi quốc gia, đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển thịnh đạt trong nhiều thế kỉ sau đó.

–              Thế kỉ XVI, Mi-an-ma cũng được thống nhất lại dưới Vương triều Tônigu và tiếp tục phát triển, trở thành một trong những vương quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á suốt hai thế kỉ tiếp theo.

–              Ở In-do-ne-xi-a, sau chiến thắng quan Nguyên, Vương triều Mô-giô-pa-hít đã không ngừng lớn mạnh trong suốt ba thế kỉ (XIII – XVI) bao gồm hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc có “sản phẩm quý, đứng hàng thứ hai sau Airập”.

–              Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:

+ Kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khá năng cung cấp một khôi lượng lđn lương thực, thực phẩm, các sán phẩm thủ công và những sán vật thiên nhiên.

+ Văn hóa: Được hình thành, gắn liền với quá trình xác lập các “quốc gia dân tộc”. Sau một thời giẤn tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa nhân loại những giá trị tinh thần độc đáo.

*             Thời kì suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

_ Từ nửa sau thế kỉ XVIII, Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái. Tuy nhiên, sự suy thoái diễn ra không đồng đều về mặt thời giẤn ở các quốc gia. Ở Cam-pu-chia, quá trình này bắt đầu sớm hơn, khoáng thế kỉ XIII, Chamipa từ thế kỉ XV.

–              Nguyên nhân sâu xa của tình trạng suy thoái bắt nguồn ngay trong lòng chế độ phong kiến ở mỗi quốc gia. Nền kinh tế phong kiến đã trở nên lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Chính quyền chuyên chế không chăm lo tới sự phát triển kinh tế đất nước nhất là công việc trị thủy, mà chỉ tiêu hao sức người, sức của vào những cuộc chiến trÁnh nhằm mà rộng lãnh thổ và quyền lực của mình,…

–              Từ những hoạt động buôn ban và truyền giáo, các nước thực dân phương Tây chuyển sáng chính sách xâm lược, và lần lượt biến nơi này thành thuộc địa.

+ Năm 1511, Bồ Đào Nha chiếm Ma-lắc-ca i cửa ngõ vùng biển của Đông Nam A, mà đầu quá trình xâm lược của Gác nước thực dân vào khu vực này.

+ Hà Lan lập những thương điếm ở Giaicácita và vùng phụ cận, Ánh chinh phục Mi-an-ma và dần dần xâm nhập vào Xiêm. Cuối thế kỉ XiX, Pháp tiến hành xâm lược ba nước Việt Nam i Lào i Cam-pu-chia. Phi-lip-pin bị Tây Ban Nha, và sau đó là Mĩ, chiếm đóng.

Như vậy, hâu hêt các nước Đông Nam Á lần lượt rơi vàò tay thực dân phương Tây. Xiêm tuy vẫn duy trì được nền độc lập, nhưng đã phẵi kí hàng loạt hiệp ước nhựợng bộ với Ánh, Pháp, Hà Lan, Mĩ,…

Câu 5. Chứng minh rằng: Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII là giai đoạn phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Cho biết nguyên nhân của sự phát triển thịnh đạt đó.

Gợi ý làm bài

a) Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII là giai đoạn phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

Các quốc gia tiêu biểu: Đại Việt, Ăng-co, Pa-gan, Su-khô-thay và A-út-thay-a, Lan Xang, Mô-giô-pa-hít,…

Biểu hiện:

–              Kinh tế:

Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khá năng cung cấp một khôi lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sán phẩm thủ công và những sán vật thiên nhiên.

+ In-do-ne-xi-a nổi tiếng về hồ tiêu, hương liệu và dừa.

+ Mã Lai nổi tiếng về hương liệu.

+ Cam-pu-chia có nhiều cá và các loại cây ăn quá.

+ Chamipa đã nổi tiếng về gỗ trầm hương.

Ngoài ra, hoạt động thương mại cũng rất phát triển. Các hái cấng của người Chamipa, Khơime, Mã Lai* In-do-ne-xi-a đã trở thành những điểm đừng chấn và buôn ban của thương nhân nhiều nước.

–              Chính trị:

+ Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

+ Quá trình đánh chiếm lẫn nhau dẫn đến việc mà rộng lãnh thổ.

–              Văn hóa: phong phú, đa dạng, các dân tộc Đông Nam Á đã  xây  dựng được

nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng  văn hóa  loài   người những giá trị tinh thần độc đáo.

+ Chữ viết: chữ Khơ-me cổ, chữ Chăm cổ.

+ Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng: Bốirôibuiđua ở In-do-ne-xi-a, khu đền Ăngico Vát và Ăng-co Thom ở Cam-pu-chia, Thạt Luổng ở Lào, thấp Chăm ở Việt Nam,…

b) Nguyên nhân của sự phát triển thịnh đạt:

Do có những chính sách tiến bộ, sự quan tâm của nhà nước phong kiến đến đởi sống nhân dân,..

Ví dụ: Ở thời Lý i Trần chú trọng phát triển nông nghiệp, thương nghiệp như đắp đê, khuyến khích khai hoẤng, lập cấng Văn Đồn,…

Câu 6. Nêu những nét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị và tư tưởng văn hóa của các quốc gia trong vùng Đông Nam Á từ khi lập quốc.

Gợi ý làm bài

Điều kiện tự nhiên:

+ Động Nam Á nhìn chung có khí hậu nóng, ẩm. Hoạt động gió mùa đã tạo nên ở đấy hai mùa tương đói rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

+ Có rừng nhiệt đới phát triển với thành phần loài động, thực vật rất phong phú; là quê hương của những cây gia vị và hương.liệu (hồ tiêu, sa nhân, đậu khế, hồi, quế,.„x cây lương thực đặc trưng là cây lúa nước.

+ Địa hình Đông Nam Á bị chia cắt nhỏ và mÁnh mún với sự đẤn xen của núi, đồi, sống, biển,…; hầu hết căc nước trong khu vực đều giáp biển (ưừ Lào).

–              Kinh tế:

+ Đầu Công nguyên, đồ sắt xuất hiện, các dân tộc Đông Nam Á bắt đầu đứng trước “ngưởng cửa” của xã hội có giai cấp và nhà nước.

+ Nông nghiệp là ngành sán xuất chính, nhưng mỗi nước đã hình thành một số nghề thủ công truyền thống như dệt, làm đồ gốm, đúc đồng và sắt,… Việc buôn ban theo đưởng biển rất phát đạt. Một số thành thị i hái cấng ra đởi và hoạt động nhộn nhịp như Óc Eo (Ấn GiẤng i Việt Nam), Ta-ko-la (ban đáo Mã Lai),…

–              Chính trị:

+ Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, hình thành và phát ưiển các quốc gia cổ Đông Nam Á; là những quốc gia nhỏ, phân tấn trên các địa bàn hẹp.

+ Từ thế kỉ VII – X, thời kì hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc ở Đông Nam Á. Các vương quốc phát triển, đem quan đánh chiếm, thống nhất thành các vương quốc lớn.

+ Từ thế kỉ X – XVIII, là thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á.

-Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XiX, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á suy yếu và bị một số” nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

-Tư tưởng văn hóa:

+ Chịu ánh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.

+ Môi dân tộc đã xây dựng được cho mình một nền văn hóa riêng, độc đáo. Câu 7. Lập báng tóm tắt các giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XiX.

Gợi ý làm bài

Bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của khu vực

Niên đại Nội dung chính
Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII Hình thành và phát triển các quốc gia cổ Đông Nam Á
Thế kỉ VII – X Thời kì hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc ở Đông Nam Á
Thế kỉ X – XIII Bước đầu phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Thế kỉ XIII – XVIII Thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á
Nửa sau thế kỉ XVIII  đến giữa thế kỉ XIX Thời kì suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Câu 8. Kể tên nước và thủ đô của các nước Đông Nam Á. Cho biết tên gọi, sự ra đời và năm gia nhập các nước thành viên của liên minh chính trị i kinh tế lớn nhất ở Đông Nam Á hiện nay.

Gợi ý làm bài

a) Tên nước và thử đô của các nước Đông Nam Á:

b) Tên gọi, sự ra đời, năm gia nhập các nước thành viên của liên minh chính trị kinh tế lớn nhất ở Đông Nam Á hiện nay:

*             Tổ chức liên minh chính trị i kinh tế lớn nhất ở Đông Nam Á hiện nay là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN).

–              Sự ra đởi và phát triển:

+ Năm 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), 5 nước: Thái Lan, in-do-ne-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po đã kí kết tuyên bố vê việc thành lập “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” viết tắt là ASEAN. Trụ sở ASEAN đặt ở Gia-các-ta (ini đôinêixiia).

+ Số lượng thành viên của ASEAN ngày càng tăng: năm 1984 kết nạp Bru-nây, năm 1995: Việt Nam, năm 1997: Mi-an-ma và Lào, năm 1999: Cam-pu-chia.

Câu 9. Thời kì phong kiến, ở Đông Nam Á đã hình thành những vương quốc nào? Hãy trình bày quá trình hình thành và đặc điểm của các vương quốc này.

 Gợi ý làm bài

>> Xem thêm:  Câu hỏi ôn tập bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông - Lịch sử 10

a) Các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á:

(Gia-va) In-do-ne-xi-a; (Ma-lắc-ca) Ma-lai-xi-a; (Pa-gan) Mi-an-ma; Thái Lan, Cam-pu-chia; (Lan XẤng) Lào; (Đại Việt) Việt Nam.

b) Quá trình hình thành và đặc điểm:

–              In-do-ne-xi-a: tứ thế kỉ VI  đến thế kỉ XIII diễn ra quá trình thống nhất các nước nhỏ trên các đảo lớn ở Gia-va và Xu-ma-tơ-roa. Vào cuối thế kỉ XIII, Giai va chinh phục Xu-ma-tơ-roa và các đảo nhỏ xung quanh, thống nhất thành vương quốc in-dô-ne-xi-a mà người nước ngoài quen gọi là Gia-va.

_Vương quốc Ma-lắc-ca: từ đầu thế kỉ XV, các nước nhỏ trên ban đảo Mã Lai đấu tranh tách khỏi ánh hưởng của Xu-ma-tơ-roa, trong đó Ma-lắc-ca đi tiên phong. Giữa thế kỉ XV, sáu tiểu quốc Mã Lai hợp thành vương quốc Ma-lắc-ca. Ma-lắc-ca là tiền thân của Ma-lai-xi-a ngày nay.

–              Vương quốc Pa-gan: từ đầu Công nguyên đến cuối thế kỉ X, có nhiều quốc gia nhỏ xuât hiện trên đồng bằng các con sống ở Miến Đĩện. Giữa thế kỉ Xi, quốc giở Pa-gan ở miền Trung đã thống nhất lãnh thổ, mà đầu cho quá trình hình thành và phát triển của vương quÔQ Mi-an-ma.

–              Vương quốc Thái: trên đồng bằng sống Mê Nam, cư dân bản địa là người Môn. Thế kỉ XIII, một bộ phận người Thái đã di cư ồ ạt xụông phía nam lập nên những tiểu quốc.Thái..trên khu vực người Môn. Giữa thế kỉ XiV, các tiểu quốc miền Trung Thái thống nhất thành vương quốc Thái (đến năm 1767 đói thành nhà nước Xiêm, sau đó là Thái Lan).

–              Vương quốc Cam-pu-chia: hình thành từ thế kỉ V. Từ thế kỉ iX đến thế kỉ XV là thời kì phát triển nhất của vương quốc (thời kì Ăng-co huy hoàng).

–              Vương quốc Lào: từ thời cổ có người Lào Thơng sinh sống trên đất Lào, thế kỉ XIII người Thái di cư đến (gọi là người Lào Lùm) cùng sinh sống hòa hợp. Các bộ lạc Lào sống ở thượng lưu sông Mê Công. Đến năm 1353, Pa Ngừm (hay là Phía Pha) đã thống nhất các mường Lào, lên ngôi vua, đặt tên nước là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).

Câu 10. Trình bày nguyên nhân và biểu hiện của sự suy thoái các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Cho biết hậu quả của sự suy thoái đó.

Gợi ý làm bài

a) Nguyên nhân và biểu hiện của sự suy thoái các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

–              Nửa sau thế kỉ XVIII, Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái. Tuy nhiên, sự suy thoái diễn ra không đồng đều về mặt thời gian ở các quốc gia. Ở Cam-pu-chia, quá trình này bắt đầu sớm hơn, khoảng thế kỉ XIII, Cham-pa từ thế kỉ XV.

– Nguyên nhân sâu xa của tình trạng suy thoái bắt nguồn ngay trong lòng chế độ phong kiến ở mỗi quốc gia.

–              Kinh tế lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

– Chính trị: Chính quyền chuyên chế không chăm lo tới sự phát triển kinh tế đất nước 1 nhất là công việc thủy lợi, mà chỉ tiêu hao sức người, sức của vào những cụộc chiến trÁnh nhằm mà rộng lãnh thổ và quyền lực của mình.

–              Ghế độ phong kiến trở nên trì trệ, dần dần suy thoái, trái qua một quá trình mà mỗi vương triều đã tận dụng các tiềm năng trong xã hội của mình, nhưng lại không đủ sức thực hiện những đòi hỏi thay đói nền kinh tế i xã hội.

–              Trước thế kỉ XV, trong quá trình định hình các vương quốc, đã diễn ra tranh chấp để xác lập đường biên giới quốc gia và lãnh thổ tộc người. Sau đó, các vương quốc tiếp tục xung đột để khẳng định vị trí của mình trong khi bản thân nó đã suy thoái; nổi bật là các cuộc tranh chấp, chiến tranh giữa Lan Xang Ai útithayia i Miến Điện, giữa Aiútithayia  Cam-pu-chia

–              Mặt khác, mâu thuẫn xã hội trong mỗi quốc gia ngày càng trở nên gay gắt. Ở một số” nước, các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra. Ở một số” nước khác, các phe phái phong kiến luôn lao vào những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau, dẫn tới sự phân tán, cát cứ và xung đột.

–              Trong bối cảnh đó, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào Đông Nam Á đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực.

b) Hậu quá của sự suy thoái đó:

–              Kinh tế: bị lạc hậu, lỗi thời.

–              Chính trị: khủng hoấng, trì trệ.

–              Xã hội: xuất hiện nhiều mâu thuẫn gay gắt.

Các nước tư bản phương Tây nhòm ngó và xâm lược.

Câu 11. Trong thế kỉ XIII, biến động nào  châu Á có tác động mạnh mẽ đến các quốc gia ở Đông Nam Á đưỢc đề cập trong SGK Lịch sử lớp 10 nâng cao? Hãy nêu rõ tác động đó.

Gợi ý làm bài

*             Biến động ở châu Á có tác động mạnh mẽ đến các quốc gia Đông Nam Á:

–              Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông cổ được thành lập. Với một lực lượng quan đội hùng mạnh và hiếu chiến, vua Mông cổ liên tiếp đi xâm lược và thống trị nhiều nước ở châu Á, châu Âu. Sau khi xâm lược Trung Quốc, quan Mông cổ đã lập nên nhà Nguyên và tấn công xuống Đông Nam Á.

–              Ở Đông Nam Á, quan Nguyên đã ba lần tấn công Đại Việt, năm lần vào Mi-an-ma, đánh xuông Chamipa, Cam-pu-chia và Gia-va (In-do-ne-xi-a) trong suốt thế kỉ XIII.

*             Tác động:                    ,

–              Lan sóng xâm lăng của quan Nguyên xuông Đông Nam Á đã tạo nên những “xão trộn” nhất định trong khu vực.

–              Do bị dồn đẩy, một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sống Mê Công, đã di cư ồ ạt xuống phía nam, định CƯ ở lưu vực sống Mê Nam, lập nên Vương quốc Su-khô-thay và Aiútithayia. Năm 1349, quốc vương Aiúti thayia đem quan huy hiếp và bắt Su-khô-thay phái thần phục. Từ đó, Aiútithayi a trở thành một quốc gia thống nhất và đồng thời là một giai đoạn phát triển thịnh vƯỢng của chế độ phong kiến Thái, cho đến năm 1767 được đói thành nhà nước Xiêm.

–              Một bộ phận khác của người Thái đến ở vùng trung lưu sông Mê Công, hòa nhập với CƯ dân bản địa ở đây, lập nên Vương quốc Lan Xang năm 1353. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên đã thúc đẩy sự liên kết giữa các quốc gia và các tộc người trong mỗi quốc gia, đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển thịnh đạt trong nhiều thế kỉ sau đó.

–              Ở Đông Nam Á lục địa, ngoài quốc gia Đại Việt, Vương quốc Xiêm và Lan Xang, Mi-an-ma từ thế kỉ XVi cũng được thống nhất lại dưới Vương triều Tôn- gu và tiếp tục phát triển, trở thành một trong những vương quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á suốt hơn hai thế kỉ tiếp theo.

–             Ở In-do-ne-xi-a, sau chiến thắng quân Nguyên, Vương triều Mô-giô-pa-hít đã không ngừng lớn mạnh trong suốt ba thế kỉ (XIII i XVi) bao gồm hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc có “sản phẩm quý, đứng hàng thứ hai sau A-rập.

  • Như vậy, lan sóng xâm lăng của quân Nguyên đã thúc đẩy sự đoàn kết giữa các dân tộc trong cuộc khang chiến, dẫn đến sự ra đời của nhiều quốc gia, đặt cơ số cho sự phát triển thịnh đạt của Đông Nam Á.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

Check Also

nu sinh dien do guc hinh 2 310x165 - Câu hỏi ôn tập bài 36: Tình hình văn hóa- tư tưởng thế kỉ XVI- đầu thế kỉ XVIII - Lịch sử 10

Câu hỏi ôn tập bài 36: Tình hình văn hóa- tư tưởng thế kỉ XVI- đầu thế kỉ XVIII – Lịch sử 10

Câu 1. Trình bày tình hình văn hóa, tư tưởng ở nước ta thế kỉ …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *